Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Đón nguồn điện vô tận: Việt Nam lập kỷ lục, vào top đầu thế giới

Thương trường
22/02/2021 10:36
Lương Bằng
aa
Trong vòng 3 năm nay, điện mặt trời, điện gió đã thực sự vào giai đoạn bùng nổ ở Việt Nam. Từ con số 0 tròn trĩnh, điện gió, điện mặt trời đã đua nhau lập hết kỷ lục này đến kỷ lục khác.


Chạy nước rút

Những ngày cuối tháng 1/2021, ông Tô Nhật, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn AMACCAO quay cuồng với những cuộc họp để thúc đẩy dự án điện gió có tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng ở Quảng Trị mà AMACCAO đang đầu tự cho kịp tiến độ

Tiến độ ở đây chính là hạn áp dụng giá FIT đối với điện gió. Mức giá ưu đãi này sẽ chỉ áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy có ngày vận hành thương mại trước 1/11/2021 và áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Như vậy, thời gian chỉ còn chưa đầy 1 năm nữa.

Thực hiện dự án trong giai đoạn nước rút, việc mua thiết bị, tua bin không phải là dễ dàng. DN phải xoay sở để tìm kiếm và đàm phán với các công ty cung cấp thiết bị trong top 5 thế giới là không dễ dàng.

Tất nhiên, do thời gian còn rất ngắn nên giá thiết bị cũng tăng trên 10% so với trước. Khi đã có hợp đồng mua sắm thiết bị, doanh nghiệp này lại phải tìm kiếm đơn vị lắp đặt, lắp đặt thiết bị, tổ chức ký hợp đồng với đơn vị vận chuyển.

“Nói nôm na, chúng tôi vừa phải rửa rau, bắc bếp, vừa phải vo gạo nấu cơm, dọn cỗ. Tất cả mọi thứ thực hiện cùng một lúc để đảm bảo tiến độ", ông Nhật nói.

Anh234.

Điện gió lo lắng trước 'thời khắc sống còn'

Câu chuyện của doanh nghiệp này cũng tương đồng như nhiều nhà đầu tư điện gió khác. Họ đang chạy hết tốc lực để kịp đưa dự án vào vận hành, hưởng giá ưu đãi. Bởi, nếu chậm chân, họ sẽ không biết được điều gì xảy ra với giá mua điện gió.

Thực tế, trong vòng 3 năm qua, điện mặt trời, điện gió thực sự vào giai đoạn bùng nổ ở Việt Nam. Từ con số 0 tròn trĩnh, điện gió, điện mặt trời đua nhau lập hết kỷ lục này đến kỷ lục khác. Các con số tăng trưởng của “nguồn điện trời cho” này vẫn chưa dừng lại.

Từ Bắc chí Nam, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, từ đất liền đến ngoài khơi xa xôi, năng lượng tái tạo vẫn là từ khóa được nhiều nhà đầu tư đeo đuổi. Các tập đoàn lớn trên thế giới cũng đổ xô đến Việt Nam để khai phá thị trường tiềm năng này. Sự tăng trưởng vượt ngoài sức kỳ vọng. Sức nóng dường như vượt quá tầm dự báo của những cơ quan ban hành chính sách.

Thông báo phát đi của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, đến thời điểm 31/12/2020, tổng công suất lắp đặt về điện mặt trời trên cả nước đạt tới khoảng 19.400 MWp (trong đó có gần 9.300 MWp là điện mặt trời mái nhà), tương ứng khoảng 16.500 MW - chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện quốc gia.

Theo số liệu thống kê, toàn bộ sản lượng điện phát từ điện mặt trời trên toàn quốc trong cả năm 2020 là 10,6 tỷ kWh (trong đó riêng điện mặt trời mái nhà là 1,16 tỷ kWh), chiếm khoảng 4,3% tổng sản lượng huy động nguồn toàn hệ thống điện quốc gia.

Còn các dự án điện gió, do mức độ khó khăn trong việc đầu tư nên số liệu bổ sung quy hoạch nhiều, vận hành vẫn còn ít ỏi. Tổng công suất nguồn điện gió trên bờ vào khoảng 500 MW, song vẫn còn hàng nghìn MW chạy nước rút để hoàn thành. Hàng trăm nghìn tỷ đồng vốn đầu tư tư nhân trong và ngoài nước đã rót vào điện mặt trời, điện gió, bổ sung lượng điện đáng kể cho hệ thống điện quốc gia.

Nhận diện rủi ro

Nhắc đến sự bùng nổ năng lượng tái tạo ở Việt Nam, Tổ chức Nghiên cứu về năng lượng BloombergNEF viết: Câu chuyện của Việt Nam nói riêng cho thấy rằng các thị trường nhỏ không chỉ tiến nhanh trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch và họ cũng không còn nhỏ nữa. Các công ty năng lượng mặt trời trên mái nhà đã cố gắng lắp đặt được gần 9 GW công suất, bao gồm 6 GW vào tháng 12 và 4,6 GW chỉ trong tuần cuối cùng của năm.

Con số này gấp gần ba lần so với những gì BNEF đã dự kiến vào đầu năm và lượng công suất mới đủ đưa Việt Nam trở thành thị trường năng lượng mặt trời lớn thứ ba trên Trái đất.

Những

Những "cánh đồng" điện gió, điện mặt trời đang xuất hiện ở nhiều nơi. Ảnh: Lương Bằng

“Phát triển điện mặt trời, điện gió thời gian qua có thể coi là thành tích hay không?”, câu hỏi này được PV đặt ra với nhiều người am hiểu về loại hình năng lượng này. Tuy nhiên, câu trả lời nhận được là rất khác nhau. Những nhà đầu tư, giới bảo vệ môi trường vẫn khẳng định rằng phát triển điện tái tạo càng nhiều càng tốt, huy động được nguồn lực của khối tư nhân.

Song, có ý kiến cho rằng, sự phát triển quá “nóng” của nguồn điện này cũng có tính hai mặt.

Những tháng cuối năm 2020, đầu năm 2021, nhiều nhà đầu tư năng lượng tái tạo phải đối mặt với tình trạng cắt giảm công suất phát lên lưới do thừa điện ở một số thời điểm (trưa khoảng từ 10h-14h, nhất là vào các ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ). Trước đó, nhiều dự án điện mặt trời đã phải đối mặt cắt giảm công suất do lưới điện quá tải.

Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia cảnh báo "không thể huy động toàn bộ công suất khả dụng của nguồn điện". Trong đó có cả các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời vào các giờ phụ tải thấp điểm vào buổi trưa, các ngày nghỉ cuối tuần hoặc các dịp lễ tết, và dịp nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2021.

Nhiều dự án không phát hết được điện lên lưới, rủi ro thua lỗ hiển hiện, kế hoạch tài chính có nguy cơ đổ bể. Đã có ý kiến cho rằng, trong bối cảnh thừa điện ở một số thời điểm, tại sao không sử dụng 100% điện gió, điện mặt trời.

Câu trả lời được giới chuyên môn cho rằng “không thể làm vậy”, bởi tính bất ổn định của nguồn điện này. Một đám mây, một cơn mưa có thể làm nguồn điện này đột ngột sụt giảm về 0. Khi đó, hệ thống điện sẽ gặp rủi ro khi không thể huy động kịp nguồn điện dự phòng lên lưới nếu hàng nghìn MW điện đột ngột “sập”. Tần số sụt giảm bất ngờ sẽ khiến các nhà máy điện truyền thống bị ảnh hưởng, dừng hoạt động, tạo ra phản ứng “sập” dây chuyền. Lưới điện trong tình trạng “rã lưới”, gây mất điện trên diện rộng.

“Công suất giảm đột ngột sẽ ảnh hưởng đến hệ thống điện nói chung chứ không phải riêng hệ thống truyền tải điện”, một chuyên gia ngành điện đánh giá.

Mặt khác, việc nhiều nhà đầu tư đối mặt rủi ro thua lỗ khi rót tiền vào năng lượng tái tạo cũng là điều người làm chính sách cần quan tâm. Bởi dẫu sao, đó cũng là nguồn lực của xã hội. Do đó, cần tính toán để phát triển năng lượng tái tạo ở mức độ phù hợp, đảm bảo lợi ích của Nhà nước - nhà đầu tư và người sử dụng điện.

Theo Bộ Công Thương, tổng công suất của các dự án điện mặt trời đã được bổ sung quy hoạch trên 10.000 MW (8.000 MW dự kiến vào vận hành trước 2020 và 2.000 MW sau 2020). Đó là chưa kể tổng công suất đăng ký nhưng chưa được bổ sung là 25.000 MW (12.300 MW dự kiến vào vận hành trước 2020 và 12.900 MW sau 2020).

bài liên quan
Dự án Khu III Nam Lý Chiêu Hoàng gặp khó ở cơ chế bồi thường

Dự án Khu III Nam Lý Chiêu Hoàng gặp khó ở cơ chế bồi thường

Cụ thể, dự án kéo dài đến nay đã hơn 20 năm, do chưa hoàn tất công tác bồi thường thu hồi đất, chưa biết ngày triển khai thực hiện hoàn thành dự án.
Đến năm 2030, TP HCM phủ sóng 50% hộ dân dùng điện mặt trời mái nhà

Đến năm 2030, TP HCM phủ sóng 50% hộ dân dùng điện mặt trời mái nhà

Theo thống kê của Tổng công ty Điện lực TP HCM, hiện trên địa bàn thành phố có tổng cộng 14.210 hệ thống điện mặt trời mái nhà đã được lắp đặt, với tổng công suất khoảng 358,38 MWp.
TP. HCM: Đề xuất đầu tư 250 triệu USD thúc đẩy thị trường tín chỉ carbon

TP. HCM: Đề xuất đầu tư 250 triệu USD thúc đẩy thị trường tín chỉ carbon

Ban Quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM trình UBND TP.HCM phương án đề xuất đầu tư dự án đô thị carbon thấp tại TP.HCM trong các lĩnh vực ưu tiên.
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Mới nhất
Đọc nhiều
Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá xăng RON95 tăng 530 đồng/lít, giá bán là 24.810 đồng/lít, giá dầu diesel được điều chỉnh giảm 320 đồng/lít, giá bán là 20.690 đồng/lít.
Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Chiều ngày 27/03/2024, Đại tá Phạm Hải Đăng – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã chủ trì hội nghị Giao ban Cơ quan CSĐT Quý I năm 2024.
Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Ngày 02/04 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 1000 chiến binh toàn quốc.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY