Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Nhà hàng được phép mở lại, các ông chủ làm gì để "hồi sinh"?

Covid-19 ở Việt Nam
14/10/2021 11:13
Hùng Tâm
aa
Nhà hàng, giải trí là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong 4 đợt dịch COVID-19 bùng phát, đòi hỏi các doanh nhân phải có một kịch bản “hồi sinh” sau “cơn bĩ cực” lần thứ 4 của đại dịch.


Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới các ngành nghề trong xã hội, trong đó phải kể đến loại hình kinh doanh dịch vụ nhà hàng, giải trí, khi phải dừng hoạt động để đảm bào phòng chống dịch. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp như “ngồi trên đống lửa” với các kịch bản, phương án vạch ra.

Một tín hiệu vui đối với các doanh nghiệp là từ ngày 14/10 TP Hà Nội cho phép mở lại hoạt động dịch vụ, trong đó nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (trừ các cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) được phép kinh doanh, phục vụ tại chỗ, không quá 50% chỗ ngồi; xe buýt, xe taxi được hoạt động... từ 6h ngày 14/10. Vậy, những doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chuẩn bị cho mình những phương sách nào để "hồi sinh" sau đại dịch Covid-19?

Doanh thu bằng 0

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại các tỉnh/TP và sự xuất hiện của biến thể Delta nguy hiểm hơn, thực sự là một đòn chí mạng làm cho các nhà hàng, giải trí vốn đã lao đao thực sự bị đốn gục. Câu hỏi đặt ra là kịch bản nào để cứu cánh cho các doanh nghiệp?

dsc_0843851597

Karaoke Monaco KTV nằm trong chuỗi nhà hàng của anh Trần Anh Tuấn (Hà Nội) cũng chịu thiệt hại nặng nề sau đại dịch COVID-19. Ảnh tư liệu

Đợt dịch thứ 4 bùng phát vào tháng 4 - thời điểm các nhà hàng, nơi giải trí bước vào mùa cao điểm đã khiến dịch vụ này một lần nữa lao đao và thực sự tụt dốc khi các chỉ số tăng trưởng chạm đáy, gần như bằng 0. Hiện tại, sau hơn 5 tháng từ khi đại dịch COVID-19 lần thứ 4 xuất hiện, nhiều nhà hàng nguội lạnh, phải đóng cửa chống dịch, hay không đủ doanh thu; Doanh nghiệp xin rút giấy phép kinh doanh... tạo nên thực trạng u ám, đáng báo động.

Anh Trần Anh Tuấn - chủ 4 nhà hàng lớn tại khu vực Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Đợt dịch thứ 4 gây gây thiệt hại nặng nề, không từ nào có thể diễn tả được cho doanh nghiệp của tôi. Từ 3 đợt dịch trước, doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng, chưa kịp phục hồi thì đã bị đóng cửa và đợt dịch thứ 4 lại giáng 1 quả tạ nặng khó đỡ khiến chúng tôi thêm lao đao. Khó khăn chồng chất khó khăn, doanh nghiệp không có điều kiện hỗ trợ bất kỳ khoản phí nào cho nhân viên trong thời gian dài. Vậy nên, tôi đã cho nhân viên nghỉ việc hoàn toàn vì công ty không áp dụng dịch vụ bán hàng online. Chỉ có bộ phận nòng cốt của công ty được hỗ trợ chi phí”.

Doanh nghiệp của anh Trần Anh Tuấn nhận được hỗ trợ 3 triệu đồng trong gói hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế. Theo anh Tuấn, điều kiện cơ bản để doanh nghiệp phục hồi lại được thì Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ liên quan đến thuế, lãi suất ngân hàng đầu tư... để tạo cho doanh nghiệp tâm lý ổn định phát triển kinh tế.

launam

Nhà hàng lẩu nấm Hoàng Phố của anh Trần Anh Tuấn vắng bóng khách, nhưng sự kỳ vọng vào chính sách bao phủ vaccine và sự tuân thủ nghiêm 5K, ý thức phòng dịch của người dân sẽ là động lực để doanh nghiệp kinh doanh trở lại.

Cũng là doanh nghiệp điêu đứng do COVID-19 hoành hành, anh Nguyễn Thành Trung - nhà hàng Kim Long Garden (quận Long Biên, Hà Nội) cho biết: Dịch COVID-19 khiến các ngành, nghề rơi vào tình trạng khủng hoảng, trong đó có ngành giải trí và du lịch. Tại Hà Nội, tất cả các chuỗi nhà hàng, khách sạn, quán bar, karaoke... phải tạm thời dừng hoạt động. Đối với các doanh nghiệp nói chung và ngành nhà hàng nói riêng, đây là một vấn đề mà khiến các chủ đầu tư khá đau đầu vì riêng ngành nhà hàng, doanh thu phụ thuộc hoàn toàn vào khách hàng đem lại.

Trong hoàn cảnh không có doanh thu nhưng vẫn phải duy trì để đảm bảo hoạt động của nhà hàng sau này, chủ đầu tư đã phải tự bỏ ra chi phí rất lớn để thực hiện hóa điều đó nên đã có không ít nhà hàng đã phải đóng cửa, sang nhượng lại cửa hàng vì không đủ tiền trả lương cho nhân viên, tiền sinh hoạt, tiền thuế...

Từ góc độ chiến lược, theo anh Thành Trung, doanh nghiệp lúc này thay vì gồng mình chống đỡ bệnh dịch thì cần có các biện pháp để sống chung an toàn và thích nghi với dịch bằng cách tuân thủ quy trình 5k. Đối với nhà hàng, phải kiểm soát kỹ lưỡng hơn trong việc khai báo y tế khi đến nơi làm việc, đảm bảo 100% nhân viên và khách hàng ở tại nhà hàng đã tiêm vắc xin phòng COVID-19.

nha-hang-kim-long-garden-2a

Với tổng quy mô lên đến 1.000 khách, Kim Long Garden được chia thành nhiều khu vực: sảnh tiệc lớn, phòng riêng (nhà thủy tạ), không gian ngoài trời

Đối với nhà hàng Kim Long Garden, hiện tại, nhà hàng đang áp dụng chính sách “chỉ bán mang về” để đảm bảo nguy cơ tiềm ẩn của dịch bệnh. Ngoài ra, nhà hàng cũng cắt giảm số lượng nhân viên phục vụ tại cơ sở nhà hàng, từ đó đẩy mạnh các phương pháp bán hàng online, phát huy hiệu quả chống dịch và thuận tiện hơn cho khách hàng.

Nhiều doanh nghiệp khẳng định, đảm bảo kế hoạch thích ứng và duy trì hoạt động, xem xét lại chiến lược cũng như mô hình kinh doanh và xác định vị thế thị trường là những điều doanh nghiệp cần ưu tiên để phát triển trong dài hạn.

Chủ đầu tư lên kịch bản để “hồi sinh”?

Trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19 chưa có hồi kết, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng, giải trí cần phải có sự “xoay chuyển” liên tục trong định hướng chiến lược cũng như phương thức thực thi các chiến lược đó.

Hy vọng vào sự hồi sinh khi dịch bệnh được khống chế theo kiểu “công tắc điện”, nghĩa là hết dịch thì mở, có dịch thì đóng như các đợt trước là điều vô cùng khó khăn, thậm chí không tưởng. Các chuyên gia đã khẳng định, chúng ta phải xây dựng kịch bản sống chung với COVID-19.

Ở thời điểm hiện tại, các ca mắc COVID-19 ở trong nước có chiều hướng đi xuống, vì thế, các chủ đầu từ cần bám sát thực tiễn để dự báo các kịch bản, đề ra các kế hoạch thực sự hiệu quả nhằm phục hồi nền kinh tế.

dsc_0882755112

Doanh nghiệp vừa và nhỏ gồng mình để tiếp tục kinh doanh sau dịch Covid-19. Ảnh tư liệu

Từ 6h ngày 14/10, Hà Nội cho phép các cơ sở kinh doanh ăn uống tại chỗ (trừ quán bia, rượu) và chuỗi nhà hàng của anh Trần Anh Tuấn kinh doanh các hoạt động liên quan đến club, karraoke, nên không được phép mở cửa trở lại trong đợt này. Anh Tuấn cho rằng, dù hiện tại hay thời gian tới nhà hàng hoạt động trở lại cũng sẽ gặp khó khăn liên quan đến thị trường, chi tiêu khách hàng sẽ giảm sút rất nhiều. Việc kinh doanh sẽ có định hướng, xây dựng lại các sản phẩm mới, cắt giảm các khoản chi phí như nhân sự để nâng cao hiệu suất làm việc.

Cho rằng, thời gian tới, lượng chi tiêu giảm sút nhiều nên anh Tuấn sẽ có phương án thích ứng, bằng cách xây dựng chiến lược giá mới, đưa ra chương trình hỗ trợ khách hàng như giảm giá, tặng quà... để khách hàng nhận ưu đãi.

Trước những khó khăn sau đại dịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng, giải trí chắc chắn sẽ phải đi những bước đi thận trọng, thậm chí không màng tới lợi nhuận để hút khách. Bài toán giảm chi phí giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng là một trong những giải pháp kích cầu hàng đầu để du lịch “hồi sinh”.

Ngành kinh doanh nhà hàng là một trong những ngành nghề “nhạy cảm” trong mùa dịch, vậy nên để đảm bảo việc duy trì hoạt động dài hạn sau này thì cần có sự xoay chuyển liên tục trong chiến lược kinh doanh. Đẩy mạnh phát triển các phần mềm bán hàng và ứng dụng giao hàng và phục vụ tại chỗ sẽ là mấu chốt để chuyển đổi trong giai đoạn lâu dài .

Cũng hy vọng vào sự phát triển của doanh nghiệp, nhà hàng Kim Long Garden sẽ tiếp tục công việc kinh doanh theo mô hình vừa kinh doanh vừa chống dịch. Nhà hàng sẽ tuyển dụng part time làm việc theo thời gian, thời vụ nhiều hơn nhằm tạo sự linh hoạt và tiết kiệm chi phí.

nha-hang-kim-long-garden-duong-de-vang-quan-long-bien-6

Nhà hàng Kim Long Garden sẽ tạo sự linh hoạt và tiết kiệm chi phí. Ảnh tư liệu trước khi dịch Covid-19 bùng phát.

Qua những thử thách trong đại dịch, các doanh nhân đã rút ra được những bài học đắt giá. Đó là sự nhanh nhạy, thích ứng với môi trường luôn luôn biến đổi, tránh bị phụ thuộc vào bất kỳ một thị trường khách nào.

Dẫu biết rằng tương lai phía trước của ngành kinh doanh dịch vụ nhà hàng, giải trí vẫn còn rất mù mịt vì đại dịch COVID-19 chưa biết bao giờ mới chấm dứt, thế nhưng những người làm trong nghề này vẫn giữ niềm tin, nuôi hy vọng về những gam màu tươi sáng hơn.

Khoảng lặng giữa dịch bệnh hiện nay, những mất mát của ngành lúc này là thách thức nhưng cũng chính là cơ hội để chủ đầu tư nhìn lại mình, chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho bản thân để đón đầu sự trở lại mới.

Trong bối cảnh dịch vẫn hoành hành, việc đồng bộ hóa các giải pháp với nội dung thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn là cần thiết không chỉ cho doanh nghiệp, mà còn cho người lao đông, cũng như toàn bộ đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương và cả Quốc gia.

Những quyết sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giúp doanh nghiệp củng cố niềm tin và có động lực mạnh mẽ hơn nhằm khắc phục thiệt hại, vực dậy sản xuất kinh doanh, đồng hành cùng Chính phủ trong thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”.

bài liên quan
Đổi vỏ hộp sữa lấy quà tặng tại triển lãm Vietnam Dairy 2024

Đổi vỏ hộp sữa lấy quà tặng tại triển lãm Vietnam Dairy 2024

Vietnam Dairy là triển lãm quốc tế chuyên ngành sữa và sản phẩm sữa duy nhất do Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA) chủ trì và tổ chức định kỳ 2 năm một lần tại Việt Nam.
TP.HCM tiếp tục phát hiện vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

TP.HCM tiếp tục phát hiện vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường TP.HCM, trong tuần qua đơn vị này đã tiếp tục tăng cường kiểm tra một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng và phát hiện vẫn còn vi phạm.
TP.HCM: Phát hiện các doanh nghiệp kinh doanh vàng không rõ nguồn gốc

TP.HCM: Phát hiện các doanh nghiệp kinh doanh vàng không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết, qua kiểm tra đột xuất các doanh nghiệp kinh doanh vàng trên địa bàn, đơn vị phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, nghi giả mạo nhãn hiệu.
Doanh nghiệp thu hơn 140 tỉ đồng ở Ngày hội Du lịch TP.HCM

Doanh nghiệp thu hơn 140 tỉ đồng ở Ngày hội Du lịch TP.HCM

Theo báo cáo nhanh từ các doanh nghiệp du lịch, doanh thu bán hàng qua 4 ngày hoạt động tại Ngày hội Du lịch TP.HCM ước đạt được hơn 140 tỉ đồng.
Ngày hội Du lịch TP.HCM diễn ra từ 4-7/4 tại Công viên 23/9

Ngày hội Du lịch TP.HCM diễn ra từ 4-7/4 tại Công viên 23/9

Sáng 26/3, Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch TP.HCM tổ chức họp báo thông tin về Ngày hội Du lịch TP.HCM lần thứ 20 năm 2024.
Mới nhất
Đọc nhiều
TP.HCM: Cơ sở chăm sóc da 3 lần bị xử phạt vì “lấn sân” phẫu thuật thẩm mỹ

TP.HCM: Cơ sở chăm sóc da 3 lần bị xử phạt vì “lấn sân” phẫu thuật thẩm mỹ

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết, đơn vị vừa phát hiện một hộ kinh doanh về chăm sóc da trên địa bàn Quận 7 ba lần bị xử phạt do lấn sân sang phẫu thuật thẩm mỹ, liên tục đổi địa bàn hoạt động.
Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Tây Bắc là một vùng đất xinh đẹp, thơ mộng với những bản làng dân tộc thiểu số mang đậm bản sắc văn hóa.
Khởi động mùa du lịch biển, lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh

Khởi động mùa du lịch biển, lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh

Thông tin được đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2024 do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức.
Tin bài khác
Tạm dừng yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 với khách nhập cảnh

Tạm dừng yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 với khách nhập cảnh

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Công điện số 416/CĐ-TTg ngày 13/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Ngày 5/3 Hà Nội ghi nhận 25.013 ca bệnh mắc Covid-19

Ngày 5/3 Hà Nội ghi nhận 25.013 ca bệnh mắc Covid-19

Số ca mắc mới từ 18h ngày 4/3/2022 đến 18h ngày 5/3/2022, Hà Nội ghi nhận 25.013 ca bệnh (9.407 ca cộng đồng; 15.606 ca đã cách ly). Bệnh nhân phân bố tại 541 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Hà Tĩnh: Cách ly y tế tạm thời 140 hộ dân để khống chế dịch Covid-19

Hà Tĩnh: Cách ly y tế tạm thời 140 hộ dân để khống chế dịch Covid-19

Chủ tịch UBND huyện Can Lộc đã ra quyết định phong tỏa tạm thời cụm dân cư số 2 gồm 140 hộ và 700 nhân khẩu để phòng chống dịch.
Tỉnh Hòa Bình ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới trong ngày tăng đột biến

Tỉnh Hòa Bình ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới trong ngày tăng đột biến

Ngày 08/02, thông tin từ CDC tỉnh Hòa Bình, trên địa bàn ghi nhận 944 ca dương tính mới với SARS-CoV-2. Trong đó có 663 ca nhiễm trong cộng đồng.
Tối 29/01, Nghệ An phát hiện 136/245 ca nhiễm covid-19 không có triệu chứng

Tối 29/01, Nghệ An phát hiện 136/245 ca nhiễm covid-19 không có triệu chứng

Các lực lượng chức năng đã phát hiện 245 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 136 ca không có triệu chứng.
Kích hoạt lại hoạt động các tổ Covid-19 cộng đồng

Kích hoạt lại hoạt động các tổ Covid-19 cộng đồng

Tỉnh Nghệ An yêu cầu các địa phương kích hoạt, "hâm nóng" lại hoạt động các tổ Covid-19 cộng đồng, tổ tự quản phòng chống Covid-19...
Ngày 23/01, Nghệ An phát hiện 387 ca nhiễm Covid-19

Ngày 23/01, Nghệ An phát hiện 387 ca nhiễm Covid-19

Trong số 387 ca nhiễm Covid-19 mới được phát hiện tại Nghệ An, có tới 197 ca trong cộng đồng. Tập trung chủ yếu ở Nghi Lộc, Thanh Chương và TP Vinh.
Hàng loạt F0 là nhân viên của nhiều quán karaoke hoạt động chui

Hàng loạt F0 là nhân viên của nhiều quán karaoke hoạt động chui

Hàng loạt F0 được xác định là nhân viên các quán Karaoke, mặc dù những dịch vụ này vẫn chưa được phép hoạt động.
Hòa Bình ghi nhận 232 ca mắc Covid-19 mới trong ngày

Hòa Bình ghi nhận 232 ca mắc Covid-19 mới trong ngày

Theo CDC Hòa Bình, ngày 15/01, tỉnh có 232 ca dương tính mới với SARS-CoV-2, là số ca dương tính cao nhất từng được ghi nhận trong một ngày trên địa bàn.
Chiều 11/01, Nghệ An phát hiện số ca nhiễm Covid-19 mới cao kỷ lục

Chiều 11/01, Nghệ An phát hiện số ca nhiễm Covid-19 mới cao kỷ lục

Chỉ trong 12 giờ, CDC Nghệ An phát hiện thêm 111 ca nhiễm Covid-19 mới trên địa bàn. Đây là số ca nhiễm cao kỷ lục trên địa bàn tỉnh này.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.