Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Theo chân “dáng cò” gánh cả gia đình trên bãi biển Quảng Ninh

Sức khỏe - đời sống
20/10/2019 12:37
Châu Anh
aa
Vào mùa này, khi con nước rút đi, những người phụ nữ lại bắt đầu công việc hàng ngày của mình bằng một chiếc mai, một chiếc rổ để đổ ra bãi biển mưu sinh. Công việc tưởng chừng đơn giản ấy, nhưng ẩn sau đó là cả một gánh nặng mưu sinh cho cả gia đình.


Tin nên đọc

Thuỷ triều xuống thì người lên

Chẳng biết tự khi nào và có từ bao giờ, nhưng cứ đời này tiếp đời khác, những người dân nơi đây bám lấy nước thuỷ triều để bắt đầu cho cuộc mưu sinh một ngày. Họ bắt đầu từ lúc thuỷ triều rút cạn, với chiếc thuổng trên vai, chiếc rá tòng teng bên mình là có thể nuôi sống cả gia đình rồi.

Chúng tôi có mặt tại bãi biển thuộc huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) khi cái nắng đã bắt đầu ngả sang chiều, trên bãi bồi nước rút Chương Xá là hình ảnh nhộn nhịp bởi những người phụ nữ đến từ các xã lân cận như Đông Xá, Đài Xuyên, Đoàn Kết… bắt đầu cuộc sống mưu sinh của mình – Đào sá sùng trên cát.

“Mùa này, thuỷ triều xuống muộn nên công việc chỉ bắt đầu vào đầu giờ chiều. Nước rút đến đâu, chúng tôi đi đào đến đấy. Mỗi buổi nhiều cũng được 2-3kg, ít thì hơn 1kg, thu nhập đủ sống, chú ạ” – chị Hoa, một người dân Đông Xá cho biết.

Cũng theo chị Hoa, việc đào sá sùng trên cát không tốn sức nhiều, nhưng họ phải dầm mình dưới cái nắng hanh hao của cuối thu đầu đông hanh như thiêu như đốt của trưa hè. Tuy nhiên: “có ngày “gặp hen” cũng đào được nhiều, cũng kiếm được khoảng 1 triệu/buổi chú ạ” – chị Hoa cho biết thêm.

547A8757

Với một nhát dậm chân phóng mai thật nhanh, tay hất mai cát lên là chú sá sùng đỏ hỏn bị bắt sống.

Theo quan sát của phóng viên, những người phụ nữ đang mưu sinh bằng cái nghề “bới cát” này cũng không đơn giản. Họ phải nai nịt từ khẩu trang đến gang tay và kể cả đôi ủng trên cơ thể mình để che chắn đi cái nắng, cái gió…, đảm bảo cho sức khoẻ của mình suốt nhiều giờ đồng hồ trên biển. “Phải thật tinh mắt mới phát hiện được đâu là tổ của sá sùng, đâu là tổ của những loài vật khác” - chị Hoa lý giải.

Với hơn 20 năm trong nghề đào sá sung mưu sinh, đôi mắt chăm chăm nhìn xuống bãi cát vừa thoăn thoắt tay đào chị Lục Thị Bình trú thôn Đông Thành xã Đông Xá (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) vừa tiết lộ, sá sùng là loại thân mềm, sinh sống ở vùng bãi cát ven biển, đặc biệt là nơi thuỷ triều lên xuống tạo ra những roi cát. Sá sùng có da trơn, thân tròn màu hồng nhạt, dài khoảng 12-20cm. Ở giữa thân có 30 sợi cơ dọc bao quanh, các cơ trên thân thắt lại đan chéo với cơ vòng trở thành hình vuông.

Cũng bởi vậy nên tổ của chúng thường được phát hiện bởi những hình hoa văn trên cát, trung tâm là một lỗ nhỏ có bong bóng thở lên. “Phát hiện tổ của chúng, phải đào thật nhanh, chỉ cần chậm một chút là chúng sẽ biến mất trong cát…”, chị Bình nói.

Tăng giảm theo… giá vàng

Theo nhưng ngư dân nơi đây, mỗi một kg sá sùng tươi mua tại bãi bồi sau khi được bắt lên có giá từ 250 – 400 nghìn đồng, tuỳ theo mùa và theo kích cỡ. Tuy nhiên, điều đặc biệt, giá một kg sá sùng khô có thể được niêm yết như một chỉ vàng thời điểm ấy. “Giá một chỉ vàng hiện tại sẽ tương đương 1kg sá sùng, chú ạ. Như hiện tại, vàng 4,1 triệu/chỉ thì tương đương 1kg sá sùng khô”, chị Bình cười nói.

Cũng theo chị Bình, hồi tháng Bảy vừa qua, chị đào sá sùng về không bán mà chỉ đem sơ chế và phơi khô để chờ thị trường vàng tăng giá sẽ bán ra. Tuy nhiên, đến thời điểm bán ra thì đột nhiên giá vàng trên thị trường lại rớt nên đành ngậm ngùi xả hàng. “Nó phập phù theo con nước từng mùa thôi chú ạ, nước lên thì ngày công mình cũng lên thôi mà” – chị Bình chia sẻ

Chị Bình nói thêm: “Hai tháng gần đây, giá vàng lên 4,0 - 4,1 triệu đồng/chỉ đang là tháng thu nhập của chúng tôi, chứ không như hồi tháng Bảy vừa qua, giá vàng xuống mức 3,9 triệu đồng/chỉ, giá sá sùng cũng tụt theo…”.

Tuy nhiên, cũng theo người dân mưu sinh bằng nghề bắt sá sùng, vài năm trở lại đây, “ngành nghề” của họ gặp rất nhiều khó khăn bởi diện tích cát bồi dần bị thu hẹp, hiện trạng xấm lấn thảm thực vật ngày càng lớn. “Thậm chí, có ngư dân còn mang theo máy sục đào sá sung, khi phát hiện thì phải báo chính quyền địa phương để can thiệp kịp thời. Bởi đào sá sùng bằng máy rất dễ hỏng thảm bãi cát bồi, nước biển sẽ sân lấm…”, một ngư dân cho hay.

Cách đấy hơn một giờ đi thuyền, tại xã Quan Lạn, trên bãi bồi cuối giờ chiều, hàng chục phụ nữ đang làm việc tích cực cho một ngày mưu sinh trên cát. Trên những giỏ “thành quả” mang theo đã đong đầy những vật phẩm thu về. “Cách đây chừng hai năm thôi, mỗi buổi đi đào cũng phải được từ 3-4 kg, nhưng giờ cả buổi nhiều chỉ 2 -2,5kg, có khi cả buổi chỉ được non 1kg vì các công trình mọc lên như nấm” - chị Phạm Thị Duyên (xã Quan Lạn) chia sẻ.

Chị Duyên cũng cho biết, đào sá sùng là công việc chính của chị cũng là nguồn thu nhập chính trong gia đình với 2 người con, cháu lớn học cấp 3 và đứa nhỏ đang học lớp 7. “Chồng tôi làm công nhân trong đất liền, lương tháng chẳng là bao nhưng đi về lâu dài ổn định. Dường như, mọi sinh hoạt trong gia đình đều dựa vào cồn cát này” – chị Duyên chia sẻ.

Cần giữ vững bãi sá sùng tự nhiên

Những lao động đi khai thác sá sùng tự nhiên có không ít những người dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Những thành viên trong gia đình qua nhiều thế hệ lớn từ cồn cát, bởi thu nhập chính bằng thu nhập từ nghề này. Anh Phạm Văn Hoàn (Tân Phong, Quan Lạn, (huyện Vân Đồn) chia sẻ: Nghề săn sá sùng đã gắn bó với nhiều đời người dân ở Quan Lạn. Tuổi thơ anh luôn gắn liền với chiếc mai, chiếc rổ đi đào, đi soi sá sùng.

547A8770

Thấm đẫm mồ hôi, ngư dân kiểm tra kết quả sau một ngày làm việc vất vả

Dẫn chúng tôi đi dọc bờ biển Quan Lạn, anh Hoàn chia sẻ: “Thế hệ chúng tôi, bất kẻ trai hay gái, cư khoảng hơn mười tuổi, là chúng tôi bắt đầu làm quen với nghề săn thứ “vàng của biển” này rồi. Kinh nghiệm khai thác cứ được bồi đắp từ đời này qua đời khác và những buổi dãi nắng, dầm sương.

“Sá sùng không chỉ nhiều dinh dưỡng, được nhiều du khách quan tâm, ăn thịt sá sùng rất tốt cho sức đề kháng của trẻ nhỏ, người già. Sá sùng khô cho nấu cháo, trẻ biếng ăn thằm chăm ăn…”, anh Hoàn giãi bày thêm.

Những năm trước, khi du lịch còn chưa phát triển thì nghề đào sá sùng được coi như nghề kiếm ra vàng ở Vân Đồn nói chung và vùng Quan Lạn nói riêng. Ngày đó, vào thời cao điểm, một “tay mai” (người đào sái sùng) có thể nuôi sống cả gia đình.

“Nghề này tuy không giàu, nhưng là nghề cứu cánh của cả gia đình trong những thời kỳ kinh tế khó khăn. Bây giờ, hàng ngàn người dân vẫn lấy nghề đào sá sùng làm mưu sinh cho cả gia đình, cho nên rất mong các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh sẽ quy hoạch, giữ vững các bãi sá sùng tự nhiên…”, một ngư dân đã ngoài 70 tuổi chia sẻ.

Báo cáo mới nhất của UBND huyện Vân Đồn do ông Mạc Thành Luân (Chủ tịch UBND huyện ký), huyện Vân Đồn hiện có ba địa điểm khai thác nguồn lợi sá sùng tự nhiên: Bãi sá sùng xã Minh Châu, bãi sá sùng xã Quan Lạn, bãi sá sùng Chương Xá (xã Đông Xá).

Diện tích bãi sá sùng tự nhiên xã Minh Châu khoảng 447 ha, khu vực này làm trên bãi triều giữa đảo Trà Bản và đảo Cảnh Cước. Đây là nguồn lợi sá sùng tự nhiên từ lâu đời, được người dân khai thác bảo vệ. Bãi sá sùng xã tự nhiên xã Quan Lạn có diện tích khoản 1342hecta, nằm trên bãi triều giữa đảo Man và đảo Cảnh Cước. Đây cũng là khu vực có nguồn lợi sá sùng tự nhiên từ lâu đời, được người dân khai thác, bảo vệ. Bãi sá sùng Chương Xá (xã Đông Xá), có diện tích vùng bảo vệ là 500 hécta. Khu vực này, nằm trên bãi chương nổi giáp với luồng lạch giữa Cửa Ông và Vân Đồn. Đây là nguồn lực có sá sùng tự nhiên nhiều, được khai thác thường xuyên của người dân Vân Đồn, Cửa Ông và Văn Châu (Câm Phả).

Báo cáo của UBND huyện Vân Đồn cho thấy, về đề xuất phạm vi, ranh giới để bảo vệ, khai thác nguồn lợi thuỷ sản, diện tích bãi sá sùng Chương Xá khoảng 478 hecta. Mặc dù, khu vực này chưa nằm trong khu vực bảo vệ, phát triển nguồn lợi sá sùng tự nhiên theo quy hoạch ngành nông nghiệp nhưng đây là nguồn lợi sá sùng tự nhiên nhiều, được khai thác thường xuyên và là kế sinh nhai lâu đời của người dân Vân Đồn, Cửa Ông và Văn Châu (Cẩm Phả).

Hiện tại, có một số lượng cộng đồng dân cư trên địa bàn khoảng 800 người đang sinh sống bằng nghề khai thác sá sùng và các thuỷ sản khác tại khu vực. “Từ cơ sở trên, UBND huyện Vân Đồn đề xuất đưa khu vực bãi sá sùng này vào vùng bảo vệ, khai thác nguồn lợi thuỷ sản trong giai đoạn đến năm 2035, từng bước chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, an sinh xã hội cho người dân…”, văn bản của UBND huyện Vân Đồn nêu rõ.

Đây cũng là nguyện vọng của hàng ngàn người dân hàng ngày hành nghề, sinh sống bằng việc đào sá sùng tự nhiên….

bài liên quan
Quảng Ninh: Lật thuyền trên sông Chanh khiến 4 người mất tích

Quảng Ninh: Lật thuyền trên sông Chanh khiến 4 người mất tích

Theo UBND thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh), sáng 25/4, trong quá trình đi làm thủy sản, 6 nữ ngư dân bị đắm thuyền nan do dông, lốc trên biển, trong đó 2 người thoát nạn, 4 người mất tích đang được lực lượng chức năng tìm kiếm.
Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Lực lượng Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh vừa bắt giữ cặp vợ chồng có hành vi buôn bán pháo hoa nổ số lượng lớn.
Cứu hộ thành công 10 ngư dân gặp nạn trên biển

Cứu hộ thành công 10 ngư dân gặp nạn trên biển

Thông tin từ huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) trận dông lốc xảy ra đêm 20/4 đến rạng sáng 21/4 đã khiến gần chục phương tiện trên địa bàn bị đánh đắm, 10 ngư dân gặp nạn được cứu hộ thành công.
Quảng Ninh: Xuyên đêm truy tìm, bắt giữ 2 đối tượng liên quan đến vụ cướp tài sản

Quảng Ninh: Xuyên đêm truy tìm, bắt giữ 2 đối tượng liên quan đến vụ cướp tài sản

Ngày 19/4, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, rạng sáng ngày 18/4, các trinh sát Đội Cảnh sát hình sự Công an thành phố Cẩm Phả đã bắt được 2 đối tượng liên quan đến vụ 1 cướp tài sản.
Mới nhất
Đọc nhiều
TP.HCM: Cơ sở chăm sóc da 3 lần bị xử phạt vì “lấn sân” phẫu thuật thẩm mỹ

TP.HCM: Cơ sở chăm sóc da 3 lần bị xử phạt vì “lấn sân” phẫu thuật thẩm mỹ

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết, đơn vị vừa phát hiện một hộ kinh doanh về chăm sóc da trên địa bàn Quận 7 ba lần bị xử phạt do lấn sân sang phẫu thuật thẩm mỹ, liên tục đổi địa bàn hoạt động.
Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Tây Bắc là một vùng đất xinh đẹp, thơ mộng với những bản làng dân tộc thiểu số mang đậm bản sắc văn hóa.
Khởi động mùa du lịch biển, lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh

Khởi động mùa du lịch biển, lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh

Thông tin được đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2024 do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.