Quảng Ninh: Sân bay chuyên dụng tại huyện đảo Cô Tô rộng 130ha
Cô Tô sở hữu nhiều tiềm năng về du lịch với lượng khách tới tham quan, vui chơi, nghỉ dưỡng; lượng du khách không ngừng tăng qua các năm
Quảng Ninh: Bắt 2 đối tượng trong vụ hỗn chiến khiến 1 người tử vong
Quảng Ninh: Nam tài xế bị phạt 6 triệu đồng vì dùng băng dính đen hô biến biển số xe
Theo hồ sơ quy hoạch này, Quảng Ninh định hướng quy hoạch mới sân bay chuyên dùng Cô Tô giai đoạn 2030 - 2050 với diện tích trên 130 ha, đường băng dài 1.800m với các hạng mục: sân đỗ, khu vực quân sự, khu vực cảnh quan, hạ tầng kết nối… đảm bảo khai thác tốt trong mọi điều kiện thời tiết.

Cô Tô là khu vực huyện đảo tiền tiêu có kinh tế phát triển về du lịch.
Theo nhà đầu tư, Cô Tô là khu vực huyện đảo tiền tiêu có kinh tế phát triển, xây dựng đồng bộ; là khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh; là khu du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao gắn với văn hoá lịch sử và thắng cảnh thiên nhiên với các chức năng vui chơi giải trí tổng hợp, thể thao, dịch vụ du lịch, lưu trú, nghỉ dưỡng cao cấp; nghiên cứu khoa học về thiên nhiên, môi trường sinh thái...; Là trung tâm hậu cần nghề cá, trung tâm cứu hộ, cứu nạn vùng Đông Bắc.

Việc quy hoạch sân bay chuyên dùng Cô Tô sẽ tạo thêm sản phẩm du lịch mới cho tỉnh Quảng Ninh.
Cũng theo quy hoạch, đảo Cô Tô lớn phân thành 6 phân vùng chính: Nam Đồng sẽ phát triển cộng đồng sân golf, bãi biển Vàn Chảy nâng cấp thành thị trấn biển, xã Hải Tiến phát triển sân golf và dịch vụ biển, hồ Ông Tiên định hướng du lịch, khu vực sân bay và hậu cần hỗ trợ cho tổng thể cả đảo.
Cô Tô được định hướng mở rộng quỹ đất phát triển đô thị hiện có tại đảo Cô Tô Lớn, Thanh Lân, bố trí đất ở và di dân ra đảo Trần. Đảo Cô Tô Con không bố trí đất ở; 3 đảo phát triển 3 chức năng bổ trợ cho nhau; Đảo Cô Tô Lớn sử dụng không gian mặt nước vịnh Trường Xuân bổ trợ cho các khu chức năng; Đảo Thanh Lân hình thành quỹ đất phát triển du lịch kết hợp cảng khách; Phát triển không gian ở vừa phải, tăng quỹ đất cho hoạt động dịch vụ, giải trí kết hợp nghỉ dưỡng, tăng không gian xanh đệm cho các khu vực chức năng. Kết nối đảo Cô Tô Lớn và đảo Thanh Lân bằng tuyến cáp treo, các điểm kết nối khác bằng tàu thuyền.
Trên cơ sở các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng, phong phú thuận lợi để khai thác để phát triển du lịch cùng nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử văn hoá, làng nghề truyền thống, huyện Cô Tô định hướng xây dựng các loại hình du lịch đặc trưng có tính cạnh tranh cao như du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch MICE, du lịch sinh thái biển, rừng, du lịch tham quan thắng cảnh biển, các di tích lịch sử, văn hóa và làng nghề gắn liền với cộng đồng dân cư trên đảo, du lịch thể thao biển vui chơi giải trí, thám hiểm đa dạng sinh học biển; du lịch khám phá đảo, du lịch trải nghiệm; du lịch cộng đồng "homestay" và du lịch "phi truyền thống".
Trước đó, vào giữa năm 2022, một doanh nghiệp khai thác máy bay thuỷ phi cơ tại TP Hạ Long đã khảo sát, nghiên cứu mở đường bay thuỷ phi cơ ra đến đảo Cô Tô từ đảo Tuần Châu (TP Hạ Long).
Theo đó, dự kiến thời gian di chuyển từ Hạ Long đến Cô Tô và ngược lại khoảng 15-17 phút, máy bay được sử dụng là loại thủy phi cơ cỡ nhỏ, 12 chỗ ngồi, cất và hạ cánh tại mặt nước khu vực Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu và đảo Cô Tô lớn.
Gửi bình luận