Để các chính sách "lạm thu" của Ban giám hiệu nhà trường có hiệu quả thì "cánh tay đắc lực" phải kể đến Ban phụ huynh các lớp học.



Tin nên đọc

Không ép phụ huynh nộp tiền trái quy định

Trong thời gian qua, nhiều vụ việc liên quan đến tình trạng "lạm thu" tại các trường học, một vài vụ việc đã bị xử lý nghiêm khắc, Hiệu trưởng, Hiệu phó vướng vào lao lý. Nhưng một vấn đề được đông đảo phụ huynh, cũng như Ban đại diện phụ huynh học sinh rất quan tâm đó là họ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không, khi BGH trường học là nơi đề xuất phần phụ thu ngoài học phí trái quy định.

Bàn luận về vấn đề này, Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) thông tin, việc thu quỹ của Ban đại diện học sinh (HS) sẽ được thực hiện theo quy định của quy chế ban hành kèm theo Thông tư 55 của Bộ GD&ĐT.

Việc thu quỹ đó phải thực hiện theo quy định tại Điều 10 của quy chế này. Cụ thể, kinh phí hoạt động của Ban đại diện lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ HS và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện lớp.

Kinh phí hoạt động của Ban đại diện trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các Trưởng ban Ban đại diện lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện.

Quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại điện được khoản 2, Điều 10 quy chế nêu rõ. Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ và sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ HS lớp cùng các cuộc họp toàn thể Ban đại diện trường. Không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ hs.

z3806737775469_d575ba3aad61969106b8720d5370c69b

Luật sư Đặng Văn Cường. Ảnh: NCCC

Luật sư Cường cho rằng, việc thu tiền quỹ để hoạt động của Ban đại diện phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, dân chủ, công khai, minh bạch. Trong đó tự nguyện là phải có sự đồng thuận, thống nhất trong tất cả các phụ huynh thì khoản quỹ đó mới được thu.

Còn trường hợp cá nhân tự nguyện thì sẽ không phụ thuộc vào sự đóng góp của những người còn lại. Nếu ở trường nào mà vi phạm sự tự nguyện, ép buộc các phụ huynh nộp các khoản tiền không theo mong muốn của họ thì đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, khoản 4, Điều 10 của quy chế cũng quy định Ban đại diện không được thu quỹ mà không có sự tự nguyện của các phụ huynh hoặc thu để chi phí cho các khoản đầu tư cơ bản thuộc trách nhiệm của nhà trường.

Như vậy, có thể nói rằng, Ban đại diện được thành lập và hoạt động trên cơ sở tự nguyện, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo công bằng, dân chủ tránh việc lợi dụng hoạt động để lạm thu, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các phụ huynh hs, phát sinh những tiêu cực xã hội.

Lãnh đạo trường cấu kết với Ban đại diện lạm thu

Trong quá trình hoạt động của Ban đại diện có sự tham gia và giám sát chặt chẽ của giáo viên chủ nhiệm và lãnh đạo nhà trường theo quy định tại Điều 13 của quy chế trên.

Luật sư Đặng Văn Cường cho biết, hoạt động của Ban đại diện luôn có sự tham gia, kiểm tra, giám sát, phối hợp của giáo viên chủ nhiệm và lãnh đạo nhà trường. Trường hợp giáo viên hoặc cán bộ lãnh đạo nhà trường cấu kết với Ban đại diện thu các khoản thu trái quy định, không phù hợp với quy định tại Điều 10 của quy chế trên thì đây là hành vi vi phạm, người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, Điều 15 của quy chế quy định: Tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý cản trở việc thực hiện Điều lệ Ban đại diện, vi phạm các quy định của Điều lệ Ban đại diện và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Ban đại diện thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Untitled

Các khoản thu của phụ huynh phải trên tinh thần tự nguyện, công khai. Ảnh minh họa báo Tiền Phong.

Bởi vậy, ở trường nào xảy ra tình trạng lạm thu thì thanh tra ngành Giáo dục có quyền vào cuộc thanh tra kiểm tra làm rõ sai phạm của Ban đại diện, sai phạm của giáo viên chủ nhiệm và lãnh đạo nhà trường (nếu có).

Trước tiên, Ban đại diện có hành vi thu quỹ trái quy định phải hoàn trả số tiền thu sai quy định, nếu đã chi sai quy định mà không thể hoàn trả được ngay thì người thu, chi sai quy định phải liên đới bồi thường thiệt hại cho các phụ huynh.

Còn nếu phát hiện giáo viên, cán bộ lãnh đạo nhà trường nhận tiền chi sai quy định hoặc cấu kết với Ban đại diện để thu phải sử dụng quỹ sai quy định thì phải xem xét xử lý kỷ luật, phải bồi thường thiệt hại nếu hành vi là lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây ảnh hưởng xấu thì có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc bằng những chế tài của pháp luật.

"Trường hợp giáo viên hoặc cán bộ lãnh đạo nhà trường cấu kết với Ban đại diện thu các khoản thu trái quy định, không phù hợp với quy định tại Điều 10 của quy chế trên thì đây là hành vi vi phạm, người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Còn Ban đại diện chỉ chịu trách nhiệm phần dân sự"- Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp cho hay.

Có thể bạn quan tâm

Gửi bình luận