Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Phải thay đổi thực sự về chất, bởi chúng tôi không có đường lùi

Thương trường
03/02/2016 09:30
Hoàng Thủy
aa
Trước thềm năm mới 2016, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam đã chia sẻ về giai đoạn quan trọng này của Tập đoàn.


Có thể nói, dấu ấn lớn nhất năm 2015 của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam là đã cơ bản hoàn thành Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2014-2015, vượt kế hoạch dự kiến 5 năm so với lộ trình ban đầu năm 2020 mới hoàn thành được tái cấu trúc.

Tái cơ cấu đã đem đến cho VNPT hình ảnh mới, không còn vẻ trì trệ, cũ kỹ
Tái cơ cấu đã đem đến cho VNPT hình ảnh mới, không còn vẻ trì trệ, cũ kỹ

Tái cơ cấu thành công hay không - không phải do chúng tôi tự nhận, mà do khách hàng đánh giá

* Sự ra đời và trưởng thành của VNPT có lịch sử 70 năm, gắn liền với chiều dài đất nước và sự phát triển của ngành bưu điện. Trong thời kỳ đổi mới, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) có đóng góp lớn, đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận như danh hiệu Anh hùng Lao động. Trong năm 2015 vừa qua cũng là năm kỷ niệm 20 năm thành lập Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Với mốc “20 năm” này, công cuộc tái cấu trúc có thể được xem là quá trình đổi mới đánh dấu bước ngoặt của VNPT không, thưa ông?

- Đúng là sau 20 năm kể từ khi thành lập Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông, sau này là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, VNPT lại thực hiện một cuộc thay đổi rất lớn. Nếu nhìn lại chặng đường 20 năm kể từ khi thành lập Tổng Công ty, thì có thể nói VNPT đã xây dựng hạ tầng viễn thông vững mạnh cho đất nước, là nền tảng thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, sau 20 năm, VNPT cũng đã bộc lộ nhiều dấu hiệu trì trệ. Từ nhà mạng có thị phần số 1, chiếm thị phần chủ đạo trong các dịch vụ then chốt, VNPT dần dần mất đi vị thế, thị phần giảm, đời sống người lao động có dấu hiệu đi xuống.

Bên cạnh đó, từ vị trí gần như độc quyền, khi hội nhập, mở cửa, VNPT đã bộc lộ những điểm yếu khi đối mặt với sự cạnh tranh từ các thành phần kinh tế khác.

Như vậy, bản chất của tái cơ cấu lần này chính là tự thân con người VNPT cảm thấy cần phải hành động để thay đổi. Khi mà vai trò chủ đạo của “quả đấm thép” trong phát triển hạ tầng giảm đi, mà bản chất dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin lại cạnh tranh mạnh mẽ và đòi hỏi sử dụng nguồn lực chất xám cao, nếu không thay đổi để nâng cao chính đời sống của người lao động thì Tập đoàn không thể nào phát triển được.

Tự thân con người VNPT, các đồng chí lãnh đạo VNPT cảm thấy phải thay đổi. Thay đổi để phát triển. Do vậy quyết định tái cơ cấu của Thủ tướng Chính phủ chính là dựa trên đề xuất của VNPT.

* Nhận thức rằng tái cơ cấu là một hướng đi tất yếu trong phát triển, vậy, thời gian qua VNPT đã thực hiện tái cơ cấu với phương châm hành động như thế nào, thưa ông?

- VNPT đã thực sự thực hiện tái cơ cấu rất mạnh mẽ. Chúng tôi tái cơ cấu không phải theo hướng hình thức, đối phó. VNPT thực sự tái cơ cấu hướng tới người thật việc thật, hướng tới khách hàng.

VNPT không tự tuyên bố “chúng tôi tái cơ cấu thành công rồi”, mà thành công hay không nằm ở sự nhìn nhận của khách hàng, của xã hội...

Tự thân VNPT thấy cần phải tiến hành đổi mới, và khi tự nhận thức cần phải làm thì chúng tôi phải làm quyết liệt, “máu lửa”, phải làm cho ra việc, cho đến nơi đến chốn, làm để phát triển, chứ không phải làm để hoàn thành quyết định của Chính phủ hay làm mang tính chất đối phó.

Đây là tính cách mạng, sự quyết tâm của VNPT trong tái cơ cấu nhằm đưa VNPT lên tầm cao mới.

Không có công nghệ, ta chẳng có gì mà đàm phán

Ông Phạm Đức Long - Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Ông Phạm Đức Long - Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

* Thưa ông, để thực hiện vai trò “quả đấm thép” của nền kinh tế và giành lại vị trí trong ngành viễn thông, VNPT sẽ phát triển trong giai đoạn mới trên những trụ cột chính nào?

- Đầu tiên, VNPT sở hữu hạ tầng rất mạnh. Đây là lợi thế mà VNPT có được sau thời gian dài đầu tư và phát triển. Với hạ tầng mạnh này, VNPT mong muốn được tiếp tục đầu tư, chia sẻ hạ tầng, làm sao sử dụng tốt nhất hạ tầng đất nước đã đầu tư để tránh lãng phí, chồng chéo, bởi nếu như tập trung nguồn lực, các doanh nghiệp cùng phát triển dùng chung hạ tầng hiện đại thì sẽ tốt hơn việc mạnh ai nấy làm.

Việc này, muốn thực hiện được, đòi hỏi sự vào cuộc của cơ quan nhà nước. Trụ cột thứ hai là dịch vụ chủ lực. Hiện mũi nhọn của VNPT là di động và băng rộng cố định.

Chúng tôi không đưa ra mục tiêu doanh thu số 1, thị phần số 1, tăng trưởng số 1, mà VNPT mong muốn năm 2016 trở thành nhà mạng được khách hàng đánh giá là nhà mạng có chất lượng mạng dịch vụ tốt nhất, nhà mạng có chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng tốt nhất.

Đây là đánh giá từ khách hàng chứ không phải từ góc độ chủ quan của nhà mạng. Vì thế, để đạt được, đòi hỏi nỗ lực lớn của toàn VNPT.

Trụ cột thứ ba, là sự chuyển dịch từ lĩnh vực viễn thông truyền thống sang công nghệ thông tin và giá trị gia tăng. Công nghệ thông tin là một thế mạnh của VNPT.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 36a về xây dựng Chính phủ điện tử. Với một thế mạnh hạ tầng băng rộng, siêu rộng tới xã, với với một đội ngũ kỹ thuật phủ tuyến huyện, xã, VNPT có được tiềm lực và với đội ngũ kỹ sư phần mềm đã sở hữu, quản lý và phát triển công nghệ thông tin của VNPT bao nhiêu năm qua đủ sức triển khai chuyển dịch sang Chính phủ điện tử tới tận chính quyền cấp xã, người dân.

Bên cạnh đó, hiện nay chúng tôi tập trung phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên các dịch vụ truyền thống như myTV hoặc các dịch vụ giá trị gia tăng mang tính hàm lượng xã hội cao như giáo dục, y tế…

Chúng tôi phát triển trên tinh thần hợp tác với các CP (nhà cung cấp nội dung số), nhưng vì khách hàng, chúng tôi sẽ quản lý rất chặt chẽ với CP.

Từ cuối năm 2015, các CP khi triển khai dịch vụ không tốt, tự kích hoạt, tự trả tiền thì VNPT đã có biện pháp xử lý chặt chẽ, từ ngưng dịch vụ 1 tuần, 1 tháng tới hủy hợp đồng.

Nếu việc ngưng dịch vụ ảnh hưởng tới khách hàng, chúng tôi sẵn sàng xin lỗi khách hành để hướng tới việc cung cấp dịch vụ đàng hoàng, còn hơn cung cấp cho khách hàng thứ dịch vụ mà khách hàng luôn phải kiểm soát túi tiền của mình xem có bị trừ oan hay không.

Trụ cột thứ tư là công nghệ công nghiệp. VNPT đã chuyển hướng sang phát triển công nghệ công nghiệp nghiệp đối với thiết bị đầu cuối. Hiện nay, đối với thiết bị đầu cuối cho băng rộng, VNPT sản xuất 100%.

Qua thực tiễn, chúng tôi thấy rằng người Việt Nam đủ sức làm tất cả những việc khi chúng ta có đầu tư một cách nghiêm túc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các thiết bị này.

Vấn đề là phải đầu tư vào khoa học công nghệ, làm thế nào hỗ trợ cho phát triển. Sau này chúng ta còn hướng đầu tư ra quốc tế, VNPT mong muốn song song việc phát triển dịch vụ ra quốc tế, đi kèm là chuyển giao công nghệ cho đối tác, đảm bảo tính bền vững trong hợp tác.

* Nói đến trụ cột thứ tư - trụ cột mới, thì có một điểm là Việt Nam đang là điểm đến của các hãng công nghệ. Nhiều hãng đã đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam và tới đây có thể còn nhiều hơn nữa khi chúng ta gia nhập AEC và TPP… Mình có nghĩ đến hướng hợp tác với họ cung cấp thiết bị không khi mà công nghiệp hỗ trợ của mình kém mà nhu cầu của họ thì lớn?

- Trụ cột thứ tư này có hai ý. Thứ nhất là năng lực người Việt. Người Việt thực sự có năng lực, vấn đề là chúng ta có đầu tư nghiêm túc cho công nghệ hay không và có thực sự nghiêm túc mong muốn triển khai công nghệ hay không?

Trước đây, VNPT đầu tư cho khoa học công nghệ ít, nhưng năm vừa rồi chúng tôi trích quỹ đầu tư gấp 17 lần những năm trước để đầu tư cho khoa học công nghệ, nghiên cứu để phát triển sản phẩm, vì công nghiệp quan trọng nhất là nghiên cứu ra sản phẩm đó.

Mong muốn của VNPT đi theo hướng từ sản xuất thiết bị đầu cuối đi lên công nghệ lõi vì lõi là vấn đề không dễ làm. Cũng có ý kiến rằng xã hội có rồi mình làm nữa làm gì, nhưng nếu không có cái đơn giản để có nền tảng công nghệ thì đến bao giờ ta mới có thể làm được cái phức tạp hơn.

Còn vấn đề triển khai. Qua quá trình dài, khi chúng ta đòi hỏi sự hợp tác, nhưng nếu bàn về hợp tác thì chúng ta có “vốn” gì trong tay để đàm phán? Nếu không có gì thì mình không hợp tác được. Còn khi mình bước tới một bước, đạt tới đủ hàm lượng công nghệ thì mới có lực để đàm phán, mới nói chuyện chuyển giao công nghệ được.

Không thay đổi tư duy, khó tạo ra đột phá

* Để các tập đoàn nhà nước thực sự đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế, theo ông, Chính phủ cần tạo không gian cho các tập đoàn phát triển trong giai đoạn mới như nào?

- Tôi nghĩ nên thay đổi về tư duy quản trị tập đoàn nhà nước. Các tập đoàn kinh tế nhà nước theo quy định vẫn giữ vai trò mũi nhọn, nhưng hãy quản trị nó như quản trị tập đoàn kinh tế tư nhân. Các chỉ tiêu quản trị rõ ràng hơn, và chỉ quản lý dựa trên các tiêu chí đó.

Ví dụ, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu phải bao nhiêu, tăng trưởng phải bao nhiêu, giống như đại hội cổ đông quyết định các chỉ tiêu ấy.

Nhà nước chỉ quản trị mục tiêu và yêu cầu doanh nghiệp chấp hành quy định của pháp luật như các thành phần kinh tế khác, chứ không phải cái gì cũng quản chặt nhưng quan trọng nhất là mục tiêu, kết quả lại không quản. Dựa trên mục tiêu đó, doanh nghiệp tự xây dựng cơ chế vận hành và tuân thủ tất cả các quy định.

* Như vậy, cần có sự phá rào lề thói cũ, thưa ông?

- Phải thay đổi tư duy về quản lý quản trị. Tôi ủng hộ quan điểm, hiện nay chủ trương cổ phần hóa, nhưng nếu Nhà nước giữ cổ phần hơn 50% thì vẫn còn rất ràng buộc, khó tạo sự đột phá.

Chẳng hạn, hiện nay tái cơ cấu doanh nghiệp đang quá quan tâm thoái vốn mà không đặt ra mục tiêu quản trị cho các doanh nghiệp này, dẫn đến tái cơ cấu xong rồi nhưng không thấy đột phá.

bài liên quan
Quý I/2024, kinh tế Việt Nam có xu hướng phục hồi tích cực

Quý I/2024, kinh tế Việt Nam có xu hướng phục hồi tích cực

Theo báo cáo, tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, cao hơn cùng kỳ từ 2020 và cao hơn kịch bản đề ra.
Tháo gỡ khó khăn về vốn

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai diễn biến tích cực đầu năm 2024

Kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai diễn biến tích cực đầu năm 2024

Ngày 5/3, lãnh đạo Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Đồng Nai đã chủ trì hội nghị giao ban kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024.
Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương phải kiên định, nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ vốn phục vụ nền kinh tế

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ vốn phục vụ nền kinh tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 18/CĐ-TTg ngày 5/3/2024 về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hôm nay (19/4),  Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Hôm nay (19/4), Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4.
“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

Đây là một trong nhiều ý kiến tâm huyết được các đại biểu đóng góp vào Hội thảo phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra mới đây.
Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã bầu ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Sở Nội vụ giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.