Hà Nội 28 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 25 °C
  • Hà Nội Hà Nội 28°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 25°C

Indonesia: Cam go cuộc chiến chống tham nhũng

Pháp luật 4 phương
27/12/2017 09:16
Diệu Linh (TH)
aa
Tham nhũng vẫn là một vấn đề nghiêm trọng tại Indonesia với rất nhiều quan chức cấp cao và nghị sỹ quốc hội bị Ủy ban chống tham nhũng quốc gia (KPK) bắt giữ trong năm qua, sau khi chính quyền đẩy mạnh các biện pháp nhằm giải quyết vấn nạn này.


Chủ tịch Quốc hội Indonesia Setya Novanto khi bị bắt giữ với cáo buộc tham nhũng. Ảnh: AP
Chủ tịch Quốc hội Indonesia Setya Novanto khi bị bắt giữ với cáo buộc tham nhũng. Ảnh: AP

Cuộc đấu tranh bài trừ tham nhũng của Indonesia là một nỗ lực đầy khó khăn vì tình trạng biển thủ công quỹ đã trở nên lan tràn và thậm chí diễn ra một cách có hệ thống trong nhiều thể chế nhà nước. Số lượng người bị bắt giữ và số các vụ kiện pháp lý với bị cáo là các quan chức và nghị sỹ tham nhũng trong vài năm qua không ngừng tăng, song vẫn không đủ để cảnh tỉnh và ngăn chặn các quan chức.

Nghiêm trọng và nhiều thách thức

Quy trình kéo dài và mệt mỏi để đưa Chủ tịch Quốc hội Indonesia Setya Novanto ra tòa vì tội tham nhũng gây xôn xao dư luận đã cho thấy mức độ nghiêm trọng và những thách thức trong cuộc đấu tranh chống lại vấn đề này. Bất chấp vị thế đòi hỏi phải gương mẫu và tuyệt đối tôn trọng luật pháp, ông Setya đã tỏ thái độ coi thường khi đệ đơn kiện cáo buộc mà KPK đưa ra vào vào tháng 7/2017, đồng thời tìm cách lợi dụng thế lực chính trị để đối phó với KPK bằng cách thành lập một nhóm làm việc đặc biệt thuộc Quốc hội thực hiện việc điều tra chống lại ủy ban này. Hành động của ông Setya đã khiến dư luận gay gắt chỉ trích Quốc hội, vốn bị xem là một trong những thể chế tham nhũng nhất tại Indonesia.

Công chúng cho rằng việc Quốc hội thành lập một nhóm điều tra đặc biệt chống lại KPK là đi ngược lại chính sách của chính quyền và nguyện vọng của người dân nhằm thủ tiêu hoàn toàn nạn tham nhũng. HS Dillon, thành viên tổ chức Xã hội Dân sự Chống Tham nhũng của Indonesia, bình luận: “Đây là vấn đề nghiêm trọng. Họ dùng nhiều thế lực chính trị để chống đối mục tiêu bài trừ tham nhũng của quốc gia. Thay vì ủng hộ nỗ lực này, các nghị sỹ quốc hội trên thực tế lại làm tiêu tan hy vọng của nhà nước về một tương lai tươi sáng hơn và không có tham nhũng”. Ông Dillon nói thêm rằng tình trạng tham nhũng tràn lan sẽ gây trở ngại cho quốc gia này trong việc đẩy mạnh hơn nữa quyết tâm trở thành một đất nước thịnh vượng.

Ngoài ông Setya, cơ quan chống tham nhũng được chính quyền hậu thuẫn cũng đã bắt hàng chục nghị sỹ quốc hội vì nghi ngờ họ dính líu đến nhiều vụ tham nhũng. Ít nhất 12 thống đốc, 64 quan chức và thị trưởng đã bị KPK câu lưu do tình nghi dính líu đến các vụ tham nhũng kể từ khi ủy ban này được thành lập vào năm 2004. KPK cũng bắt giữ các cựu bộ trưởng và các quan chức cấp cao vì cáo buộc tham nhũng trong thời gian nắm quyền. Một số nhân vật đã bị phạt tù lên tới 6 năm và buộc phải trả lại số tiền đã biển thủ cho nhà nước.

“Lỗ hổng” luật pháp

Bài trừ tham nhũng đã trở thành một chính sách trọng tâm của chính quyền tại quốc gia lớn nhất Đông Nam Á này trong vài thập kỷ trở lại đây. Số người vi phạm bị bắt giữ đã tăng mạnh kể từ khi KPK phát động chiến dịch trừng trị thẳng tay hồi giữa những năm 2000. Các phương tiện truyền thông đại chúng đã gây chấn động dư luận khi đưa tin rộng rãi về các vụ bắt giữ những nhân vật nổi tiếng vì nhận hối lộ. Tuy nhiên, bất chấp sự ồn ào trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhiều người trong số bị bắt lại được nhận những bản án khá khoan dung sau khi bị khởi tố, trung bình từ 4-6 năm tù giam, trong khi khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng hình phạt quá nhẹ khó có thể ngăn chặn việc tái diễn nạn tham nhũng, hoặc đủ sức cảnh cáo. Nhiều chuyên gia cũng cảnh báo về những lỗ hổng trong luật pháp dễ khiến tiền biển thủ được lén chuyển ra nước ngoài. Giới chỉ trích cho rằng các bản án tham nhũng không thỏa đáng khi xét đến những thiệt hại và tác động tiêu cực mà những người này gây ra đối với xã hội và ngân quỹ nhà nước.

Hơn thế, các hình phạt cũng không bao gồm các hoạt động liên quan đến đời sống xã hội thực tế, vốn được xem là rất cần thiết và có tính răn đe cao. Những hình phạt này có thể là tước quyền chính trị, cấm tham gia các dịch vụ tài chính, cũng như cấm làm việc trong khu vực công hoặc đăng tải các thông tin cụ thể về cá nhân vi phạm. Ramadan Pradiptyo, làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Doanh nghiệp tại Đại học Gajah Mada, bình luận: “Luật pháp Indonesia vẫn đi theo những lối suy nghĩ thông thường song họ cần cải tiến và sáng tạo trong việc đề ra các khung hình phạt đối với những kẻ phạm tội”.

Chính quyền do Tổng thống Joko Widodo lãnh đạo đã đề xuất sử dụng công nghệ kỹ thuật số nhằm hạn chế tối đa những kẽ hở tạo điều kiện cho tham nhũng. Chính quyền đã lên kế hoạch áp dụng hệ thống ngân sách điện tử, kế hoạch điện tử và thu mua hàng hóa điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các quy trình đề xuất ngân sách, các kế hoạch phát triển và thu mua hàng hóa trong tương lai gần. Tổng thống Widodo gần đây cho biết chính quyền của ông hiện đang trong quá trình xây dựng cơ sở pháp lý cho những hệ thống này, được kỳ vọng là sẽ giảm đáng kể tình trạng tham nhũng.

Tổng thống Widodo cũng có kế hoạch cải tổ quá trình cấp phép trong các thể chế chính quyền để hạn chế nguy cơ các tổ chức và doanh nghiệp bị nhũng nhiễu trong quá trình xin cấp phép hoạt động.

Công nghệ kỹ thuật số có thể giúp Indonesia đối phó với nạn tham nhũng bởi sự hiện diện của các công nghệ này sẽ giúp cung cấp những bằng chứng không thể chối cãi chống lại những người muốn lừa gạt chính quyền cũng như gây tổn hại cho những công dân tuân thủ luật pháp và làm việc chăm chỉ.

bài liên quan
Liên đoàn bóng đá Việt Nam quyết định chấm dứt hợp đồng với HLV Philippe Troussier

Liên đoàn bóng đá Việt Nam quyết định chấm dứt hợp đồng với HLV Philippe Troussier

Sau trận thua 0-3 trước đội tuyển Indonesia, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) quyết định chấm dứt hợp đồng với HLV Philippe Troussier.
Những con số "khủng" về phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát

Những con số "khủng" về phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát

Trong số 86 bị cáo trong vụ án này, có 13 bị cáo bị truy tố ở mức hình phạt cao nhất là tử hình. Trong đó, Trương Mỹ Lan bị truy tố 3 tội danh là “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tố chức tín dụng”, “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ”. Một số bị cáo bị truy tố hai tội danh.
Thanh tra về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thanh tra về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Theo Thanh tra chính phủ, đơn vị đã tổ chức buổi công bố quyết định thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT).
Sở Y tế Hưng Yên tăng cường triển khai chỉ thị số 25-CT/TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ

Sở Y tế Hưng Yên tăng cường triển khai chỉ thị số 25-CT/TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ

Theo đó, Sở Y tế tỉnh Hưng Yên tiếp tục tăng cường quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 14/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của của đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tình hình mới.
Khẩn trương rà soát, có biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa

Khẩn trương rà soát, có biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa

Theo Bộ Giao thông vận tải, ngày 28/11, Thanh tra Bộ GTVT phối hợp với Trường Cán bộ Quản lý GTVT, Trường Đại học Công nghệ GTVT tổ chức Hội nghị quán triệt các văn bản về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kê khai, xác minh tài sản, thu nhập cá nhân cho gần 450 cán bộ, viên chức, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Công nghệ GTVT.
Đồng Nai: Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh thông qua nhiều nội dung quan trọng

Đồng Nai: Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh thông qua nhiều nội dung quan trọng

Ngày 21/11, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) tỉnh Đồng Nai đã chủ trì phiên họp thứ 9.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Vi phạm nhiều lỗi trong lĩnh vực y tế, Công ty cổ phần đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam có trụ sở số 105, phố Trần Quốc Hoàn (Hà Nội) bị Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt hành chính.
Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Vai trò của người làm chứng góp phần tích cực vào sự thắng lợi của công lý. Vậy người làm chứng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND và Công an TP Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các phóng viên, nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.