Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Kỷ luật tài chính - việc không thể “lơi tay”

Thương trường
06/05/2021 09:17
Võ Tuấn - Phi Hùng (thực hiện)
aa
Cho rằng, Tài chính là một Bộ lớn, đa ngành, với nhiều lĩnh vực nhạy cảm liên quan trực tiếp tới người dân, doanh nghiệp, tân Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc chia sẻ với PLVN những khâu đột phá, mong muốn tạo ra nét mới trên nền những nhiệm vụ không mới của một ngành vốn chủ việc “tay hòm chìa khóa” ngân khố quốc gia.


Chỉ ít ngày sau khi nhậm chức, ông Phớc đã chủ trì một cuộc làm việc với các đơn vị phụ trách các lĩnh vực trọng yếu, liên quan trực tiếp tới nhiệm vụ quản lý thu ngân sách như Thuế và Hải quan,… bởi theo tân Bộ trưởng, cân đối ngân sách là nhiệm vụ tối quan trọng, với yêu cầu không chỉ hoàn thành dự toán thu mà đồng thời phải đảm bảo tiết kiệm chi trong quản lý, điều hành.

bo_tai_chinh_dmwt

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính chúc mừng tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Kỷ cương không thể có bằng sự tự giác

Thưa Bộ trưởng, ông từng có một nhiệm kỳ đứng đầu ngành Kiểm toán, với nhiều thực tiễn liên quan lĩnh vực kinh tế - tài chính vĩ mô. Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với công việc mới của ông ở ngành Tài chính?

Không để sót, lọt thuế “Qua dữ liệu mà thấy có rủi ro thì tổ chức thanh tra ngay. Nhưng, “ông” thanh tra rồi mà kiểm soát nội bộ vào làm lại, phát hiện “ông” để sót, lọt thuế, tức là vi phạm thì “ông” sẽ chịu kỷ luật”,

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc

- Tôi đã được đào tạo chính quy chuyên ngành Tài chính tại Học viện Tài chính, từng trải qua thực tiễn quản lý tài chính kế toán doanh nghiệp và cũng từng quản lý, điều hành ngân sách nhà nước cấp tỉnh. Đặc biệt, còn có một nhiệm kỳ ở cương vị Tổng Kiểm toán Nhà nước, với nhiệm vụ kiểm tra tài chính, tài sản công...

Những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn quý báu đó giúp tôi trong quá trình lãnh đạo, điều hành ngân sách và thực hiện các nhiệm vụ khác trên cương vị mới.

Tuy nhiên, Tài chính là Bộ đa ngành, ngoài nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản công, còn nhiều nhiệm vụ khác như quản lý về giá, dự trữ quốc gia, chống buôn lậu, gian lận thuế, bảo hiểm, quản lý nợ công… đòi hỏi tôi phải không ngừng học hỏi, nỗ lực lãnh đạo ngành để đạt được những kết quả cao nhất trong nhiệm kỳ.

Chúng tôi quan sát, sau khi nhậm chức ở Bộ Tài chính, Bộ trưởng đã đề cập tới nhiệm vụ tiếp tục duy trì, đẩy mạnh việc “giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách”. Cách nào để có được nét mới từ một nhiệm vụ không hẳn mới của ngành Tài chính, thưa Bộ trưởng?

- Trong quản lý, điều hành ngân sách việc giữ vững kỷ luật, kỷ cương tài chính là việc làm thường xuyên, liên tục. Có như thế việc sử dụng nguồn lực của Nhà nước mới hiệu quả, mới có lợi cho đất nước.

Để làm tốt điều này cần quan tâm 3 vấn đề cốt lõi. Đầu tiên, con người phải liêm chính, tận tụy, trách nhiệm và chuyên nghiệp. Thứ hai, quy trình thủ tục hành chính phải thông thoáng, phải phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp, cho người nộp thuế, cho đơn vị thụ hưởng ngân sách. Thứ ba, phải ứng dụng triệt để công nghệ cao trong hoạt động nghiệp vụ.

Tôi ví dụ, ở ngành Kho bạc bây giờ có tới 99% hồ sơ được tiếp nhận, xử lý, thanh toán qua phương thức điện tử; chỉ 1% là tiếp xúc người với người. Kho bạc đang hướng tới các thủ tục đều qua mạng, không tiền mặt trong sử dụng ngân sách.

Các ngành Thuế, Hải quan cũng nỗ lực như thế. Kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế cũng phải sử dụng tối đa sự hỗ trợ của thông tin điện tử. Từ bây giờ đến 1/7/2022, chúng tôi hoàn thiện hệ thống để 100% cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử và dùng trí tuệ nhân tạo kiểm soát hóa đơn điện tử.

Tóm lại, kỷ luật, kỷ cương tài chính không thể trông chờ vào ý thức tự giác mà phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những vi phạm khi phát hiện.

- Như tôi đã nói, để thuận lợi thì phải ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào quản lý thuế. Người dân, doanh nghiệp tự kê khai, tự nộp không phải đến cơ quan thuế. Hoàn thuế cũng vậy để giảm tiếp xúc giữa cán bộ thuế với người dân và doanh nghiệp, như thế chắc chắn giảm phát sinh chuyện này, chuyện nọ.

Kiểm tra chéo để “truy vết” hành vi công vụ

Tăng thu, chống thất thu ngân sách là một vế quan trọng của “kỷ luật tài chính - ngân sách”, với yêu cầu các lực lượng Thuế, Hải quan… phải kiên quyết, không“lơi tay” khi thi hành công vụ, trong khi Bộ trưởng cũng mong muốn đơn giản hóa thủ tục, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Xử lý đúng luật và hài hòa hai nhiệm vụ này chắc không phải điều đơn giản, thưa Bộ trưởng?

Chúng tôi quan tâm việc xây dựng nhật ký điện tử nhằm ghi dấu những nội dung mà cán bộ Thuế, Hải quan đã làm với người dân, doanh nghiệp. Để sau, khi các cơ quan khác kiểm tra, có thể nắm được cán bộ đó có để sót, lọt việc khi thực thi công vụ. Thanh tra thuế, kiểm soát nội bộ, thanh tra tài chính là để giám sát lẫn nhau, không để một cơ quan nào có thể lộng hành.

Nỗ lực thông quan hàng hóa nhanh “Hải quan, giờ người ta đang tính từng phút, từng giây để đảm bảo thông quan tốt, xuất - nhập khẩu thuận lợi. Vì thế, ngành này cũng như Thuế, phải có kiểm soát nội bộ, kiểm tra từ bên ngoài và phải áp dụng công nghệ thông tin để ràng buộc, kiểm tra hành vi lực lượng thi hành công vụ”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc

Tôi ví dụ, qua dữ liệu mà thấy có rủi ro thì tổ chức thanh tra ngay. Nhưng, “ông” thanh tra rồi mà kiểm soát nội bộ vào làm lại, phát hiện “ông” sót, lọt thuế…, tức là có vi phạm thì “ông” sẽ chịu kỷ luật.

Hải quan, giờ người ta đang tính từng phút, từng giây để đảm bảo thông quan tốt, xuất - nhập khẩu thuận lợi. Vì thế, ngành này cũng như Thuế, tức phải có sự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm tra từ bên ngoài và phải áp dụng công nghệ thông tin để ràng buộc, kiểm tra hành vi lực lượng thi hành công vụ.

Tôi cũng vừa làm việc với 2 ngành này và chỉ đạo phải bám sát dự toán để đảm bảo thu, cân đối ngân sách. Tuy nhiên, Thuế và Hải quan cần quan tâm, chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp. Trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh như hiện nay, cách tốt nhất thể hiện sự quan tâm, phục vụ doanh nghiệp là tạo điều kiện để hàng hóa thông quan nhanh nhất, doanh nghiệp có thể nộp thuế thuận lợi nhất; đồng thời phải tăng cường tư vấn thuế.

Mặt khác, chúng tôi còn yêu cầu phải tập trung vào các lĩnh vực được coi là “thất thu tiềm năng” như sàn giao dịch điện tử, facebook, grab, google, bất động sản, tài nguyên khoáng sản. Việc đó nếu làm triệt để sẽ tạo ra sự công bằng, là điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, góp phần tăng thu ngân sách.

Những năm qua, thu ngân sách luôn đạt hoặc vượt dự toán, nhưng thực tế nhu cầu chi cũng không nhỏ, khiến vấn đề bội chi luôn được đặt ra. Thưa Bộ trưởng, ngành Tài chính sẽ điều hành như thế nào để vừa đảm bảo an toàn ngân quỹ nhà nước nhưng vẫn đủ nguồn để đáp ứng nhiệm vụ chi, nhất là chi đầu tư phát triển, an sinh xã hội…?

- Ngành Tài chính sẽ tham mưu cho Chính phủ quản lý điều hành ngân sách đảm bảo bội chi ngân sách trong giới hạn mà Quốc hội quy định (không vượt quá 4%).

Để hoàn thành nhiệm vụ này phải vừa tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển và phải tăng thu ngân sách.

Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, Chính phủ đang giãn thuế cho người dân, doanh nghiệp để tạo điều kiện cho họ quay vòng vốn. Vì thế, quan điểm của chúng tôi là tăng thu đối với các khoản tiềm năng chứ không tăng thuế suất; đồng thời không bỏ sót đối tượng thu.

Hoàn thiện pháp luật là “làm đường” cho phát triển

Để thực hiện những nhiệm vụ nói trên, góp phần lành mạnh tài chính quốc gia, công tác chỉ đạo điều hành phải sát thực tế và phải phản ứng kịp thời về mặt chính sách. Xin Bộ trưởng cho biết, công tác xây dựng văn bản pháp quy ngành Tài chính, tới đây có những trọng tâm nào?

- Cách đây không lâu, chúng tôi đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 52 về giãn thuế cho doanh nghiệp đến ngày 31/12/2021 nhằm giúp doanh nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất.

Bộ cũng đang tập trung sửa Nghị định để thay thế Nghị định 167 về sắp xếp lại nhà đất. Đây là nút thắt đối với việc quản lý nhà, đất của các công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần không có vốn nhà nước. Nếu Nghị định này ban hành sẽ giải phóng được nguồn lực, tập trung cho phát triển.

Đặc biệt, Bộ Tài chính đang dự thảo để ban hành Nghị định thay thế Nghị định 16 về cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập như hệ thống bệnh viện, trường học, các trung tâm văn hóa… Văn bản này là nền tảng pháp lý quan trọng đảm bảo sự tự chủ tài chính của các đơn vị, qua đó giảm gánh nặng và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách đối với các đơn vị sự nghiệp.

Hiện, chúng tôi cũng tập trung xây dựng Đề án để báo cáo Bộ Chính trị về phân cấp ngân sách, đảm bảo sự chủ đạo ngân sách trung ương và chủ động của ngân sách địa phương…

Quan điểm của tôi, hoàn thiện pháp luật chính là tháo gỡ những khó khăn và mở đường cho phát triển.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc sinh ngày 1/11/1963 tại xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Ông có bằng cử nhân kinh tế chuyên ngành Tài chính của trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội; Tiến sĩ Kinh tế; Cử nhân lí luận chính trị.

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 05/7/1993.Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An (8/2007 -10/2010); Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An (10/2010-12/2010); Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Nghệ An (12/2010-5/2013).Ông là Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An từ 12/3/2013 đến 16/4/2016.

Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An từ 18/12/2015 đến 29/6/2016, Ủy viên Trung ương Đảng từ 26/1/2016 đến nay.Ngày 5/4/2016, ông được Quốc hội bầu giữ chức vụ Tổng Kiểm toán nhà nước.

Ngày 8/4/2021, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, ông được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Ông là Đại biểu Quốc hội nhiệm kì 2016-2021 và hiện được Trung ương giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV (khối Chính phủ) tại đơn vị bầu cử số 1 của tỉnh Bình Định (gồm TP Quy Nhơn và các huyện: Tuy Phước, Vân Canh, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh).

bài liên quan
Hai Bộ trưởng nào sẽ trả lời chất vấn vào ngày 18/3 tới đây

Hai Bộ trưởng nào sẽ trả lời chất vấn vào ngày 18/3 tới đây

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/3.
Nhiều địa phương vượt khó, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách

Nhiều địa phương vượt khó, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách

Chiều ngày 27/12, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Người mới nắm “tay hòm chìa khóa” có gì mới?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Người mới nắm “tay hòm chìa khóa” có gì mới?

Tài chính là một Bộ lớn, đa ngành, với nhiều lĩnh vực nhạy cảm liên quan trực tiếp tới người dân, doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã cam kết tiếp tục cùng với tập thể Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV

Chiều ngày 11/3/2021, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhận xét của cử tri tại Bộ Tài chính đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng được dự kiến giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV.
Triển khai loạt quyết định về công tác cán bộ cấp cao

Triển khai loạt quyết định về công tác cán bộ cấp cao

Ngày 14/7, tại Hà Nội đã diễn ra lễ trao quyết định của Bộ Chính trị chỉ định giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế và quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đối với GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế. Bộ Tài chính cũng đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Mới nhất
Đọc nhiều
Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá xăng RON95 tăng 530 đồng/lít, giá bán là 24.810 đồng/lít, giá dầu diesel được điều chỉnh giảm 320 đồng/lít, giá bán là 20.690 đồng/lít.
Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Chiều ngày 27/03/2024, Đại tá Phạm Hải Đăng – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã chủ trì hội nghị Giao ban Cơ quan CSĐT Quý I năm 2024.
Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Ngày 02/04 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 1000 chiến binh toàn quốc.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY