Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Thầy cô và những 'chuyến đò' vượt bão táp COVID-19

Sức khỏe - đời sống
20/11/2021 15:45
Theo Sức khỏe & Đời sống
aa
COVID-19 xuất hiện và kéo dài dai dẳng tạo ra thực trạng chưa từng có từ trước đến nay của thầy trò khắp mọi miền đất nước. Lần đầu tiên thầy trò dạy và học thiếu bảng đen phấn trắng. Chưa bao giờ một điều rất đỗi bình thường, giản dị là học sinh tới trường học lại trở nên khó khăn, thách thức đến vậy...


4 năm cần mẫn "lái đò", thầy Lê Huy Chính - Trường Tiểu học Sơn Kim 2, Hương Sơn, Hà Tĩnh không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học; ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

Trong năm học vừa qua do tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài, bản thân thầy Chính là một giáo viên được phân công phụ trách công nghệ thông tin đã tổ chức tập huấn cho giáo viên trong trường sử dụng các phần mềm như: Zoom, Google meet để tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh nhằm hoàn thành chương trình dạy học.

"Tôi xây dựng và hướng dẫn các đồng nghiệp của mình xây dựng những bài giảng điển tử E - learning để phục vụ việc dạy học. Lớp 5A do tôi phụ trách có 100% học sinh tham gia học trực tuyến. Với các em không có phương tiện học trực tuyến, tôi đã tổ chức cho các em học học theo cặp, theo nhóm từ 2-3 em" - thầy Chính chia sẻ.

Với mong muốn đem lại những tiết học hiệu quả, sinh động, thú vị không nhàm chán, thầy Lê Anh Đông - Trường THPT Ngô Quyền, huyện Phú Riềng, Bình Phước đã dành nhiều thời gian soạn powerpoint, soạn bài, quay video gửi học sinh giúp các em hiểu bài, tìm tòi và sử dụng công nghệ. Sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh, bên cạnh công tác giảng dạy thầy Đông còn xung phong tình nguyện trực các chốt kiểm dịch của thôn của xã.

COVID-19 xuất hiện và kéo dài dai dẳng tạo ra thực trạng chưa từng có từ trước đến nay của thầy trò khắp mọi miền đất nước. Lần đầu tiên thầy trò dạy và học thiếu bảng đen phấn trắng, nhưng điều này vẫn không làm thay đổi quyết tâm vượt qua kỳ thi tốt nghiệp của thầy Trang Giá Thành và các học trò Trường THPT Trần Văn Thời, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Quyết tâm "ngừng đến trường nhưng không ngừng học" thầy trò đã cùng nhau hoàn thành chương trình, cùng nhau ôn tập. Đúng nghĩa với từ "vùng sâu", các em thiếu đủ thứ, thiếu smartphone, laptop… đến thiếu wifi, 3G,… Nhưng không chịu khuất phục, thầy Thành thì miệt mài tìm thông tin, biến cái phòng làm việc nhỏ thành "trung tâm thu - phát sóng" còn trò thì thành các "ăngten vệ tinh".

"Lớp học chúng tôi không chỉ có thầy giảng bài mà ai cũng có thể giảng được. Học sinh nào biết, hiểu bài đều có thể là "thầy" cho những em chưa hiểu. Thời gian tiết học của chúng tôi không còn là 45 phút mà có thể kéo dài cả ngày, đến tận khuya.... Thầy giáo Trang Giá Thành nói.

Thầy Thành nghẹn ngào, thầy dạy trên địa bàn sông nước, phụ huynh thường tập trung làm ở khu công nghiệp ở TPHCM, Đồng Nai... để cung cấp kinh tế về cho gia đình.

Sau khi dịch bệnh xảy ra, một số học sinh mất đi cha mẹ đã gặp khó khăn trong việc tiếp cận học tập, bị tổn thương tâm lý nên dễ bỏ học. Do vậy, thầy cô giáo và nhà trường phải thường xuyên quan tâm, động viên các em vượt qua giai đoạn khó khăn.

Được tiếp cận dự án tăng cường kỹ năng công nghệ thông tin và khoa học máy tính cho trẻ em Việt Nam, thầy Bùi Minh Đức - Trường Tiểu học và trung học cơ sở Phú Lương, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình không ngừng tìm tòi, đổi mới để về trường xây dựng kế hoạch và chia sẻ tới học sinh.

"Một trong những nội dung hay nhất tôi triển khai đó là lập trình Scratch. Ngoài Scratch tôi linh hoạt lồng ghép các ứng dụng khoa học máy tính vào giảng dạy nhằm thu hút và gây hứng thú đến học sinh trong mỗi tiết học như: Kahoot, bài giảng bằng Powerpoint, dạy học bằng các hình ảnh ví dụ trực quan" – thầy Đức nói.

Trong năm học 2020-2021 do sự ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên các em học sinh được nghỉ ở nhà, thầy Đức đã mạnh dạn sử dụng các ứng dụng dạy học trực tuyến như GoogleMeet, Zalo để trao đổi bài và gửi bài tập cho các em học sinh. Hơn nữa thầy còn sử dụng Google Form để tạo các câu hỏi trắc nghiệm cho các em học sinh ôn tập củng cố và có đánh giá trên zalo. Các video ngắn về các bài lập trình Scratch cũng như Microbit trên Youtube cũng được thầy chia sẻ để các em học sinh có thể tham khảo thêm.

Đem chữ lên non

Ở xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, Lai Châu, không ai là không biết đến cô giáo Đặng Thị Hà - Trường Mầm non Tà Tổng. Trường Mầm non số 1 Tà Tổng là nơi cô Hà "dừng chân" - một ngôi trường vùng đặc biệt khó khăn trường lớp đều là tranh tre, nứa lá tất cả đều mới lạ, điểm bản xa chỉ có một giáo viên.

Hàng ngày bên lớp học nhỏ đơn sơ cùng các con với tình yêu, sự chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn của các con, cô Hà luôn mong muốn mang lại những gì tốt đẹp nhất đến với các con để các con dần hòa nhập và nhận biết thế giới xung quanh trẻ bằng cách làm những bộ đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu phế thải sẵn có tại địa phương như: cát, sỏi, tre, nứa… làm nguyên vật liệu và đồ dùng dạy học và các mô hình giúp trẻ phát triển vận động bằng lốp xe cũ, mô hình biển đảo quê hương... giúp các con hứng thú học tập và yêu thích đến trường.

Thầy cô và những 'chuyến đò' vượt bão táp COVID-19 - Ảnh 3.Tri ân, động viên các thầy cô vượt khó dạy và học.

Là một giáo viên dạy tại một ngôi trường đặc biệt khó khăn nhưng chưa giây phút nào cô giáo trẻ nản lòng mà luôn hy vọng và tin tưởng nhiều hơn. Chính niềm tin đó giúp cô vững vàng với lựa chọn của mình, tự tin trong việc rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, trong nghiên cứu và đưa ra các giải pháp, sáng kiến áp dụng vào giảng dạy, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương nơi công tác đem lại niềm tin của phụ huynh và đồng nghiệp.

Học sinh ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Giồng Riềng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang gần như 100% là học sinh người Khmer. Thầy Huỳnh Bá Hiếu cho biết, gia đình nhiều em còn rất khó khăn, không có thiết bị học trực tuyến, hầu như đa số các em khi tham gia học trực tuyến đều không thể tương tác với giáo viên. Các em không biết nút nào chat, giơ tay, nộp bài, vào hệ thống vnEdu LMS học như thế nào. Thầy trò phải hàng đêm kết nối và chính thầy Hiếu phải cần mẫn hướng dẫn cho từng em.

Trong mùa dịch COVID-19, thầy Hiếu cũng đã giúp và hỗ trợ được rất nhiều giáo viên qua các buổi tập huấn của Phòng giáo dục và đào tạo Giồng Riềng để giáo viên có thể tham gia giảng dạy trực tuyến; giới thiệu các chương trình cho giáo viên và cách sử dụng như: Mentimeter, Padlet, Geogebra, Google Forms,… đảm bảo việc dạy trực tuyến cho học sinh.

Thầy cô và những 'chuyến đò' vượt bão táp COVID-19 - Ảnh 4.

"Chính các thầy cô là người khơi dậy khát vọng cho nhau và cho học sinh để vươn lên, sống có lý tưởng và cống hiến", Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh chia sẻ.

Chia sẻ cùng thầy cô...

Sáng 20/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" 2021 – tuyên dương các giáo viên có nhiều sáng kiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả trong điều kiện khó khăn như bị thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh COVID-19 ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19.

Sau 6 lần tổ chức, Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" đã tuyên dương 340 thầy giáo, cô giáo công tác tại các trường học điểm lẻ tại 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; các trường học nằm trên đảo thuộc các huyện đảo và các đơn vị hành chính cấp huyện có xã đảo và các cán bộ chiến sĩ Bộ đội Biên phòng, các cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và trung tâm bảo trợ xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Bộ GD&ĐT; thầy giáo, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy cho các học sinh là người dân tộc thiểu số tại các lớp học thuộc các trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở; thầy cô giáo là người dân tộc thiểu số đang trực tiếp dạy học cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn...

Mỗi thầy giáo, cô giáo được tuyên dương được nhận 01 sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng và Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiều phần thưởng có ý nghĩa khác. Chương trình đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban ngành ở Trung ương và được dư luận xã hội đánh giá cao.

Trước đó, trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt, biểu dương 50 thầy cô giáo được tuyên dương vào chiều ngày 18/11; Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp mặt, động viên và tặng Bằng khen cho 50 thầy cô giáo trong Chương trình vào sáng ngày 19/11/2021. Cũng trong sáng ngày 19/11/2021, đã diễn ra Diễn đàn "Áp dụng công nghệ đổi mới đổi với việc dạy và học cho học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn"...

Có thể nói, dù dịch bệnh đã làm xáo trộn nhiều mặt của xã hội nhưng dịch bệnh cũng làm sáng bừng nghị lực và sự sáng tạo của người thầy người cô. Chừng nào tấm lòng và nghị lực của các thầy cô còn đó, chừng đó ngành giáo dục sẽ vẫn có thể thích nghi và truyền tải kiến thức cho thế hệ tương lai của đất nước...

Link:https://suckhoedoisong.vn/thay-co-va-nhung-chuyen-do-vuot-bao-tap-covid-19-169211120084645079.htm

bài liên quan
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch cơ sở giáo dục chuyên biệt với người khuyết tật

Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch cơ sở giáo dục chuyên biệt với người khuyết tật

Thủ tướng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật.
Bộ GD&ĐT phê duyệt sách giáo khoa lớp 9 và 12

Bộ GD&ĐT phê duyệt sách giáo khoa lớp 9 và 12

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vừa ký Quyết định phê duyệt sách giáo khoa (SGK) lớp 9 và lớp 12 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT).
Bộ GD&ĐT nghiêm cấm tặng quà Tết dưới mọi hình thức

Bộ GD&ĐT nghiêm cấm tặng quà Tết dưới mọi hình thức

Bộ GD&ĐT ký ban hành văn bản gửi các Sở GD&ĐT; Các Đại học, học viện, trường Đại học, trường Cao đắng sư phạm về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Hà Nội: Diễn biến mới vụ học sinh ngã từ tầng 3 xuống đất tử vong

Hà Nội: Diễn biến mới vụ học sinh ngã từ tầng 3 xuống đất tử vong

Trường Mầm non Huỳnh Cung đã báo cáo vụ việc học sinh 5 tuổi của trường ngã từ tầng 3 xuống đất tử vong lên UBND huyện Thanh Trì, và huyện cũng đã báo cáo Thành ủy và UBND TP theo đúng quy định.
Quy chế thi tốt nghiệp tạo thuận lợi cho thí sinh

Quy chế thi tốt nghiệp tạo thuận lợi cho thí sinh

Theo đánh giá của nhiều giáo viên, về cơ bản kỳ thi giữ ổn định như năm 2023 nên tạo thuận lợi để học sinh có thể yên tâm học, ôn luyện. Thầy cô cũng sẽ lưu ý để hướng dẫn, chuẩn bị cho học sinh tốt nhất.
Tồn tại, hạn chế sau 10 năm thực hiện Nghị Quyết 29

Tồn tại, hạn chế sau 10 năm thực hiện Nghị Quyết 29

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị để sớm khắc phục.
Mới nhất
Đọc nhiều
Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá xăng RON95 tăng 530 đồng/lít, giá bán là 24.810 đồng/lít, giá dầu diesel được điều chỉnh giảm 320 đồng/lít, giá bán là 20.690 đồng/lít.
Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Chiều ngày 27/03/2024, Đại tá Phạm Hải Đăng – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã chủ trì hội nghị Giao ban Cơ quan CSĐT Quý I năm 2024.
Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Ngày 02/04 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 1000 chiến binh toàn quốc.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY