“Khó xác định sự liên đới của tài xế xe bán tải trong vụ tai nạn” đó là quan điểm của Luật sư Huy An khi trao đổi với phóng viên Báo Phapluatplus về vụ tai nạn giao thông kinh hoàng trên cầu vượt Thái Hà vào đêm 8/11.



Liên quan đến vụ tai nạn thảm khốc trên cầu vượt Thái Hà vào đêm ngày 8/11, sau khi trích xuất camera giám sát giao thông và camera hành trình từ xe ô tô Ford Ranger cũng như lời kể của các nhân chứng thì nguyên nhân sơ bộ của vụ việc đã sáng tỏ.

Hiện trường vụ việc
Hiện trường vụ việc

 Theo đó, xuất phát điểm của vụ việc là xe ô tô bán tải đã bị xe taxi màn BKS 30A – 646.73 có hành động tạt đầu xe, không cho xe bán tải lượt lên, khi đến chân cầu vượt Ngã Tư Sở xe bán tải đã vượt dược lên và chèn lại xe taxi vào sát thành cầu, tuy nhiên xe taxi vẫn lách qua khe vượt lên phía trước.

Có thể nói, đây là tình huống cố tình vi phạm các nguyên các về an toàn giao thông nghiêm trọng của hai lái xe khi di chuyển trong nội đô.

Luật sư Huy An
Luật sư Huy An

 Sau một hồi dùng phương tiện để “thử sức” nhau, hai thanh niên từ trên xe bán tải lao xuống, chặn đầu xe taxi. Lái xe taxi rồ ga cho xe bỏ chạy, hất một thanh niên lên nắp ca-pô. Chiếc xe bán tải lập tức đuổi theo với tốc độ cao, đến cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc thì chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng do xe taxi gây ra.

Nguyên nhân tại sao tài xế taxi nhảy khỏi thành cầu xuống đất, hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên lái xe đang nguy kịch, phải đấu tranh giành giật sự sống từng phút, từng giây trong bệnh viện nên việc xác định rõ nguyễn nhân đó vẫn thể thực hiện được

Theo thông tin, cơ quan chức năng đã triệu tập tài xe ô tô bán tải để làm rõ một số tình tiết liên quan đến vụ việc trên

Trao đổi với Phapluatplus, luật sư Nguyễn Huy An (Trưởng VP luật sư Huy An, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) bày tỏquan điểm: “ Việc hai xe chèn ép nhau trên đường và việc xe taxi gây tai nạn là hai hành vi hoàn toàn khác nhau.”

“ Hành vi lạng lách,chèn ép nhau với tốc độ cao của hai xe ô tô trên đường phố trong nội đô đã vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Trong trường hợp có sự va chạm, đâm húc làm cho xe taxi đâm vào thành cầu gây tai nạn thì mới xác định là có liên quan đến tai nạn. Trong khi đó, xe bán tải không có sự tác động vào xe taxi lúc xay ra tai nạn, thì không thể xác định là có liên quan đến vụ tai nạn”

“Cần làm rõ hành vi chặn xe để làm gi, có cầm hung khí không? Và có hành vi đe dọa đến tính mạng người tài xế taxi? Việc này cần phải được cơ quan điều tra làm rõ” - Luật sư Huy nhấn mạnh

Như vậy, trong trường hợp trên xảy ra thì ngoài việc chịu trách nhiệm về “vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” những người này (trên xe bán tải) phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi “Gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng”. Đây là một chuỗi các hành vi cần được cơ quan chức năng làm rõ.

Tiểu mục 5.1 Mục 5 Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP quy định: “5.1. Hành vi gây rối trật tự công cộng mà để hậu quả xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là "gây hậu quả nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật Hình sự:

a. Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;

b. Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;

c. Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;

d. Chết người;

đ. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;

e. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;

g. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;

h. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.

Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội...

Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không”.

– Người phạm tội theo khoản 1 Điều 245 sẽ bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Có thể bạn quan tâm

Gửi bình luận