Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 35 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 33 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 35°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 33°C

Điều kiện mở dần, để nền kinh tế sớm thoát 'tổn thương'

Covid-19 ở Việt Nam
31/08/2021 10:45
Lương Bằng
aa
Những dữ liệu về kinh tế đang xấu đi khiến không ít người sốt ruột. Việc giãn cách xã hội như thế nào, ra sao, bao lâu và cách nào thoát khỏi tình trạng này là điều nhiều người quan tâm.


Không ít "vùng đỏ", vẫn có những "vùng xanh"

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2021, vừa được Tổng cục Thống kê công bố, cho thấy những số liệu về kinh tế đang xấu đi, thể hiện rõ rất ở các chỉ tiêu sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ, doanh nghiệp rời bỏ thị trường, giải ngân đầu tư công...

Sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt giãn cách liên tiếp khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các địa phương phía Nam.

Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng năm nay là 85,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó TP.HCM có 24 nghìn doanh nghiệp (chiếm 28,1% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường), tăng 6,6%. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 43,2 nghìn doanh nghiệp, chiếm 50,5% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Như vậy, trung bình mỗi tháng có hơn 10 nghìn doanh nghiệp tạm chia tay.

Giãn cách xã hội để phòng dịch là cần thiết, dù còn những lúng túng

Giãn cách xã hội để phòng dịch là cần thiết, dù còn những lúng túng

Cơ quan thống kê cũng lưu ý rằng, số liệu này có thể chưa phản ánh được thực sự số doanh nghiệp thực tế rút lui khỏi thị trường, bởi trong điều kiện nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội nên các doanh nghiệp không thể làm thủ tục liên quan đến việc này.

Sản xuất công nghiệp trong tháng 8 cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2021 giảm 4,2% so với tháng trước và giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, điều đáng mừng là tính chung 8 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp vẫn có mức tăng 5,6% so với 8 tháng đầu năm 2020.

Đầu tư công vốn là một động lực quan trọng của tăng trưởng năm 2020, nay cũng có dấu hiệu suy giảm. Việc hạn chế đi lại nhằm kiểm soát và khống chế sự lây lan của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án đầu tư công.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 8/2021 ước tính đạt 34,9 nghìn tỷ đồng, giảm 24,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 244,9 nghìn tỷ đồng, bằng 51,1% kế hoạch năm và giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là chỉ báo cho thấy đầu tư công năm nay nếu không đẩy mạnh thêm tốc độ sẽ khiến tăng trưởng GDP ảnh hưởng mạnh.

Sức mua của nền kinh tế cũng đã giảm đáng kể. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 giảm 10,5% so với tháng trước và giảm 33,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức suy giảm cao hiếm có, bởi con số này trước khi có Covid-19 của Việt Nam hàng năm đều tăng trên 10%.

Nếu như xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng cao thì từ tháng 7 đến nay bắt đầu đuối sức. Ước tính tháng 8/2021 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 26,2 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước và giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước.

Dù vậy, trong bức tranh “u ám” của nền kinh tế, xuất khẩu vẫn là điểm sáng. Tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 212,55 tỷ USD, tăng khá cao ở mức 21,2% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn vào các dữ liệu trên, có thể thấy rằng tăng trưởng kinh tế đang gặp nhiều thách thức do sự bùng nổ của dịch Covid-19 ở hàng chục tỉnh, thành, cướp đi sinh mạng của hơn 10.000 người và chưa có dấu hiệu dừng lại.

de-kinh-te-som-thoat-ton-thuong-vi-covid-19

Đối tượng tiêm vắc xin cần được điều chỉnh phù hợp với mục tiêu gỡ khó cho sản xuất kinh doanh.

Mở cửa dần, phù hợp với tiến độ tiêm đủ 2 mũi vắc xin

Nhiều ý kiến đã nhận định, việc đưa số ca Covid-19 về 0 đang là “bất khả thi” và tìm cách "sống chung với dịch", để người lao động và doanh nghiệp không bị kiệt sức

Nếu chấp nhận thực tế phải “sống chung với Covid-19”, thì ngay từ bây giờ các kế hoạch mở cửa dần dần phải được lên kịch bản rõ rệt. Kịch bản đó phải gắn liền chặt chẽ với tiến độ tiêm vắc xin, không thể “mở” khi tỷ lệ tiêm vắc xin 2 mũi mới chỉ vài phần trăm như hiện nay.

Dữ liệu tiêm vắc xin của Việt Nam tính đến ngày 29/8.

Dữ liệu tiêm vắc xin của Việt Nam tính đến ngày 29/8.

Điều này phải được quán triệt rõ ràng, tránh tình trạng chủ quan, bàng quan, lơ là nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh. TP.HCM và hàng chục tỉnh phía Nam đã giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhiều tháng nay, nhưng số ca nhiễm vẫn không ngừng tăng lên. Nếu không tiến hành giãn cách, thì số ca nhiễm và số ca tử vong vì Covid-19 sẽ ở mức khó tưởng tượng. Cho nên, giãn cách xã hội là cần thiết trong lúc chờ vắc xin.

Do vậy, có nhà kinh tế đã viết rằng để cứu doanh nghiệp, người lao động thì câu trả lời vẫn là “vắc xin”. Nhà kinh tế này góp ý, trong tháng 9, TP.HCM cần ưu tiên tiêm phủ mũi 2 cho tất cả lao động là shipper, lao động vận tải, logistics, tiểu thương, nhân viên bán hàng ở chợ, siêu thị và lao động ở 17 khu công nghiệp, khu chế xuất.

Như vậy, chợ, cửa hàng có thể được mở lại và DN và người lao động có thể quay lại sản xuất kinh doanh mà không phải "3 tại chỗ" với điều kiện vẫn được xét nghiệm thường xuyên.

Góp ý này có thể áp dụng cho hầu hết tỉnh thành trên cả nước. Điều này có nghĩa, khi vắc xin vẫn đang khan hiếm, đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin hiện nay cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu mở cửa dần nền kinh tế, kể cả chấp nhận việc dồn vắc xin cho những tỉnh thành có nhiều doanh nghiệp sản xuất, nhiều lao động.

Những người đã tiêm đủ 2 mũi, sau một thời gian nhất định, nên được tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Như vậy, dù chúng ta vẫn phải thực hiện giãn cách xã hội nhưng một lực lượng đáng kể lao động cũng sẽ trở lại làm việc, số doanh nghiệp phải đóng cửa vì không đáp ứng “3 tại chỗ” sẽ giảm, chuỗi cung ứng cũng không bị đứt đoạn. “Sống chung với dịch” nên hiểu theo nghĩa như vậy.

(https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/de-kinh-te-som-thoat-ton-thuong-vi-covid-19-770486.html)

bài liên quan
Nhạc trưởng Olivier Ochanine và những “thông điệp” chống dịch Covid vô cùng lạc quan

Nhạc trưởng Olivier Ochanine và những “thông điệp” chống dịch Covid vô cùng lạc quan

Ngừng diễn bởi Covid-19, nhưng nhạc trưởng và các nhạc công của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời- Sun Symphony Orchestra (SSO) đã khiến khán giả ấm lòng, với những chia sẻ và lời động viên hết sức tích cực.
Tình huống pháp lý: Làm giả phiếu đi chợ trong lúc dịch Covid-19 bùng phát đến nay xử lý ra sao?

Tình huống pháp lý: Làm giả phiếu đi chợ trong lúc dịch Covid-19 bùng phát đến nay xử lý ra sao?

Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát tôi đã sử dụng phiếu đi chợ giả và đã bị khởi tố hình sự về việc làm giả giấy tờ. Đến nay tôi có được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật hay không?
Ba quận trung tâm Hà Nội cấm bán hàng ăn uống tại chỗ từ 12h ngày mai (26/12)

Ba quận trung tâm Hà Nội cấm bán hàng ăn uống tại chỗ từ 12h ngày mai (26/12)

Quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ (Hà Nội) đã điều chỉnh các biện pháp hành chính, cấm nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ tại chỗ.
Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về chỉ đạo xử lý trong phòng chống dịch

Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về chỉ đạo xử lý trong phòng chống dịch

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về một số vấn đề xử lý trong phòng chống dịch
Hậu Giang – Bạc Liêu nới lỏng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19

Hậu Giang – Bạc Liêu nới lỏng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19

2 tỉnh Miền Tây là Hậu Giang và Bạc Liêu tiếp tục nới lỏng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19/CT-TTg kể từ ngày 2 và 3/10.
Bình Dương thực hiện quét mã QR để quản lý người ra, vào tại các địa điểm công cộng

Bình Dương thực hiện quét mã QR để quản lý người ra, vào tại các địa điểm công cộng

UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo tăng cường triển khai việc quét mã QR để phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong điều kiện bình thường mới.
Mới nhất
Đọc nhiều
Khai hội du lịch Cửa Lò 2024: Khát vọng tỏa sáng

Khai hội du lịch Cửa Lò 2024: Khát vọng tỏa sáng

Tối 18/4, hàng vạn du khách thập phương đổ về Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) để theo dõi chương trình khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024.
Triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý đá được nguỵ trang hết sức tinh vi

Triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý đá được nguỵ trang hết sức tinh vi

Lực lượng chức năng Công an TP Đà Nẵng vừa triệt phá thành công ổ nhóm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý được nguỵ trang hết sức tinh vi.
Bắc Kạn: Bắt Kế toán Ban Quản lý dự án đầu tư công trình xây dựng huyện Ba Bể

Bắc Kạn: Bắt Kế toán Ban Quản lý dự án đầu tư công trình xây dựng huyện Ba Bể

Kế toán Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã có hành vi nâng khống giá trị các hợp đồng mua sắm trang thiết bị, sửa chữa thiết bị văn phòng để lấy tiền chi các khoản ngoài quy định nhà nước.
Tin bài khác
Tạm dừng yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 với khách nhập cảnh

Tạm dừng yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 với khách nhập cảnh

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Công điện số 416/CĐ-TTg ngày 13/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Ngày 5/3 Hà Nội ghi nhận 25.013 ca bệnh mắc Covid-19

Ngày 5/3 Hà Nội ghi nhận 25.013 ca bệnh mắc Covid-19

Số ca mắc mới từ 18h ngày 4/3/2022 đến 18h ngày 5/3/2022, Hà Nội ghi nhận 25.013 ca bệnh (9.407 ca cộng đồng; 15.606 ca đã cách ly). Bệnh nhân phân bố tại 541 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Hà Tĩnh: Cách ly y tế tạm thời 140 hộ dân để khống chế dịch Covid-19

Hà Tĩnh: Cách ly y tế tạm thời 140 hộ dân để khống chế dịch Covid-19

Chủ tịch UBND huyện Can Lộc đã ra quyết định phong tỏa tạm thời cụm dân cư số 2 gồm 140 hộ và 700 nhân khẩu để phòng chống dịch.
Tỉnh Hòa Bình ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới trong ngày tăng đột biến

Tỉnh Hòa Bình ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới trong ngày tăng đột biến

Ngày 08/02, thông tin từ CDC tỉnh Hòa Bình, trên địa bàn ghi nhận 944 ca dương tính mới với SARS-CoV-2. Trong đó có 663 ca nhiễm trong cộng đồng.
Tối 29/01, Nghệ An phát hiện 136/245 ca nhiễm covid-19 không có triệu chứng

Tối 29/01, Nghệ An phát hiện 136/245 ca nhiễm covid-19 không có triệu chứng

Các lực lượng chức năng đã phát hiện 245 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 136 ca không có triệu chứng.
Kích hoạt lại hoạt động các tổ Covid-19 cộng đồng

Kích hoạt lại hoạt động các tổ Covid-19 cộng đồng

Tỉnh Nghệ An yêu cầu các địa phương kích hoạt, "hâm nóng" lại hoạt động các tổ Covid-19 cộng đồng, tổ tự quản phòng chống Covid-19...
Ngày 23/01, Nghệ An phát hiện 387 ca nhiễm Covid-19

Ngày 23/01, Nghệ An phát hiện 387 ca nhiễm Covid-19

Trong số 387 ca nhiễm Covid-19 mới được phát hiện tại Nghệ An, có tới 197 ca trong cộng đồng. Tập trung chủ yếu ở Nghi Lộc, Thanh Chương và TP Vinh.
Hàng loạt F0 là nhân viên của nhiều quán karaoke hoạt động chui

Hàng loạt F0 là nhân viên của nhiều quán karaoke hoạt động chui

Hàng loạt F0 được xác định là nhân viên các quán Karaoke, mặc dù những dịch vụ này vẫn chưa được phép hoạt động.
Hòa Bình ghi nhận 232 ca mắc Covid-19 mới trong ngày

Hòa Bình ghi nhận 232 ca mắc Covid-19 mới trong ngày

Theo CDC Hòa Bình, ngày 15/01, tỉnh có 232 ca dương tính mới với SARS-CoV-2, là số ca dương tính cao nhất từng được ghi nhận trong một ngày trên địa bàn.
Chiều 11/01, Nghệ An phát hiện số ca nhiễm Covid-19 mới cao kỷ lục

Chiều 11/01, Nghệ An phát hiện số ca nhiễm Covid-19 mới cao kỷ lục

Chỉ trong 12 giờ, CDC Nghệ An phát hiện thêm 111 ca nhiễm Covid-19 mới trên địa bàn. Đây là số ca nhiễm cao kỷ lục trên địa bàn tỉnh này.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.