Hà Nội 28 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 25 °C
  • Hà Nội Hà Nội 28°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 25°C

Đồng tiền kỹ thuật số: Xu hướng và chính sách quản lý

Thương trường
28/10/2020 11:20
Nguyễn Nhâm
aa
Việt Nam cần theo dõi, nghiên cứu, đánh giá tác động của đồng tiền kỹ thuật số để có thể xác định phương án xử lý và thái độ phù hợp.


Việc thử nghiệm đồng Nhân dân tệ (NDT) điện tử của Trung Quốc, đồng EUR kỹ thuật số của châu Âu và đồng tiền kỹ thuật số của nhiều quốc gia khác được đánh giá là bước tiến mới trong chiến lược phát triển thanh toán không tiếp xúc. Động thái này thu hút sự quan tâm của dư luận và có thể mở ra hướng nghiên cứu cho Việt Nam về tiền kỹ thuật số trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Từ xu hướng phát hành…

Những năm gần đây, việc nghiên cứu, thử nghiệm phát hành đồng tiền kỹ thuật số trở thành xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Trung Quốc, đồng NDT điện tử do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) phát hành và đã tiến hành thử nghiệm từ đầu tháng 5/2020. Cho đến nay, PBOC phát hành 10 triệu NDT điện tử (tương đương 2 triệu USD) cho 50.000 người tiêu dùng được lựa chọn ngẫu nhiên.

Không chỉ ở Trung Quốc, từ ngày 12/10, NHTW châu Âu (ECB) đã khởi động quá trình tham vấn ý kiến của người dân về đồng EUR kỹ thuật số trong vòng 3 tháng. Sau đó, sẽ thực hiện một loạt thử nghiệm với đồng EUR kỹ thuật số trong 6 tháng tới.

Anh207.

Trụ sở ECB tại Frankfurt, Đức. (Ảnh AFP/TTXVN)

Động thái này nhận được sự ủng hộ của nhiều nước châu Âu. Hiệp hội ngân hàng Italia (ABI) cho biết đã sẵn sàng để bắt đầu hỗ trợ cho việc triển khai đồng EUR kỹ thuật số từ ECB. Trước đó, cuối năm 2019, Pháp đã kêu gọi các dự án nhằm phát triển một đồng tiền số của EU từ năm 2020.

Tại Thụy Điển, vào tháng 2, NHTW nước này đã công bố khởi động một dự án thử nghiệm kéo dài 1 năm cho e-krona được đề xuất. NHTW Na Uy đã thành lập các nhóm làm việc để xem xét việc thiết kế một loại tiền kỹ thuật số quốc gia. Ngân hàng Norges cho biết đánh giá của họ đang bước vào “giai đoạn thứ ba”. Trong khi đó, nước Anh lại ưu tiên xây dựng đồng tiêng kỹ thuật số của riêng quốc gia hơn việc tham gia vào đồng tiền kỹ thuật số của EU.

Nhiều quốc gia châu Á cũng đang nghiên cứu và khởi động thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số. NHTW Hàn Quốc đã khởi động một chương trình thử nghiệm để đánh giá tiền kỹ thuật số của NHTW, mặc dù chưa có kế hoạch ngay lập tức cho việc ra mắt chính thức. NHTW Nhật Bản cho biết sẽ bắt đầu thử nghiệm vào năm 2021 về cách vận hành đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình.

NHTW Philippines (BSP) đã thành lập một ủy ban đặc trách để nghiên cứu tính khả thi, đánh giá tác động chính sách từ việc phát hành đồng nội tệ kĩ thuật số. Campuchia cũng có một cuộc thử nghiệm thí điểm của dự án, với các tổ chức tài chính tham gia để kiểm tra tính khả thi của cách tiếp cận và xác định các vấn đề tiềm ẩn trước khi chính thức triển khai.

Tại Trung Đông, Saudi Arabia đã và đang nghiên cứu tiềm năng của một loại tiền kỹ thuật số gọi là “Aber” có thể được sử dụng trong các cuộc thanh toán tài chính giữa nước nước này với Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan yêu cầu phải kết thúc việc phát triển tiền kỹ thuật số của nước này vào cuối năm 2020, như một phần trong lộ trình kinh tế 2019-2023 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngân hàng Dự trữ Nam Phi đã xem xét khả năng giới thiệu một loại tiền kỹ thuật số quốc gia, từ tháng 5/2019 đã yêu cầu các nhà cung cấp giải pháp tiềm năng, bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia một dự án khả thi cho một loại tiền kỹ thuật số do NHTW phát hành. Chủ tịch NHTW Brazil cho biết, quốc gia này có thể sẵn sàng cho một loại tiền kỹ thuật số vào năm 2022.

Tuy nhiên, một số quốc gia đang thận trọng xem xét thử nghiệm và phát hành tiền kỹ thuật số như Mexico, Ấn Độ, Thụy Sĩ… NHTW Đức khuyến cáo EU nên kiềm chế việc tung ra đồng EUR kỹ thuật số. Một số quốc gia chưa ủng hộ thử nghiệm và phát hành tiền kỹ thuật số (Nga, Mỹ…).

Đến chính sách quản lý…

Các chuyên gia tài chính cho rằng, trong điều kiện đồng tiền kỹ thuật số phát triển, yêu cầu thay đổi trên góc độ quản lý sẽ đặt ra cấp thiết với các cơ quan quản lý tiền tệ quốc gia, chủ yếu là NHTW. Thay vì những quyết định “không công nhận”, các NHTW cần nghiên cứu, đánh giá để có thể quản lý tiền kỹ thuật số khi lưu hành rộng rãi.

Trước hết, trong điều kiện kinh tế phẳng, rất khó để một quốc gia đi ngược được xu hướng hay cấm hoàn toàn tiền kỹ thuật số. Do đó, cần thay đổi theo hướng tích cực, cởi mở, linh hoạt, chủ động trong ứng xử với tiền kỹ thuật số.

Hai là, nghiên cứu, phân biệt rõ ràng sự giống và khác nhau giữa tiền kỹ thuật số với tiền điện tử, tiền ảo, tiền mã hóa để có chính sách quản lý phù hợp. Đồng thời, đánh giá, dự báo được những lợi ích và rủi ro của tiền kỹ thuật số trong điều kiện của mỗi quốc gia.

Ba là, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cần đáp ứng yêu cầu cao hơn về bảo mật thông tin và an ninh mạng; bảo đảm sự ổn định hệ thống tài chính, kiểm soát phòng ngừa rủi ro. Đối với các ngân hàng, NHTW có hệ thống các quy định chặt chẽ về an toàn hoạt động, quản trị rủi ro, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi. Đối với các tổ chức phi ngân hàng, NHTW có các quy định về cấp phép, về giám sát, thực hiện ký quỹ tại hệ thống ngân hàng…

Bốn là, đặc điểm của tiền kỹ thuật số là không biên giới, vì vậy, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý, nghiên cứu phát hành tiền kỹ thuật số. Hiện tại, nhiều NHTW của các quốc gia đang phối kết hợp với NHTW Trung Quốc nghiên cứu, đánh giá, học tập kinh nghiệm. Nổi bật là nhóm các nước G20, EU, Nhật Bản, Anh, Thụy Điển và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).

Nhiều quốc gia châu Á cũng đang nghiên cứu và khởi động thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số. (Ảnh minh họa: KT)

Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam cần theo dõi, nghiên cứu, đánh giá tác động của đồng tiền kỹ thuật số để có thể xác định phương án xử lý và thái độ phù hợp. Sớm nghiên cứu, ban hành Chiến lược tổng thể về hệ thống thanh toán quốc gia; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hành lang pháp lý đối với các mô hình kinh doanh mới trong nền kinh tế số, Fintech, Mobile Money, cho vay ngang hàng (P2P lending)…

Đẩy mạnh chương trình giáo dục tài chính; phổ biến kiến thức về đồng tiền kỹ thuật số; thúc đẩy thói quen thanh toán không dùng tiền mặt; thực hiện nâng cấp, phát triển hệ thống thanh toán quốc gia, đảm bảo hiệu quả và hạn chế rủi ro cho các giao dịch thanh toán gắn với tiền kỹ thuật số.

Chủ động phối hợp nghiên cứu, chuẩn hóa các vấn đề liên quan đến tiền kỹ thuật số, tuân thủ quy định về phòng, chống rửa tiền, trốn thuế. Nghiên cứu cơ chế lưu giữ, chia sẻ và bảo mật thông tin liên quan đến giao dịch tiền kỹ thuật số. Nâng cao hiệu quả giám sát các hoạt động thanh toán xuyên biên giới đảm bảo an toàn, an ninh mạng và an toàn tài chính quốc gia./.

bài liên quan
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi gây mất ổn định, an toàn thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi gây mất ổn định, an toàn thị trường vàng

Trước những biến động của thị trường vàng, Thủ tướng yêu cầu xử lý ngay tình trạng chênh lệch giá vàng miếng trong nước và quốc tế.
Trung tâm Ghép tạng trẻ em Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ hoạt động vào năm 2025

Trung tâm Ghép tạng trẻ em Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ hoạt động vào năm 2025

Ngày 9/4, Sở Y tế TP.HCM cho biết, Trung tâm Ghép tạng trẻ em sẽ được hoàn thành và đưa vào hoạt động nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
“Bắt bệnh” thị trường vàng

“Bắt bệnh” thị trường vàng

Giá vàng “nhảy múa” đã không còn là chuyện riêng của những người kinh doanh vàng và khách hàng có nhu cầu tích trữ, giữ tiền bằng vàng. Đáng nói, sự biến động của thị trường vàng thời gian qua không phải lần đầu.
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thanh Hoá: Công ty TNHH Tân Hồng Phúc xử phạt vì khai thác vượt quá mốc giới

Thanh Hoá: Công ty TNHH Tân Hồng Phúc xử phạt vì khai thác vượt quá mốc giới

Công ty TNHH Tân Hồng Phúc bị UBND tỉnh Thanh Hoá xử phạt hơn 200 triệu đồng vì khai thác khoáng sản vượt công suất cho phép.
TP.HCM: Cơ sở tắm hơi, massage quận 3 ngang nhiên “lấn sân” sang khám, chữa bệnh

TP.HCM: Cơ sở tắm hơi, massage quận 3 ngang nhiên “lấn sân” sang khám, chữa bệnh

Theo Sở Y tế TP.HCM, cơ sở này đã ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, phường 10, quận 3.
Yên Bái: Binh đoàn xe tải chở vật liệu hoành hành, quần thảo đường liên thôn và Quốc lộ 70

Yên Bái: Binh đoàn xe tải chở vật liệu hoành hành, quần thảo đường liên thôn và Quốc lộ 70

Hàng loạt xe tải chở vật liệu tung hoành trên nhiều tuyến đường thuộc tỉnh Yên Bái rất cần sự vào cuộc của các lực lượng chức năng.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.