Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 24 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 24°C

Tăng học phí: 'Đòn bẩy' trong tự chủ?

Sức khỏe - đời sống
14/06/2022 08:45
Khôi Nguyên
aa
Năm học 2022 - 2023 sắp tới là lúc các bậc phụ huynh, học sinh – sinh viên đau đầu với bài toán 'học phí'.


Screenshot_20220614_070731

Học phí là mối quan tâm của cả phụ huynh lẫn học sinh.

Tại Hà Nội, dự kiến mức học phí sẽ tăng từ 2 đến 2,5 lần mức trần khi áp dụng quy định tại Nghị định 81/2021 của Chính phủ. Theo lý giải, tăng học phí để tăng đầu tư cho giáo dục. Điều này đồng nghĩa các khoản đóng góp tự nguyện, xã hội hóa lâu nay phụ huynh có giảm? Người học được thụ hưởng ra sao?

Nhiều loại phí ở trường tư

Dự kiến, năm học 2022 - 2023, mức học phí ở một số cấp học tại Hà Nội sẽ tăng gấp đôi. Cụ thể, bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông ở các quận, thị xã, thị trấn có mức học phí dự kiến là 300 nghìn đồng/học sinh/tháng; khu vực nông thôn là 100 nghìn đồng/học sinh/tháng (riêng bậc THPT là 200 nghìn đồng/tháng); khu vực miền núi và vùng dân tộc thiểu số là 50 nghìn đồng/học sinh/tháng (bậc THPT là 100 nghìn đồng/tháng). Các năm tiếp theo, học phí tiếp tục tăng.

Chị Ngô Thị Linh (trú huyện Hoài Đức) bày tỏ sự lo lắng khi nghĩ đến học phí năm học tới của cô con gái chuẩn bị lên lớp 6 sẽ tăng lên 300 nghìn đồng/tháng. Đầu năm học luôn là khoảng thời gian khó khăn về tài chính với gia đình bởi giá cả leo thang mà tiền lương vẫn vậy. Tiết kiệm đến mấy, đầu năm, gia đình cũng mất 2 - 3 triệu đồng. Ngoài cô con gái chuẩn bị lên lớp 6, chị Linh còn một cậu con trai đang học năm 1 đại học.

Chỉ riêng tiền học của các con, mỗi năm, gia đình phải lo liệu khoảng 23 triệu đồng, chưa kể chi phí phát sinh khác. Để chuẩn bị cho năm học tới, ngay từ khi nghe tin học phí cả bậc đại học lẫn phổ thông đều tăng, vợ chồng chị Linh tính đến việc cắt giảm chi tiêu để có tiền đóng học cho con. “Chúng tôi mong thành phố tính toán sao cho mức tăng học phí ở mức hợp lý và phải nâng chất lượng giáo dục xứng đáng với học phí phụ huynh đóng”, chị Linh bày tỏ.

Còn chị Nguyễn Thị Hằng - trú quận Cầu Giấy (Hà Nội) có hai con vào lớp 6 và lớp 10 năm học tới. Tuy nhiên, sức học của con trai lớn ở mức trung bình khá nên khó có cơ hội đỗ vào lớp 10 trường THPT công lập. Chị đã tham khảo một số trường ngoài công lập để có thể cho con vào học. Điều người mẹ này băn khoăn là đa số các trường THPT tư thục tại Hà Nội đều yêu cầu đóng nhiều loại phí với mức cao. Trong đó có loại phí giữ chỗ lên tới cả chục triệu đồng. Với mức thu nhập từ nghề tự do như vợ chồng chị Hằng thì khó có thể theo được.

Cụ thể, Trường THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) quy định phí giữ chỗ là 10 triệu đồng, phí ghi danh 2 triệu đồng, cơ sở vật chất 2 triệu đồng/năm. Trường THPT Archimedes có phí ghi danh 3 triệu đồng, phí hồ sơ 500 nghìn đồng, phí dự thi 1,5 triệu đồng. Sau đó nếu nhập học, học sinh phải đóng tiền cơ sở vật chất 3 triệu đồng, tiền hoạt động 1 triệu đồng. Trường THCS-THPT Tạ Quang Bửu cũng yêu cầu phụ huynh nộp phí nhập học 2 triệu đồng, phí phát triển trường 3 triệu đồng...

Screenshot_20220614_070744

TS Nguyễn Thị Cúc Phương – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội trong một buổi tư vấn tuyển sinh cho học sinh phổ thông.

Thu – chi sao cho đúng

Việc tăng học phí của các trường đại học tự chủ theo TS Nguyễn Thị Cúc Phương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội là cần thiết. Học phí là một phần thu nhập quan trọng để đầu tư cho điều kiện giảng dạy và học tập tốt hơn. Nhờ có lộ trình tăng học phí, trong những năm gần đây, nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất khang trang, phòng học có điều hòa, hệ thống phòng máy tính hiện đại.

Một thực tế cần nhìn nhận hiện nay đó là thu nhập của giảng viên đại học vẫn ở mức trung bình. Vì thế có hiện tượng “chảy máu chất xám” khi các thầy cô rời trường công để sang làm giảng viên trường tư vì thu nhập cao hơn. Do đó, điểm mấu chốt là làm sao để tăng thu nhập cho giảng viên bên cạnh tăng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Hiện nay học phí chiếm khoảng 60 - 65% tổng thu của nhà trường nên trường phải tìm thêm các nguồn thu khác nhau ngoài học phí (Trường ĐH Hà Nội có nguồn thu từ dịch vụ thi năng lực ngoại ngữ). Tuy nhiên, mấy năm qua do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên nguồn thu này cũng bị ảnh hưởng.

TS Nguyễn Thị Cúc Phương cũng cho rằng, việc đi học đại học cần coi như một khoản đầu tư xứng đáng để sau này các em có cơ hội việc làm tốt. Đơn cử, học phí của một sinh viên có thể lên tới khoảng 23 - 25 triệu đồng/năm. Nhưng nếu sinh viên đó ra trường mà có khả năng ngoại ngữ tốt thì thu nhập có thể đạt trung bình 10 triệu đồng/tháng. Như vậy chỉ cần đi làm 2 - 3 tháng là lương của em đó có thể bù đủ số tiền học phí cho cả một năm học. Nếu tính bài toán về chi phí đầu tư ban đầu và công ăn việc làm sau này thì điều này rất xứng đáng.

Với những sinh viên thuộc diện khó khăn, trường có hai hình thức hỗ trợ. Theo quy định, tất cả trường đại học đều phải dành tối thiểu 8% học phí để chi học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên. Học bổng là 100% (học lực khá), 110% (học lực giỏi) và 120% (học lực xuất sắc) của mức học phí mà sinh viên đã đóng.

Chia sẻ thông tin tăng học phí, em Trần Thị Hồng Minh - sinh viên K59 Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Ngoại thương cho hay: Từ năm học trước nhà trường đã có thông báo tăng không quá 10% học phí. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 nên kế hoạch này vẫn chưa thực hiện. Nữ sinh này đã nhận rõ sự đổi khác về cơ sở vật chất khi nhà trường đầu tư xây dựng mới khu vực sân khấu và khánh thành không gian tự học để giúp sinh viên có thêm một địa điểm để tự học mỗi khi không phải lên giảng đường.

Chia sẻ về vấn đề này, TS Lê Đông Phương – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục đại học đồng quan điểm và khẳng định, nếu các trường không nâng học phí trong bối cảnh ngân sách từ Nhà nước bị cắt giảm sẽ khó duy trì hoạt động. Ông cho rằng, việc tăng học phí cần làm theo lộ trình phù hợp với tình hình ở từng địa phương. Bên cạnh đó, các khoản thu chi cần được nhà trường công khai, minh bạch và sử dụng đúng mục đích, tránh tình trạng thu chi sai quy định.

Theo TS. Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Hà Nội), việc quản lý và sử dụng học phí phải hết sức minh bạch, hợp lý và đảm bảo công khai. Cơ sở giáo dục thực hiện quản lý các khoản thu, chi học phí theo chế độ kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp. Cơ sở giáo dục trước khi tuyển sinh hoặc xét tuyển phải công bố, công khai mức thu học phí, chi phí đào tạo cho từng năm học, cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, lộ trình tăng học phí (nếu có) cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học.

Link gốc: https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/tang-hoc-phi-don-bay-trong-tu-chu-cPI7I0C7R.html

bài liên quan
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc báo của độc giả trong thời đại kỷ nguyên công nghệ số, 10h sáng ngày 28/2, Chuyên trang điện tử Truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Phapluatplus.vn) sẽ chính thức thay đổi giao diện mới với nhiều chuyên mục chuyên sâu, hấp dẫn.
Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Đã có 77 phương tiện cơ giới đường bộ, ô tô điện đủ điều kiện hồ sơ để đăng kiểm trong 2 ngày 24, 25/2 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô.
Mới nhất
Đọc nhiều
Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hơn 100 đại biểu đại diện chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến của tỉnh Nghệ An tham gia Chiến dịch về tham dự.
Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

English Challenge là Cuộc thi tiếng Anh dành cho sinh viên và học sinh đam mê tiếng Anh, là nơi để sinh viên tỏa sáng tài năng và tăng cường sự kết nối.
Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Chỉ vì giải quyết khó khăn trước mắt mà không ít người lao động đã rút BHXH một lần, nhưng khi về già mới thấy được khó khăn, thiệt đủ đường.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.