Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Kinh tế tuần hoàn: Chìa khóa mở “cánh cửa” phát triển bền vững

Thương trường
03/09/2020 19:00
Đ.T
aa
Các mô hình kinh tế truyền thống (tuyến tính) đã tạo ra khối lượng hàng hóa khổng lồ phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại suốt nhiều thập kỷ qua nhưng cũng đem đến sự ô nhiễm, cạn kiệt; thì mô hình kinh tế tuần hoàn lại đang là “ngọn gió mới” mang theo sự kỳ vọng phát triển bền vững cho nhân loại hôm nay và mai sau.


Anh304.

Chìa khóa của sự bền vững

Kinh tế tuần hoàn là một khái niệm còn khá mới mẻ với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bấy lâu nay nền kinh tế toàn cầu vẫn đang được điều hành bởi mô hình kinh tế truyền thống - chủ yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để chế biến, sản xuất hàng hóa. Mặc dù đã đem lại sự phồn thịnh cho kinh tế toàn thế giới trong nhiều thế kỷ qua, tuy nhiên, kinh tế truyền thống đã khiến các nguồn tài nguyên dần cạn kiệt, đồng thời tạo ra một lượng phế thải khổng lồ, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiều hệ lụy cho tương lai.

TS. Nguyễn Tấn Vinh - Phó giám đốc Học viện Chính trị khu vực II cho biết: nền kinh tế truyền thống trước đây được vận hành theo mô hình kinh tế tuyến tính (đường thẳng). Mô hình kinh tế tuyến tính đã khuyến khích các nhà sản xuất khai thác tài nguyên thiên nhiên ngày càng nhiều để đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc tàn phá và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; đồng thời, rác thải không được tái sử dụng, tái sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Việt Nam cũng là quốc gia tận dụng được những ưu thế của mô hình kinh tế tuyến tính. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với một số vấn đề như rác thải nhựa, biến đổi khí hậu, các vấn đề về xã hội (mất việc làm, bất bình đẳng vùng miền, thu nhập, nghèo đói, an ninh trật tự...), an ninh lương thực. Trước thực trạng đó, nhiều mô hình kinh tế mới hướng đến sự phát triển bền vững đã ra đời, nổi bật trong đó là kinh tế tuần hoàn.

Trong chương trình nghị sự tại Brussels, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu - Ursula von der Leyen đã tuyên bố: “Một nền kinh tế tuần hoàn sẽ giúp chúng ta bớt đi sự phụ thuộc và tăng cường khả năng phục hồi”.

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng: Để giải quyết nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường, chúng ta cần phải thay đổi cách tiếp cận chuyển đổi từ các mô hình "kinh tế truyền thống" sang "kinh tế tuần hoàn".

Kinh tế tuần hoàn là gì?

Theo định nghĩa của các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế tuần hoàn chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống “khai thác - sản xuất - tiêu hủy” sang mô hình tái sử dụng có mục đích. Mục tiêu là giữ lại càng nhiều giá trị càng tốt từ các nguồn lực, sản phẩm, thành phẩm và vật liệu nhằm kiến tạo một hệ thống cho phép tái sử dụng, tân trang, tái sản xuất và tái chế lâu dài, tối ưu.

Nói cách khác, kinh tế tuần hoàn là một xu hướng phát triển bền vững đạt được cả 2 mục tiêu, ứng phó với sự cạn kiệt của tài nguyên đầu vào và tình trạng ô nhiễm môi trường trong phát triển ở đầu ra.

Ở cấp độ thấp, kinh tế tuần hoàn tập trung vào quá trình sản xuất của các doanh nghiệp và các mặt hàng nông sản, các nhà sản xuất được khuyến khích và yêu cầu áp dụng các phương pháp sản xuất sạch hơn và thiết kế sinh thái.

Ở cấp độ cao, cấp độ doanh nghiệp, toàn bộ các công đoạn của quá trình sản xuất đều được thiết kế và không có chất thải đưa ra môi trường. Chất thải đều được giảm thiểu tối đa, tái sử dụng và tái chế.

Sự khác nhau giữa mô hình kinh tế cũ (kinh tế tuyến tính) và mô hình kinh tế tuần hoàn.

Việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là một cơ hội lớn để phát triển nhanh và bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường mà còn giúp ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, cách tiếp cận này không chỉ là những điều chỉnh nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của nền kinh tế truyền thống, mà còn là một sự thay đổi hệ thống tạo ra khả năng phục hồi lâu dài, cơ hội kinh doanh cũng như mang lại những lợi ích môi trường và xã hội.

Thực tế, trên thế giới, những tập đoàn hàng đầu đã bắt đầu hoạt động theo mô hình tuần hoàn. Thí dụ, IKEA cam kết ứng dụng hoàn toàn mô hình kinh tế tuần hoàn vào năm 2030, Lego hướng đến dùng nhựa thực vật, Carlsberg cải thiện giải pháp đóng gói giảm dùng nhựa. Hay như, Schneider Electric (Pháp), các hoạt động kinh tế tuần hoàn chiếm 12% doanh thu và dự kiến tiết kiệm 100 nghìn tấn tài nguyên giai đoạn 2018 - 2020.

Hiệu quả từ những “cánh én” đầu tiên

Xác định tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn, thời gian qua, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, trong đó có đề cập đến chính sách khuyến khích áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, tiêu dùng hướng đến mô hình kinh doanh, kinh tế phi phát thải tầm nhìn đến 2030, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tiên phong sản xuất xanh, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.

Do còn nhiều khó khăn, thách thức nên số lượng các doanh nghiệp tập trung đầu tư chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam chưa nhiều, tuy nhiên những “cánh én” đầu tiên chuyển đổi, áp dụng mô hình mới này đã có những kết quả khả quan.

Sớm có những định hướng kinh tế tuần hoàn, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã có chiến lược đầu tư và thu lại những kết quả kinh doanh ổn định và liên tục mở rộng ra thế giới trong năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020 – khi mà đại dịch Covid-19 đang khiến nền kinh tế lao đao.

Để chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn, Vinamilk đã xây dựng 3 định hướng chính trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa:

Thứ nhất, giảm và sử dụng tối ưu lượng vật liệu sử dụng trong sản xuất bằng việc giảm lượng muỗng nhựa trong thùng sản phẩm, giảm ống hút sử dụng, giảm màng co, kéo dán nắp.... Nghiên cứu các bao bì có thể mở và uống trực tiếp mà không cần ống hút, đồng thời loại bỏ lớp nhãn nhựa bọc trên nắp của chai nước.

Thứ hai, nâng cấp và thay thế vật liệu thô bằng các vật liệu thân thiện với môi trường bằng cách nghiên cứu ứng dụng các vật liệu nhựa có khả năng phân hủy vi sinh toàn toàn ở điều kiện ủ thông thường. Nghiên cứu ứng dụng các vật liệu thay thế nhựa thông thường ví dụ vật liệu có khả năng tái tạo như giấy; gỗ; vật liệu nhựa từ tinh bột. Từ năm 2019, Vinamilk đã khuyến khích người tiêu dùng sử dụng túi vải, túi môi trường và túi nilon sinh học tự hủy.

Thứ ba, tăng cường tái sử dụng, tái chế bằng việc sử dụng bao bì giấy có thể tái chế toàn bộ và được chứng nhận FSC - chứng nhận sản phẩm mang lại lợi ích về môi trường, kinh tế và xã hội. Đồng thời, có các giải pháp thu gom và tái chế bao bì phù hợp.

Đối với hoạt động của các trang trại bò sữa, nhà máy, Vinamilk đã sớm xây dựng vòng tuần hòa xanh trong nông nghiệp và sản xuất sạch như: ứng dụng năng lượng tái tạo biomass tại các nhà máy; xây dựng vòng tuần hoàn nước, đất trong sản xuất; chăn nuôi hữu cơ, canh tác nông nghiệp theo công nghệ Nhật Bản; sử dụng năng lượng mặt trời, đèn chiếu sáng tiết kiệm điện năng; ứng dụng công nghệ 4.0 để quản trị và sử dụng hợp lý nguồn năng lượng và tài nguyên trong sản xuất và chăn nuôi…

Các báo cáo phát triển bền vững định kỳ cho thấy các trang trại Vinamilk đã áp dụng hiệu quả hàng loạt công nghệ cao trong phát triển bền vững như: 94% năng lượng sử dụng của các nhà máy là năng lượng tái tạo, 100% trang trại đầu tư công nghệ xử lý chất thải theo công nghệ yếm khí Biogas, biến chất thải thành tài nguyên; 100% nước thải đầu ra được xử lý và tái sử dụng...

Mô hình chăn nuôi bò sữa hữu cơ tại trang trại của Vinamilk rất an toàn với nhiều “điểm không”: Không hóa chất trong thức ăn và thức uống của gia súc; Không sử dụng thuốc trừ sâu bọ, không dùng hóa chất để bón trên cánh đồng thức ăn thô xanh; Không được nuôi lớn đàn bò bằng kích thích tố tăng trưởng nhân tạo...

Từ định hướng cho đến cách thức thực hiện những bước đi thực tiễn của Vinamilk có thể thấy rằng mô hình kinh tế tuần hoàn không chỉ thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh mà còn tạo nên những giá trị cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển bền vững, góp phần tạo nên những thành công ở bất kỳ thời điểm nào. Đây cũng là sự khích lệ lớn cho những doanh nghiệp dám nghĩ, dám làm, tiên phong trong sứ mệnh tạo nên những giá trị bền vững.

bài liên quan
12 tập thể tiêu biểu nhận giải thưởng Hồ Hảo Hớn 2024

12 tập thể tiêu biểu nhận giải thưởng Hồ Hảo Hớn 2024

Tối 22/3, 12 giải thưởng Hồ Hảo Hớn năm 2024 đã được trao tại lễ kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024) tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM.
Công an tỉnh Cao Bằng phối hợp với Công an Phú Thọ giải cứu thành công 2 thiếu nữ ra khỏi quán karaoke

Công an tỉnh Cao Bằng phối hợp với Công an Phú Thọ giải cứu thành công 2 thiếu nữ ra khỏi quán karaoke

Đại tá Vũ Hồng Quang, Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Cao Bằng vừa phối hợp với Công an huyện Phù Ninh, Phú Thọ giải cứu thành công hai thiếu nữ 15 tuổi và 17 tuổi ra khỏi quán karaoke tại TP Từ Sơn, Bắc Ninh.
Tháo gỡ khó khăn về vốn

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai diễn biến tích cực đầu năm 2024

Kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai diễn biến tích cực đầu năm 2024

Ngày 5/3, lãnh đạo Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Đồng Nai đã chủ trì hội nghị giao ban kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024.
Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương phải kiên định, nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ vốn phục vụ nền kinh tế

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ vốn phục vụ nền kinh tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 18/CĐ-TTg ngày 5/3/2024 về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.
Mới nhất
Đọc nhiều
Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá xăng RON95 tăng 530 đồng/lít, giá bán là 24.810 đồng/lít, giá dầu diesel được điều chỉnh giảm 320 đồng/lít, giá bán là 20.690 đồng/lít.
Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Chiều ngày 27/03/2024, Đại tá Phạm Hải Đăng – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã chủ trì hội nghị Giao ban Cơ quan CSĐT Quý I năm 2024.
Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Ngày 02/04 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 1000 chiến binh toàn quốc.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY