Hà Nội 28 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 25 °C
  • Hà Nội Hà Nội 28°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 25°C

Hòa Bình: Dự án thủy điện Suối Mu "trốn" báo cáo đánh giá môi trường

Pháp luật hình sự
18/07/2017 12:50
aa
Bất chấp việc Dự án Thủy điện Suối Mu “trốn” thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), “mọc” trong khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, nhưng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình vẫn chấp thuận cho triển khai thi công dựa trên Giấy đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.


Thác Mu tại xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đang đứng trước nguy cơ mất nước do xây dựng Thủy điện Suối Mu. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Thác Mu tại xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đang đứng trước nguy cơ mất nước do xây dựng Thủy điện Suối Mu. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Theo thiết kế kỹ thuật dự án, Thủy điện Suối Mu sẽ xây đập tích nước ngay trên đỉnh Thác Mu. Việc này khiến nhiều người lo ngại thủy điện sẽ làm thay đổi dòng chảy của thác, ảnh hưởng đến du lịch, cũng như nguồn nước phục vụ nông nghiệp của hàng trăm người dân xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Cam kết “lấp” lỗ hổng ĐTM?

Theo tìm hiều của phóng viên, Dự án Thủy điện Suối Mu (công suất lắp máy 9 MW) do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn Hồng làm chủ đầu tư, được triển khai xây dựng tại xã Tự Do, huyện Lạc Sơn. Dự án này được khởi công từ đầu năm 2016, với tổng vốn đầu tư 167 tỷ đồng.

Dự án Thủy điện Suối Mu được Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 495/QĐ-UBND ngày 10/11/2015. Theo kế hoạch, đến tháng 3/2017, dự án sẽ hoàn thành đưa nhà máy vào vận hành hòa lưới điện. Tuy nhiên, đến đầu tháng 7/2017, dự án “trốn” ĐTM này mới chỉ thực hiện được khoảng gần 50% khối lượng công trình.

Theo quy định tại Điểm d, khoản 1, Điều 28 Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Tài nguyên nước: Các dự án khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy 2 MW trở lên thuộc thẩm quyền cấp giấy phép tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tại phụ lục III, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ cũng quy định, dự án khai thác nước thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt ĐTM thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Như vậy, cơ quan có thẩm định, phê duyệt ĐTM của Thủy điện Suối Mu là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Quy định rõ ràng là vậy nhưng tại Văn bản số 284/XN-STNMT ngày 15/8/2016, ông Đinh Văn Hòa - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình lại ký chấp thuận Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn Hồng, thay vì phải lập ĐTM theo quy định của Chính phủ.

[Quy hoạch thủy điện Việt Nam: "Quản lý kém nên có rất nhiều lỗ hổng"]

Câu hỏi đặt ra là, tại sao Dự án Thủy điện Suối Mu được triển khai thi công xây dựng từ đầu năm 2016, nhưng đến giữa tháng 8/2016 mới được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình chấp thuận Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, thay vì phải lập ĐTM? Liệu Dự án Thủy điện Suối Mu triển khai xây dựng có đúng quy trình, quy định của pháp luật?

Nhìn nhận thực trạng nêu trên, ông Nguyễn Khắc Long - Phó Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Hòa Bình cho biết, về thẩm quyền phê duyệt dự án là do Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở ý kiến tham vấn của các Sở, ngành gửi lên. Còn ở quy mô Dự án Thủy điện Suối Mu, tỉnh chỉ làm xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, do một số điểm tại Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ còn chưa thống nhất giữa thẩm quyền của tỉnh và Bộ.

“Việc này, chúng tôi sẽ hỏi lại Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu Bộ cho ý kiến sẽ điều chỉnh ngay,” ông Long nói thêm.

Trong khi đó, ông Phạm Duy Đức, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Hòa Bình cho rằng, nếu việc triển khai Thủy điện Suối Mu chỉ dừng lại ở quy mô cam kết về bảo vệ môi trường thì sẽ rất khó đảm bảo việc triển khai. Không thể làm Giấy đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường để “lấp” lỗ hổng ĐTM được.

“Lý do là, nội dung trong bản cam kết rất chung chung như một cái hồ sơ đơn giản, cũng không thể hiện rõ quy định. Việc này tôi sẽ cho kiểm tra lại, nếu đúng thì sẽ khó cho chủ đầu tư, vì giữa chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước ký tá với nhau một cách chung chung, cho nên khó vặn vẹo nhau,” ông Đức nhấn mạnh.

Người dân xóm Khướng, xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đứng bên công trình xây nhà máy thủy điện ngay dưới chân Thác Mu. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Người dân xóm Khướng, xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đứng bên công trình xây nhà máy thủy điện ngay dưới chân Thác Mu. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

“Nếu được chọn, tôi sẽ chọn thác…”

Không chỉ “trốn” lập, Dự án Thủy điện Suối Mu còn gây ra nhiều nỗi lo, bởi theo thiết kế kỹ thuật, Dự án Thủy điện Suối Mu sẽ xây đập chắn tích nước ngay trên đỉnh Thác Mu. Việc này có thể sẽ làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến du lịch, và nguồn nước tưới tiêu phục vụ nông nghiệp của hàng trăm hộ dân sinh sống dưới chân thác.

Chia sẻ với phóng viên, ông Bùi Văn Thụ, Trưởng ban quản lý Thác Mu cho biết, Thác Mu không chỉ tạo cảnh quan, mang lại nguồn nước tưới tiêu phát triển nông nghiệp, mà còn mở ra du lịch giúp bà con cải thiện cuộc sống. Thế nhưng, du lịch mới bắt đầu, du khách mới biết đến thác thì thủy điện lại “mọc” lên, khiến dân vô cùng lo lắng.

“Nếu Dự án Thủy điện Suối Mu thi công đúng như thiết kế kỹ thuật của chủ đầu tư, thì khi đi vào vận hành, thủy điện này sẽ tác động tiêu cực đến dòng chảy của thác, ảnh hưởng tới nguồn nước phục vụ nông nghiệp, nguy cơ gây sạt lở rất cao. Thậm chí sẽ làm mất thác vĩnh viễn,” ông Thụ rầu rĩ nói.

Trưởng ban quản lý Thác Mu cũng nhấn mạnh, việc xây dựng Thủy điện Suối Mu là chủ trương của tỉnh, nên dân phải theo. Tuy nhiên, nếu được chọn, ông và người dân thôn bản sẽ chọn thác, bởi thác không có lợi cho riêng ai, mà có lợi cho tất cả dân bản vì khách du lịch đến đây là để ngắm thác và dân có cơ hội phục vụ, bán thực phẩm dân tộc của mình.

“Còn thủy điện, tại sao chúng tôi phản đối? Đơn giản là thủy điện xây dựng sẽ làm mất thác, khi vận hành chỉ làm lợi cho doanh nghiệp và một nhóm người,” ông Thụ nói thêm.

Ngoài việc lo mất thác, theo ông Thụ, việc xây dựng Dự án Thủy điện Suối Mu cũng đã khiến nhiều hộ dân mất đất canh tác. Mặc dù người dân có được nhận tiền đền bù, nhưng trên tinh thần “ép buộc” chứ không phải tự nguyện. Lý do là nếu dân không nhường đất cho thủy điện thì xã cũng sẽ thu hồi đất?.

“Trước khi người dân nhận tiền đền bù, các vị lãnh đạo xã đã lên đây thông báo với dân, nhưng dân không đồng tình. Sau đó, họ bảo, nếu dân không đồng ý bán đất, đây đất của xã, xã sẽ thu hồi lại thì dân không được gì. Vì thế, một số hộ dân đã phải nhận mấy chục triệu tiền đền bù, và chấp nhận mất đất sản xuất,” ông Thụ nói thêm.

​Là người dân mất đất sản xuất, chị Quách Thị Quảng, nguời dân xóm Khướng, xã Tự Do cho biết, Công ty cổ phần thủy điện Vân Hồng bắt đầu xây dựng nhà máy từ năm 2016, trước khi làm công ty này có đền bù cho dân nhưng không thỏa đáng, nên phần lớn người dân đều phản đối, không muốn để doanh nghiệp làm thủy điện.

“Như của nhà tôi có 100m2 đất, doanh nghiệp đền bù cho hơn 20 triệu đồng, chủ yếu là diện tích đất ở và một phần đất ruộng. Còn diện tích dân tự khai hoang nay bị ảnh hưởng thì không được đền bù, phần diện tích này coi như mất,” chị Quảng rầu rĩ nói.

Không kém phần lo lắng, ông Bùi Văn Dưng, người dân xóm Mu thở dài nói: “Tôi không đồng tình với phương án đền bù, nhường đất cho thủy điện, nhưng bị xã 'ép' nên vẫn phải bán 500m2 đất ruộng với giá hơn 30 triệu đồng. Hôm chính quyền xã gọi xuống, lãnh đạo xã có khuyên bán đất, sau này sẽ có lợi cho dân. Nhưng bây giờ nhận tiền rồi thì mất hết, tiền cũng chẳng còn, đất thì đã mất, nên cuộc sống rất khó khăn."

[“Vỡ trận quy hoạch" thủy điện nhỏ ở các tỉnh miền núi phía Bắc]

Trao đổi với phóng viên VietnamPlus về thực trạng nêu trên, ông Bùi Đình Thiên, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tự Do thừa nhận: “Lo lắng thủy điện xây dựng ảnh hưởng đến Thác Mu của người dân lo chính đáng. Nếu được chọn, tôi cũng chọn thác, nhưng phân tích ra có chủ trương của tỉnh và huyện nên xã tạo điều kiện và đồng thuận.”

Ông Thiên cũng cho biết, lúc đưa ra chủ trương, địa phương rất băn khoăn, vì có Thác Mu từ lâu, đi đến đâu nói đến mình ở xã Tự Do, họ nói có Thác Mu nên tự hào lắm, nhưng cấp trên phân tích rằng thủy điện mang lại nguồn thu cho tỉnh, cho dù khi làm thủy điện chắc chắn ảnh hưởng đến thác.

Còn về việc đần bù đất đai, ông Thiên cho biết việc xây dựng Thủy điện Suối Mu làm mất vĩnh viễn khoảng 1,7ha đất; cũng như làm giảm đất canh tác của 79 hộ dân. Tuy nhiên, việc đền bù thiệt hại về hoa màu, tài sản trên đất cho người dân căn cứ theo giá của nhà nước. Thủy điện cũng hỗ trợ đền bù cho bà con theo diện tích thực địa và đo đạc trên bản đồ.

“Trước năm 2006 chưa có bản đồ chính quy, một số diện tích của xã bà còn sử dụng, nhưng do canh tác lâu năm nên bà con cứ nghĩ là của mình nên đòi đền bù. Vì thế, xã đã tổ chức tuyên truyền cho bà con hiểu rằng phần đất bà con khai hoang trước đây là đất của xã và xã có quyền thu hồi, chứ không có chuyện ép dân,” ông Thiên phân trần.

Ở cấp quản lý Nhà nước cao hơn, ông Bùi Văn Thắng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Lạc Sơn cho rằng: “Chủ trương của tỉnh thì huyện ủng hộ, chúng tôi đã đề xuất đưa Thác Mu vào danh thắng du lịch cấp tỉnh, hiện tỉnh đang làm dự kiến trong tháng 7/2017 sẽ được công nhận, ở đây chỉ có một điểm nhấn là thác, nếu xây dựng thủy điện mà hỏng thác thì không nên. Quan điểm của huyện là phải làm song song, vẫn phát triển thủy điện nhưng không làm ảnh hưởng đến thác.”

Có chung quan điểm, ông Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết: “Ở góc độ ngành, chúng tôi vẫn muốn bảo vệ, giữa tài nguyên Thác Mu để cho phát triển du lịch. Vì thế, làm thủy điện thì không được phá vỡ cảnh quan Thác Mu. Tuy nhiên, việc này cũng cần phải nghiên cứu, bởi hiện nay người dân đang rất phản đối việc xây dựng Thủy điện Suối Mu.”

“Bản thân tôi cũng ủng hộ người dân ở góc độ nên giữ thác để tạo cảm hứng cho du khách khi đến tham quan, để đảm bảo việc phát triển bền vững lâu dài. Chứ xây thủy điện chắc chắn sẽ làm mất nguồn nước, đến khi không còn đảm bảo nguồn nước thì thủy điện cũng sẽ phải bỏ, cảnh quan cũng không còn,” ông Linh nói thêm.

Ông Linh cũng cho biết, theo đề xuất của địa phương (xã, huyện) và ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh, hiện Sở đang giao cho Ban Quản lý di tích đi khảo sát, lập hồ sơ để xếp hạnh danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, để quản lý và phát triển du lịch. Tuy nhiên, nếu vừa phát triển thủy điện, vừa phát triển du lịch dựa vào nguồn nước của Thác Mu thì sẽ rất khó quản lý.

Để làm rõ thông tin từ phía người dân phản ánh, ngày 27/6/2017, phóng viên VietnamPlus đã liên hệ với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn Hồng, chủ đầu tư Dự án Thủy điện Suối Mu. Tuy nhiên, lãnh đạo công ty đã nêu các lý do để nhiều lần tránh các cuộc hẹn gặp.

Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của chủ đầu tư Dự án Thủy điện Suối Mu, do ông Đinh Văn Hòa - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình ký ngày 15/8/2016. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của chủ đầu tư Dự án Thủy điện Suối Mu, do ông Đinh Văn Hòa - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình ký ngày 15/8/2016. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
bài liên quan
TP.HCM thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp Thụy Điển trong chuyển đổi số, phát triển xanh

TP.HCM thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp Thụy Điển trong chuyển đổi số, phát triển xanh

TP.HCM sẵn sàng tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp Thụy Điển tìm hiểu xúc tiến đầu tư, hợp tác kinh doanh tại thành phố, nhất là trong lĩnh vực chuyển đổi số, phát triển xanh, bền vững.
Một công ty Thủy điện bị xử phạt do vi phạm công bố thông tin

Một công ty Thủy điện bị xử phạt do vi phạm công bố thông tin

Do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thuỷ điện Nậm Hồng bị phạt 92,5 triệu đồng.
Nghệ sĩ saxophone Lê Duy Mạnh: "Văn hoá jazz thắt chặt nền văn hoá"

Nghệ sĩ saxophone Lê Duy Mạnh: "Văn hoá jazz thắt chặt nền văn hoá"

Sự kiện Connecting Jazz được tổ chức với mong muốn qua những bản nhạc huyền thoại tạo kết nối gần gũi hơn với văn hoá của Thuỵ Điển – Việt Nam.
Cựu hoa hậu Thụy Điển đẹp quyến rũ với áo tắm

Cựu hoa hậu Thụy Điển đẹp quyến rũ với áo tắm

Cựu hoa hậu, người mẫu Victoria Silvstedt khoe dáng gợi cảm trên bãi biển St Barths ngày 24/12 vừa qua.
Thúy Diễm rạng ngời, khoe dáng cuốn hút sau sinh trong tà áo dài Minh Châu

Thúy Diễm rạng ngời, khoe dáng cuốn hút sau sinh trong tà áo dài Minh Châu

Sau khi sinh em bé được 4 tháng, Thúy Diễm khiến nhiều người ngỡ ngàng bởi nhan sắc cuốn hút cùng vóc dáng chuẩn mực trong tà áo dài Minh Châu. Nữ diễn viên đang dành thời gian trở lại nghệ thuật sau 1 năm vắng bóng.
Nguyên Khang đưa mẹ du ngoạn Thổ Nhĩ Kỳ sau khi đoạt Quán Quân

Nguyên Khang đưa mẹ du ngoạn Thổ Nhĩ Kỳ sau khi đoạt Quán Quân

Nguyên Khang đã có chuyến du lịch 6 ngày cùng mẹ ở Thụy Điển.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thanh Hoá: Công ty TNHH Tân Hồng Phúc xử phạt vì khai thác vượt quá mốc giới

Thanh Hoá: Công ty TNHH Tân Hồng Phúc xử phạt vì khai thác vượt quá mốc giới

Công ty TNHH Tân Hồng Phúc bị UBND tỉnh Thanh Hoá xử phạt hơn 200 triệu đồng vì khai thác khoáng sản vượt công suất cho phép.
TP.HCM: Cơ sở tắm hơi, massage quận 3 ngang nhiên “lấn sân” sang khám, chữa bệnh

TP.HCM: Cơ sở tắm hơi, massage quận 3 ngang nhiên “lấn sân” sang khám, chữa bệnh

Theo Sở Y tế TP.HCM, cơ sở này đã ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, phường 10, quận 3.
Yên Bái: Binh đoàn xe tải chở vật liệu hoành hành, quần thảo đường liên thôn và Quốc lộ 70

Yên Bái: Binh đoàn xe tải chở vật liệu hoành hành, quần thảo đường liên thôn và Quốc lộ 70

Hàng loạt xe tải chở vật liệu tung hoành trên nhiều tuyến đường thuộc tỉnh Yên Bái rất cần sự vào cuộc của các lực lượng chức năng.
Tin bài khác
TP.HCM: Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng hàng nghìn tỷ đồng

TP.HCM: Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng hàng nghìn tỷ đồng

Ngày 24/4, Công an TP.HCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 4 vừa triệt phá nhóm đối tượng “núp bóng” dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Triệt phá đường dây cá cược bóng đá qua mạng quy mô lớn tại TP.HCM

Triệt phá đường dây cá cược bóng đá qua mạng quy mô lớn tại TP.HCM

Ngày 24/4, thông tin từ Công an TP.HCM cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt 8 bị can về hành vi “Tổ chức đánh bạc” và 4 bị can về hành vi “Đánh bạc”. Các quyết định và lệnh bắt đã được Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố phê chuẩn.
Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Ngày 23/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hà Trung đã Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 đối tượng về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy…
Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Hai đối tượng Vi Hoàng Như và Trần Thị Hương Lan vừa bị Công an quận Tây Hồ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Lực lượng Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh vừa bắt giữ cặp vợ chồng có hành vi buôn bán pháo hoa nổ số lượng lớn.
Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Theo thống kê của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138/CP), trong quý I/2024, lực lượng chức năng đã phát hiện, khởi tố mới 20 vụ/40 đối tượng (tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2023) mua bán người.
Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Từ tháng 1/2023 đến khi bị phát hiện, bắt giữ, cơ quan Công an xác định tổng số tiền cá cược mà đường dây này thực hiện khoảng 50 tỷ đồng.
Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Một nhóm 52 đối tượng vừa bị lực lượng chức năng Công an huyện Đông Anh, Hà Nội triệu tập để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng trên địa bàn.
Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Theo Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường, đây là vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 7 công nhân tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây đau thương mất mát đến nhiều gia đình công nhân.
Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Ngày 20 và 23/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng đối với 06 đối tượng liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.