Hà Nội 36 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 33 °C
Yên Bái 40 °C
  • Hà Nội Hà Nội 36°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 33°C
  • Yên Bái Hà Nội 40°C

Doanh nghiệp Việt - nước đã đến chân

Thương trường
10/10/2017 15:20
Tâm An
aa
CMCN 4.0 đã bỏng rát, nếu không kịp thời thay đổi doanh nghiệp Việt sẽ trở thành nạn nhân của robot và trí tuệ nhân tạo...


Hơi thở của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đã bỏng rát, các doanh nghiệp Việt Nam đang đối diện với một nguy cơ chưa từng có khi nếu không kịp thời thay đổi, họ sẽ trở thành nạn nhân của robot và trí tuệ nhân tạo...

Dệt may là ngành chịu nhiều áp lực của CMCN 4.0.
Dệt may là ngành chịu nhiều áp lực của CMCN 4.0.

Nhiều công nhân ở Công ty Cổ phần Bột giặt và hóa chất Đức Giang đã phải nghỉ việc nhường chỗ cho... robot. Ông Đào Hữu Huyền, Tổng Giám đốc công ty này cho hay: “Nhà máy 100 công nhân thì chỉ còn 10, 15 người trụ lại được, rất đau xót nhưng không có cách nào khác”. Và cứ đà này robot sẽ dần thay thế công nhân ở công ty Đức Giang và nhiều doanh nghiệp khác.

Mất việc vì robot

Chi nhánh của Công ty Đức Giang ở Lào Cai cứ 1.600 người thì có 300 người bị mất việc vì robot. Đến mức ông Đào Hữu Huyền lo ngại vài năm nữa những công nhân thất nghiệp ngày càng nhiều sẽ ảnh hưởng tới an sinh xã hội của tỉnh. Ở Công ty Đức Giang, Long Biên, dây chuyền bột giặt cũ với 100 người vận hành thì nay thay bằng hệ thống tự động hóa mới, chỉ cần 10-15 người.

Nhưng tỷ lệ nghỉ việc vì CMCN 4.0 ở nhiều doanh nghiệp khác còn khủng khiếp hơn Công ty Đức Giang. Nhiều công ty sản xuất mỹ nghệ ở Bình Dương đã phải cho 90% công nhân nghỉ việc vì khi nhập dây chuyền mới về chỉ năm robot đã thay thế được 100 công nhân! Công nhân không thể cạnh tranh với robot vì một robot vận hành sẽ cho ra 500 sản phẩm trong vòng một tiếng với tốc độ chính xác từng milimet. Robot làm việc không phải “như cái máy” mà là đúng nghĩa là một cái máy gần như hoàn hảo, nó không bị ảnh hưởng bởi tâm lý, không đói, không mệt, không vướng bận gia đình; chính xác và năng suất, số lượng, chất lượng lúc nào cũng ổn định.

Nhiều công nhân của các công ty thủy sản ở miền nam đã phải nghỉ việc khi một dây chuyền tự động hóa có “con mắt lazer” xuất hiện. Thí dụ khi tôm được đưa lên băng chuyền và đưa qua “con mắt lazer”, tôm được phân loại theo đúng kích cỡ quy định. Phân loại xong dây chuyền tự động sắp xếp tôm cùng kích cỡ vào một nhóm. Nếu như công việc này trước đây cần hàng trăm công nhân mà độ chính xác không cao thì giờ đây chỉ cần một dây chuyền này có thể giải quyết nhanh gọn.

Mới đây Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã dùng 1.000 tay máy thay cho người lao động và tiết kiệm được 2 tỷ đồng trong một năm khi mà năng suất cao và đều hơn hẳn.

Robot cũng đã và đang tới những công ty lớn của Việt Nam. Hiện tại Nhà máy sữa Mega của Vinamilk đã được đầu tư tới 2.400 tỷ đồng để tự động hóa các khâu sản xuất từ chiết rót, tiệt trùng cho đến đóng gói, đóng thùng và chất lên pallet dẫn tới nhiều nhân công bị sa thải.

Ở Đài Loan thì Foxconn - doanh nghiệp đã giàu lên từ việc chuyên “dùng sức người” để gia công phụ kiện cho Apple, Sony và Nokia - vừa qua đã cắt giảm tới 60 nghìn công nhân, tức là hơn một nửa lượng lao động hiện có để thay thế bằng robot. Và câu chuyện tương tự hoàn toàn có thể xảy ra tại Samsung, với hơn 100 nghìn công nhân hiện tại ở Việt Nam và rất nhiều doanh nghiệp FDI khác đầu tư vào những ngành thâm dụng lao động trình độ thấp sẽ nhanh chóng áp dụng công nghệ thay thế. Viễn cảnh robot chiếm việc làm của những người lao động chân tay đang hiển hiện ở Việt Nam. Theo Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam, trong ba năm gần đây, số lượng những công việc cần trình độ thấp đã tăng trung bình tới 47%/năm. Tuy nhiên, số lượng người làm những công việc này được thống kê chỉ tăng ở mức 8%. Vậy, câu hỏi được đặt ra là phần lớn những công việc “chân tay” này đã được thực hiện bởi thứ gì nếu không phải robot, các dây chuyền tự động hóa cao, trí tuệ nhân tạo.

Nguy cơ công nhân mất việc vì CMCN 4.0 còn cao hơn những ngành thâm dụng nhiều lao động vốn chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn của Việt Nam như dệt may, da giày và điện tử. Báo cáo mới đây của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết, hơn 2/3 trong số 9,2 triệu lao động ngành dệt may và da giày tại Đông - Nam Á đang bị đe dọa bởi sự bùng nổ nhanh chóng của ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành này. Một khối lượng lớn công việc dành cho con người sẽ dịch chuyển dần sang cho robot. Khi đó, lao động giá rẻ làm việc tại các nhà máy dệt may mà cụ thể là khoảng 86% lao động của Việt Nam, 88% lao động của Campuchia và 64% lao động Indonesia... sẽ đối mặt với tình trạng thất nghiệp ngay trên chính quê hương mình. Bên cạnh đó, dệt may Việt Nam trong giai đoạn CMCN 4.0 sẽ phải đương đầu với nguy cơ sản xuất quay lại Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... là những quốc gia, khu vực có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển và chiếm tới gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam.

Tiến sĩ Trần Đình Thiên cho rằng, dệt may sẽ là một trong số ngành chịu sự tác động lớn trước cuộc CMCN 4.0 tới đây. “Đâu đó người ta đưa ra con số khoảng hai triệu lao động dệt may mất việc làm, quả là bi thảm nhưng chúng ta phải chấp nhận để thay đổi. Mấu chốt là phải thay đổi, nghĩ khác về kinh doanh trong thời 4.0”.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, với CMCN 4.0 một nhà máy có 3 vạn cọc sợi trước đây phải cần tới 450 lao động, thì bây giờ chỉ cần tối đa 30 người. Trong lĩnh vực dệt, trước đây một công nhân có thể chỉ đứng hai máy, thì hiện có thể đứng 8 - 10 máy, thậm chí 12 máy... Do đó, khi CMCN 4.0 diễn ra, sẽ có một lượng lớn công nhân trong ngành dệt, sợi bị dư thừa.

Ở Công ty Việt Thắng Jean, trước đây một dây chuyền sản xuất để làm ra được 10.000 sản phẩm mỗi ngày cần khoảng 2.200 công nhân. Trong vòng một năm qua, công ty này đã từng bước đầu tư nhiều hơn các loại thiết bị tự động như máy laser tạo hoa văn, máy cắt chỉ, máy tạo mảng khối... Điều này giúp công ty giảm số lượng công nhân trên dây chuyền còn lại chỉ 800 người.

Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, đối với ngành sử dụng nhiều lao động đơn giản như dệt may thì việc áp dụng CMCN 4.0 sẽ rất quan trọng với nhiều cơ hội mới nếu sớm được triển khai sâu rộng. Việc áp dụng tự động hóa, robot và sử dụng các dữ liệu lớn có khả năng tăng năng suất theo cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng. Mặc dù vậy nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may vẫn cho rằng cách mạng 4.0 chỉ ảnh hưởng tới một số khâu chuyên biệt, còn các phần khác đặc biệt là khâu thiết kế thì không “chạm” tới được. Chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp dệt may vẫn bình chân như vại trước cuộc cách mạng 4.0 đang tiến nhanh với tốc độ chóng mặt.

Doanh nghiệp Việt vẫn còn“đủng đỉnh”

Với CMCN 4.0, cơ hội của người này đôi khi lại là bi kịch của người khác. Từ khi xuất hiện hình thức ta-xi dựa vào ứng dụng internet trên điện thoại thông minh, nhiều lái xe đã kiếm bộn tiền nhờ hợp tác với Grab và Uber nhưng các hãng taxi truyền thống đứng trước nguy cơ bị thu hẹp dần thị phần và có thể phá sản. Hãng ta-xi truyền thống hàng đầu Vinasun cho biết, chỉ riêng trong quý I năm nay, đã có 4.239 người lao động nghỉ việc và 300 đầu xe phải nằm bãi mà nguyên nhân chính là chịu ảnh hưởng từ cạnh tranh của Uber và Grab. Đã có 10.084 tài xế ký tên xin công đoàn cho phép tuần hành phản đối. Hãng này đã phải gửi động, 6% không biết.

Tuy nhiên, về chiến lược có đến 79% số DN được khảo sát trả lời rằng họ chưa làm gì để đón sóng cuộc CMCN 4.0; 55% số DN cho biết đang tìm hiểu, nghiên cứu; 19% số DN đã xây dựng kế hoạch; chỉ có 12% số DN đang triển khai.

Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn nghĩ CMCM 4.0 “trừ” mình ra. Hoặc nói như ông Lê Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm sáng tao CMC, hiện có tình trạng chỗ nào cũng nói đến CMCN 4.0 nhưng không biết phải làm gì.

Ông Lê Xuân Công, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho hay: “Mức độ sẵn sàng của Việt Nam đối với cuộc CMCN 4.0 ở mức trung bình thấp. Điều này thể hiện qua hai khía cạnh, các chỉ số và công nghệ. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực công nghệ ở Việt Nam về cơ bản vẫn chưa sẵn sàng, chưa tương đương với ASEAN. Chúng ta còn có một điểm yếu nữa là năng suất lao động của Việt Nam còn thấp. Tuy nhiên, ưu điểm của nước ta là mật độ thuê bao di động vượt xa các nước có mức thu nhập tương đương trong khu vực ASEAN”.

Ông Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam dùng từ “đủng đỉnh” để miêu tả tốc độ đổi mới của doanh nghiệp Việt Nam với CMCN 4.0 trong khi nhiều nước đang “quyết đấu” với cuộc cách mạng này cách đây gần chục năm rồi. “Đối thủ đang thắng chúng ta về năng suất, thị trường, chúng ta không thay đổi sẽ tụt lại phía sau. Trung Quốc là bài học cần nghiên cứu”, ông Thiên nhấn mạnh. CMCN 4.0 với các doanh nghiệp Việt Nam “nước đã đến chân”, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay với 3.0, thậm chí 2.0.

bài liên quan
TP.HCM: Xử lý nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi, massage trên địa bàn quận 7

TP.HCM: Xử lý nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi, massage trên địa bàn quận 7

Ngày 24/4, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết vừa phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi, massage trên địa bàn quận 7, gắn biển hiệu Hàn Quốc, ngang nhiên quảng cáo là phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc Top 1 Châu Âu.
Năm 2024 độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam sẽ là 61 tuổi, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 4 tháng

Năm 2024 độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam sẽ là 61 tuổi, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 4 tháng

Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động: Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động (NLĐ) bảo đảm điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi gây mất ổn định, an toàn thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi gây mất ổn định, an toàn thị trường vàng

Trước những biến động của thị trường vàng, Thủ tướng yêu cầu xử lý ngay tình trạng chênh lệch giá vàng miếng trong nước và quốc tế.
Trong 3 tháng có gần 36 nghìn lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc

Trong 3 tháng có gần 36 nghìn lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc

Tính đến hết Quý I/2024, cả nước đã đưa 35.933 người ra nước ngoài làm việc, trong đó tập trung vào một số thị trường trọng điểm, truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.
Bộ Nội vụ nhất trí đề xuất hoán đổi ngày làm việc, kéo dài chuỗi ngày nghỉ lễ dịp 30/4-1/5

Bộ Nội vụ nhất trí đề xuất hoán đổi ngày làm việc, kéo dài chuỗi ngày nghỉ lễ dịp 30/4-1/5

Bộ Nội vụ nhất trí với phương án nghỉ thêm ngày 29/4, bố trí làm bù sang ngày khác để nối dài kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5 lên thành 5 ngày.
Quý I/2024, kinh tế Việt Nam có xu hướng phục hồi tích cực

Quý I/2024, kinh tế Việt Nam có xu hướng phục hồi tích cực

Theo báo cáo, tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, cao hơn cùng kỳ từ 2020 và cao hơn kịch bản đề ra.
Mới nhất
Đọc nhiều
Bài 2: Luật sư phân tích việc Chủ tịch UBND Tủa Chùa ký văn bản "giơ cao đánh khẽ" cho hành vi vi phạm

Bài 2: Luật sư phân tích việc Chủ tịch UBND Tủa Chùa ký văn bản "giơ cao đánh khẽ" cho hành vi vi phạm

Liên quan đến việc ông Lường Tuấn Anh - Chủ tịch UBND huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên ký Quyết định “Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả” thay vì phải ra Quyết định “Xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC)” đối với ông Chang A Cháng.
Hoàn thiện cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát không qua thủ tục kết tội

Hoàn thiện cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát không qua thủ tục kết tội

Đây là vấn đề được nhiều đại biểu đề cập tại Hội thảo khoa học góp ý hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu các tuyên bố bảo lưu của Việt Nam khi ký kết, phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC)
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung tìm kiếm người mất tích do chìm thuyền tại Quảng Ninh

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung tìm kiếm người mất tích do chìm thuyền tại Quảng Ninh

Ngày 25/4, Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.