Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Huyền tích ly kỳ về ngày đầu khởi nghĩa của 3 anh em “áo vải cờ đào”

Văn hóa
07/12/2018 20:25
Nhuận Oanh
aa
Hơn 200 trăm năm đã đi qua, vương triều nhà Tây Sơn vẫn sống mãi với non sông đất Việt trong sự yêu quý, trân trọng, cảm phục, ngưỡng mộ của người đời. Tuy nhiên, mãi đến tận bây giờ, bên cạnh những điều hiển lộ hẳn còn không ít thứ của nhà Tây Sơn vẫn là những ẩn số chưa thể tường giải một cách rõ ràng.


Quần thể di tích Tây Sơn thượng đạo ở thị xã An Khê
Quần thể di tích Tây Sơn thượng đạo ở thị xã An Khê

Qua lời kể dân gian, những câu chuyện như Nguyễn Nhạc được trời sắc phong làm vua, ban kiếm và ấn; hay Nguyễn Huệ nhấc đá trên trăm cân, thu phục đàn ngựa rừng, chém rắn lấy máu tế cờ, được rắn ban thanh đao… dần dần mang màu sắc thần thoại. Gắn với những di tích hiện có trên vùng đất này, người ta phần nào hình dung được một thời dựng nghiệp của nhà Tây Sơn.

Trời trao ấn, kiếm

Tương truyền rằng, sau khi chôn mộ cha trên núi Hoành Sơn (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) thì ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ vùng phát tướng. Mặt mày sáng rỡ, học hành thông thái cả võ lẫn văn.

Thầy giáo Hiến dạy ba anh em Nguyễn Nhạc vốn là người có biệt nhãn lại thông thạo về khoa tướng số, xem biết anh em Nguyễn Nhạc đã vượng thời nên ra khuyên về lo mưu đồ đại sự. Vâng lời thầy, ba anh em Nguyễn Nhạc về chiêu tập hào kiệt, dựng cờ khởi nghĩa.

Ngày ấy, vùng đất Tây Sơn rất rộng lớn nên phía đông gọi là Tây Sơn hạ đạo (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định bây giờ), phía tây gọi là Tây Sơn thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai bây giờ). Thượng đạo và hạ đạo cách nhau bởi dãy núi trùng điệp, đó là đèo An Khê bây giờ.

Trong sách “Non nước Bình Định”, nhà thơ Quách Tấn kể rằng, vùng đất Tây Sơn xưa kia núi rừng rậm rạp, chuyện thần linh qủy dữ lan tràn khắp đó đây. Ðể quy tụ lòng dân, Nguyễn Nhạc bèn lợi dụng óc mê tín của quần chúng.

Hòn Trung Sơn ở Phú Lạc (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn) tuy ở gần thôn xóm, nhưng ít ai dám lên vì sợ mộ mẹ chàng Lía và cọp. Thỉnh thoảng Nguyễn Nhạc cho người tâm phúc lên núi, nửa đêm nổi trống nổi chiêng.

Chung quanh vùng, người cho rằng hồn chàng Lía về cúng mẹ, người lại bảo đó là quỷ thần mở hội vui. Kẻ bàn người tán, không mấy lúc tiếng đồn một thành mười, mười thành trăm. Hòn Trung Sơn từ xưa đã có tiếng càng thêm nổi tiếng.

Một hôm, nhà Nguyễn Nhạc có giỗ, khách khứa đông đúc, cỗ bàn vừa ăn xong thì trời đã khuya. Những người ở xa đều phải nghỉ lại, còn người trong xóm thì lục tục ra về. Bỗng trên hòn Trung Sơn, tiếng trống chiêng vang dội, trong bóng cây trên đỉnh có ánh lửa lập loè. Ai nấy đều kinh dị. Thấy vậy, Nguyễn Nhạc rủ người lên xem thử nhưng phần đông đều e ngại, chỉ dăm bảy người khỏe mạnh xin theo.

Nai nịt gọn gàng, chân vũ hài, tay trường kiếm, đoàn người lần bước lên đỉnh hòn Trung Sơn. Khi gần đến đỉnh, trong ánh lửa mập mờ hiện ra một ông lão râu ba chòm bạc phếu, đầu đội mũ cánh chuồn, mình khoác áo đại bào, chân đi hia, ai nấy đều sợ hãi.

Bỗng ông lão cất tiếng: “Trong anh em có ai là Nguyễn Nhạc chăng? Nếu có thì hãy lại gần đây nghe lệnh, còn các người khác hãy đứng yên”.

Nguyễn Nhạc run sợ bước ra, đến quỳ trước mặt ông lão. Ông lão phất tay áo, lấy ra một tờ chiếu rồi đọc lớn: “Ngọc Hoàng sắc mạng Nguyễn Nhạc vi Quốc vương”. Trao tờ chiếu cho Nguyễn Nhạc xong, ông lão quay bước đi vào trong bóng tối.

Từ ấy tiếng đồn khắp nơi, và ngôi Quốc vương của Nguyễn Nhạc nằm vững trong tâm trí quần chúng. Trong đám sĩ phu, trừ cụ giáo Hiến, không mấy ai biết đó là kế của Nguyễn Nhạc.

Chưa lấy làm đủ, Nguyễn Nhạc còn tìm một thanh bảo kiếm và đúc một quả ấn vàng, rồi đem giấu trong vùng núi Trinh Tường (xã Bình Tường, huyện Tây Sơn). Một hôm cùng bộ hạ ở An Khê về đến núi Hoành Sơn thì ngựa của Nguyễn Nhạc lồng lên, rồi thẳng cổ chạy nước đại. Nhưng không chạy ra hướng bắc để về nhà, mà lại chạy vào hướng đông nam.

Khi đến chân vùng núi Trinh Tường, cương ngựa bị đứt, Nguyễn Nhạc té nhào, trật chân không đứng dậy nổi. Ðám tùy tùng chạy đến xoa bóp hồi lâu mới đỡ. Khi đứng dậy để lên ngựa trở về, Nguyễn Nhạc chợt thấy chuôi kiếm ló ra nơi vách đá trên sườn núi. Sai người lên lấy thì là một thanh kiếm lưỡi sáng như nước. Ai nấy đều cho đó là của trời ban.

Về nhà, Nguyễn Nhạc nói cùng hai em và thuộc hạ: “Ngọc Hoàng đã sắc phong ta làm Quốc vương, lẽ tất nhiên là phải ban ấn kiếm. Nay kiếm đã có rồi, ta phải đi tìm ấn”. Sau đó, Nguyễn Nhạc cho tổ chức ngay lễ cầu đảo tại chân núi Hoành Sơn. Cầu đảo ba đêm ngày. Đêm làm lễ, ngày cho người đi tìm khắp nơi.

Miếu Xà ở thôn Thượng An
Miếu Xà ở thôn Thượng An

Ðã hai ngày liền, hàng trăm người chia nhau đi khắp các núi khe quanh núi Hoành Sơn mà không có kết qủa. Ðêm thứ ba, lúc nửa đêm chiêng trống hành lễ vừa dứt, một vòi lửa như pháo thăng thiên bay xẹt từ hòn Một đến hòn Giải thì rơi xuống. Tiếp đó một tiếng nổ nhỏ như tiếng pháo tre, rồi một tiếng nổ lớn có phần dữ dội làm chấn động cả vùng.

Sáng sớm hôm sau, Nguyễn Nhạc cùng tùy tùng đến hòn Giải xem thì thấy sườn phía nam có một vùng như bị sét đánh lở và nám đen. Trèo lên xem thì một quả ấn vàng nằm trong kẽ đá tại nơi bị lở. Tất cả mọi người đều tin là ấn trời ban.

Nhấc đá trên trăm cân, thu phục ngựa rừng

Tương truyền rằng, vùng Tây Sơn thượng đạo có đất đai phì nhiêu, nhiều lâm thổ sản quý, mỏ sắt, mỏ diêm tiêu, nhiều voi ngựa… nên ba anh em Nguyễn Nhạc từ Tây Sơn hạ đạo đến đây lập căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa.

Tại thôn An Lũy (phường Tây Sơn, thị xã An Khê) ngày nay có một con đường mang dấu tích được đắp cao, người dân gọi là lũy ông Nhạc. Đây chính là trung tâm, chỉ huy sở của nghĩa quân.

Căn cứ đồn lũy của nghĩa quân Tây Sơn nằm trong một vùng đất rộng khá bằng phẳng thành một lòng chảo bởi được 4 mặt che chắn. Phía bắc là quần sơn Ngọc Linh cao trên 3.000m; hai dãy núi chạy song song theo hướng bắc nam là đèo An Khê và đèo Mang Yang; phía đông và đông nam có dãy Trụ Lĩnh trùng điệp bao bọc với những dãy núi cao bình quân trên 400m so với mặt nước biển; kế bên đó, con sông Ba và suối Cái làm thành hai chiến hào thiên nhiên bao bọc lấy mặt tây và nam.

Toàn bộ khu vực này một lần nữa lại được bao bọc bởi một vành đai núi non án ngữ ở phía đông gồm dãy đèo An Khê nhiều ngọn núi cao dưới 1.000m, sườn đông dốc đứng cùng với 3 ngọn núi lớn là hòn Bình, hòn Nhược và hòn Tào tạo thành bức tường thành thiên nhiên vĩ đại.

Mặc dù được các bức tường thành thiên nhiên là núi non bao bọc tứ hướng, nhưng từ Tây Sơn thượng đạo theo nhiều con đường xuyên sơn khác có thể đi ra các tỉnh phía bắc bằng hướng sang Kon Tum xuống Quảng Nam, để ra Thừa Thiên - Huế; còn phía nam, sông Ba và các con đường mòn dọc theo các sông, suối tạo thành nhiều đường giao thông thủy bộ quan trọng, nối liền Tây Sơn thượng đạo với vựa lúa Phú Yên và các tỉnh Nam Trung bộ.

Chính địa hình đầy núi non xen kẽ sông ngòi này đã khiến vùng đất linh khí này trở thành mắt xích giữa đồng bằng và cao nguyên. Nghĩa quân có thể tiến công xuống đồng bằng và rút về phòng thủ nhanh chóng.

Để có được đội binh hùng tướng mạnh, ba anh em nhà Tây Sơn thời kỳ đầu đã có những cách thuyết phục người dân khá ngoạn mục. Chuyện rằng lúc mới lên Tây Sơn thương đạo, người nơi đây thấy ba anh em Nguyễn Nhạc còn trẻ tuổi nên không phục.

Trước mặt dân làng, Nguyễn Huệ thách ai nhấc nổi tảng đá trên trăm cân thì làm vua. Không ai nhấc nổi, chỉ có Nguyễn Huệ nhấc lên nhẹ nhàng. Sau đó, Nguyễn Huệ đã cho lấy mật, mỡ viết vào lá cây rừng chữ: “Nhạc làm vua, Huệ làm tướng, Lữ làm quan”. Loài kiến ăn theo đó thủng lá thành chữ. Nguyễn Huệ lại sai người cứ nửa đêm lên núi đốt lửa. Người dân lên xem, tin đó là lời của trời phán, từ đó nghe theo.

Một kỳ công khác là Nguyễn Huệ đã chinh phục đàn ngựa rừng và từ đó thu phục vị tù trưởng. Hồi đó trên núi có đàn ngựa rừng rất hung hãn, thường về phá rẫy nương của đồng bào. Nguyễn Huệ cho lựa trong bầy ngựa nhà một số ngựa cái thật sung sức, thả ra. Cứ đến chiều, ông lại ra gọi bầy ngựa cái chạy về và cho ăn cỏ.

Bầy ngựa rừng lâu ngày thành quen, nhập cuộc với bầy ngựa nhà và sau này, mỗi lần ông gọi cũng theo ngựa nhà chạy đến. Vị tù trưởng thấy Nguyễn Huệ gọi được bầy ngựa rừng, nghĩ rằng đây là người của trời. Từ đó, vị tù trưởng quy phục và ủng hộ lương thảo, binh lính cho nghĩa quân.

Chém rắn tế cờ, rắn ban thanh đao

Tại thôn Thượng An (xã Song An, thị xã An Khê) ngay trên trục quốc lộ 19 có một ngôi miếu nhỏ, người dân gọi là miếu Xà. Tương truyền rằng, năm 1773, khi ba anh em nhà Tây Sơn xuất quân tiến xuống đồng bằng. Khi đến khúc ngoẹo Cây Khế tại đèo An Khê, bất ngờ có một con rắn đen như gỗ mun, to như cột đình ra nằm chặn giữa đường.

Trong hàng ngũ tướng lĩnh và nghĩa quân có người cho rằng đây là điềm gở, đề nghị thâu quân. Nhưng Nguyễn Huệ đã tiến lên, rút kiếm chém đứt đôi con rắn, lấy máu tế cờ và hòa rượu cho binh sĩ uống. Sau đó, Nguyễn Huệ cho người trèo lên cây ké phất cờ và cây cầy gần đó nổi trống làm hiệu tiến binh.

Nguyễn Huệ sở hữu thanh đao huyền thoại nhưng đáng tiếc không có tài liệu mô tả cụ thể về binh khí này
Nguyễn Huệ sở hữu thanh đao huyền thoại nhưng đáng tiếc không có tài liệu mô tả cụ thể về binh khí này

Từ lần xuất quân đó, Nguyễn Nhạc đã lấy được thành Quy Nhơn. Sau khi thắng trận, Nguyễn Nhạc cho lập miếu thờ rắn thần tại ngoẹo Cây Khế, nhưng do thời gian và biến loạn nên người dân đưa miếu Xà về thôn Thượng An. Riêng cây ké và cây cầy, qua thời gian nên hiện không còn dấu tích.

Trong sách “Non nước Bình Định”, nhà thơ Quách Tấn lại kể rằng, một hôm Nguyễn Huệ vâng lệnh Nguyễn Nhạc chỉ huy một đạo tân binh từ Tây Sơn thượng đạo xuống Tây Sơn hạ đạo. Gần đến chân phía tây đèo An khê thì đạo binh vùng thoái lui. Bởi một cặp rắn mun cực kỳ to lớn nằm chặn giữa đường, cổ cất cao như cột nhà cháy và miệng hả to như hai chậu máu tươi.

Mọi người đều kinh hồn và cho là một điềm xấu. Nguyễn Huệ liền xuống ngựa, chắp tay khấn: “Nếu anh em chúng tôi có thể dựng được nghiệp lớn thì xin Xà Thần tránh đường cho quân đi. Bằng mạng số chúng tôi không ra gì thì chỉ xin cắn chết tôi mà tha cho quân lính được sống về cùng vợ cùng con”. Vừa khấn xong thì cặp rắn quay đầu xuống, song song đi trước dẫn đường cho đạo binh.

Khi đến thôn Thượng An thì cặp dừng lại. Một con vào bụi rậm ngậm ra một thanh long đao, cán đen như mun, lưỡi bén như nước. Rồi cả hai ngậm ngang thanh đao, song song bò đến dâng cho Nguyễn Huệ, sau đó biến mất. Thanh đao Nguyễn Huệ dùng đánh giặc là thanh đao của thần rắn dâng. Ðể tỏ lòng tri ân, Nguyễn Huệ lập miếu thờ thần rắn tại nơi dâng đao, người dân gọi là miếu Xà.

bài liên quan
TP Hồ Chí Minh: Ba linh vật rồng trên Đường hoa Nguyễn Huệ lập kỉ lục dài hơn 100m

TP Hồ Chí Minh: Ba linh vật rồng trên Đường hoa Nguyễn Huệ lập kỉ lục dài hơn 100m

Ba linh vật rồng trên Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn lập kỷ lục kích thước với chiều dài linh vật hơn 100m, nổi bật về tính thân thiện môi trường.
Cả một tuổi thơ ùa về khi đến đường hoa Nguyễn Huệ ngày Tết

Cả một tuổi thơ ùa về khi đến đường hoa Nguyễn Huệ ngày Tết

Những cậu bé cưỡi trên lưng trâu giữa ruộng đồng xanh ngút mắt, cánh cò trắng chao nghiêng trong những giấc mơ xưa…
DJ Wang Trần gây náo loạn Phố đi bộ Nguyễn Huệ cùng bộ ba DJ quốc tế

DJ Wang Trần gây náo loạn Phố đi bộ Nguyễn Huệ cùng bộ ba DJ quốc tế

Là đại diện Việt Nam biểu diễn giao lưu cùng các DJ Top 20 thế giới tại “Lễ hội âm nhạc đỉnh cao” giữa Phố đi bộ Nguyễn Huệ, DJ Wang Trần khiến hàng chục ngàn khán giả tự hào, cùng lắc lư hoà nhịp theo giai điệu.
Lý Nhã Kỳ gây “náo loạn” tại quảng trường Nguyễn Huệ

Lý Nhã Kỳ gây “náo loạn” tại quảng trường Nguyễn Huệ

Hàng trăm fans hâm mộ đã quây kín Lý Nhã Kỳ khi nhận ra cô tại đêm khai mạc Lễ hội áo dài TP HCM 2017.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử là một trong những chiến công chống ngoại xâm nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam.
Cách dùng vũ khí hủy diệt và con mắt phát sáng trong đêm của vua Quang Trung

Cách dùng vũ khí hủy diệt và con mắt phát sáng trong đêm của vua Quang Trung

Con mắt phát sáng trong đêm là 1 bằng chứng nữa cho thấy vua Quang Trung biết rất rõ về phốt pho.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hôm nay (19/4),  Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Hôm nay (19/4), Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4.
“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

Đây là một trong nhiều ý kiến tâm huyết được các đại biểu đóng góp vào Hội thảo phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra mới đây.
Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã bầu ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Sở Nội vụ giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.