Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 30 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 30°C

Tại sao học sinh 'im lặng' trước áp lực học hành từ nhà trường, gia đình?

Sức khỏe - đời sống
12/11/2018 08:53
Nguyễn Mỹ
aa
Trên nhiều diễn đàn, các em tuổi teen thường than thở chán nản bởi áp lực học hành khi cha mẹ đặt quá nhiều kì vọng khiến một ngày của các em học liên tục từ 7h sáng đến 12h đêm. Ở nhà, ở trường, các em đều có cảm giác bị phân biệt đối xử, bị so sánh với “con người ta”… Bởi thế, các em dường như sống trong thế giới riêng của mình…


Phụ huynh tránh đẩy con mình tới… suy nghĩ và hành vi dại dột. Ảnh minh họa
Phụ huynh tránh đẩy con mình tới… suy nghĩ và hành vi dại dột. Ảnh minh họa

Chỉ thầy cô gọi học sinh là cá biệt

Thùy Linh, một học sinh (HS) Hà Nội chia sẻ, mặc dù nhiều trường có mô hình phòng tâm lý học đường rất hay, nhưng đa số bạn bè Linh lại có suy nghĩ “mình đến phòng này là mình thần kinh”. Theo Linh, cách xử lý của giáo viên, cũng như phụ huynh không tạo cho HS sự tin tưởng. “Khi mà ở trường có tình trạng phân biệt đối xử, không hiểu tại sao các thầy cô giáo còn gọi các bạn là “cá biệt”.

Chỉ có người lớn gọi như thế, chúng em không ai gọi bạn của mình là “cá biệt”, Linh nhấn mạnh. Và ngay trong gia đình, họ hàng của Linh cũng có tình trạng phân biệt đối xử, những đứa cháu học giỏi sẽ được thương hơn, cháu trai cũng được quý hơn cháu gái, rồi tình trạng so sánh với “con người ta” cũng thường xuyên diễn ra.

“Ngay cả giáo viên cũng đặt ra quy tắc ngầm, ví dụ như con gái học ban A không nên mặc váy vì không phù hợp. Cô cũng yêu quý các bạn học giỏi hơn. Cô có biết như vậy là phân biệt đối xử và khiến khoảng cách cô trò xa hơn không?”, Thùy Linh bày tỏ.

Ở góc độ sâu xa hơn, là chuyên viên tâm lý Trường THCS-THPT Nguyễn Siêu, cô Nguyễn Thu Huyền cho biết, từng tiếp xúc với nhiều HS khó khăn về tâm lý, bị cô lập, tẩy chay và thấy rằng những hành vi phân biệt đối xử với HS diễn ra ngay trong trường học, giữa HS với nhau và giáo viên cũng vậy.

Cô Huyền phân tích, HS phân biệt đối xử với bạn có lẽ do học từ chính hành vi của cha mẹ, người lớn. Cha mẹ so sánh trẻ chỉ vì muốn con trở nên tốt hơn, nhưng trẻ không cảm nhận được điều này, làm trẻ mất đi sự tự tin vào bản thân. Giáo viên cũng hay so sánh HS, phân chia lớp theo năng lực của HS.

Giáo viên đem cả nhóm HS so sánh trên diện rộng, cả lớp đó được gắn “mác”. Trong khi trên thực tế, đặc điểm trí tuệ của mỗi HS khác nhau. Có những em thông minh về toán học, logic, có em nổi trội về nghệ thuật…

“Tại sao những em thông minh về logic, toán học lại được ưu ái hơn những em vượt trội về mặt nghệ thuật, xã hội? Tôi biết có học trò đàn hay, vẽ giỏi nhưng lại buộc phải học các môn về kinh tế vô cùng chật vật, đau khổ. Có học trò bảo tôi, có những người sống đến 80 tuổi nhưng thực chất họ đã chết từ năm 15 tuổi.

Tôi đã rất buồn khi nghe điều này vì phân biệt đối xử mà các em phải sống với suy nghĩ, mong muốn của người khác. Muốn có đứa trẻ tốt phải giáo dục 20-30 năm trước khi đứa trẻ ra đời. Rất cần giáo dục để trẻ nhỏ biết tôn trọng sự đa dạng bằng sự yêu thương, sự tử tế”, cô Huyền nhấn mạnh.

Và cô Thu Huyền cho rằng, người lớn phân biệt đối xử với trẻ em cũng đáng thương, bởi ít nhiều trong quá khứ người lớn cũng trải qua sự phân biệt đối xử này. Bản thân người lớn cũng cần chữa lành sự tổn thương của “đứa trẻ” bên trong mình.

Chú ý đến con sẽ giảm nguy cơ về sức khỏe tinh thần

Gần đây, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận rất nhiều ca điều trị tâm lý mà bệnh nhân là các em học sinh độ tuổi từ 14 đến 17, đang đối diện với những kì thi chuyển cấp và tốt nghiệp. Nghiên cứu do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc tại Việt Nam công bố cho thấy, áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em và trẻ vị thành niên ở Việt Nam gặp các rối loạn về sức khỏe tâm thần.

Các bạn trẻ luôn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi khi đứng trước những áp lực về việc học mà bố mẹ đặt ra: trường chuyên, lớp chọn, điểm số đứng đầu, trường đại học danh giá,… Nhiều học sinh không chịu đựng nổi đã nảy sinh những ý nghĩ dại dột.

Là chuyên gia về trẻ em, bà Lê Thị Khánh Vân cho rằng, trẻ em ngây thơ trong sáng nên học theo người lớn rất nhanh. Việc tác động làm thay đổi môi trường xung quanh trẻ cùng những thay đổi trong nhận thức và hành vi của người lớn như thầy cô, cha mẹ và sự đồng hành của các nhóm tư vấn trường học với vai trò là người giúp đỡ cũng giúp cải thiện tình trạng phân biệt đối xử với trẻ.

Ở trường nên đưa vào quy định nghiêm cấm HS trêu đùa nhắm vào giới tính, sự khuyết tật của bạn… Trong khi đó, sách giáo khoa và các tài liệu truyền thông chỉ đề cập đến các bé trai, bé gái xinh đẹp, đã đến lúc cần xem xét việc có nên đưa các đối tượng khác vào không, trẻ da màu, khuyết tật…

Phòng tâm lý học đường cũng phải được chuyên nghiệp hóa, người phụ trách không phải là giáo viên thì HS mới có thể thoải mái chia sẻ, tâm sự, bà Khánh Vân đề xuất.

Theo bà Khánh, hiện nay, trong nhiều gia đình và nhà trường, bố mẹ và thầy cô đôi khi vẫn hay so sánh trẻ này với trẻ khác với mong muốn trẻ sẽ noi theo những tấm gương đó, hoặc vì tự ái, xấu hổ mà cố gắng hoàn thiện bản thân.

Tuy nhiên, việc làm này của người lớn không đem lại hiệu quả về mặt giáo dục, ngược lại khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương, tạo ra tâm lý bực tức, giận dỗi với người so sánh mình lẫn người được lấy ra làm hình mẫu để so sánh với mình.

Đồng thời, TS Nguyễn Khánh Trung, Tổ chức Giáo dục Emile Việt, Tiến sĩ chuyên ngành xã hội học giáo dục tại Đại học Toulouse 2 (Pháp) chia sẻ tại Phần Lan và nhiều nước phát triển khác: Mục đích giáo dục của họ rất rõ ràng, là dạy dỗ học sinh thành những người tự chủ, có khả năng bước đi trên đôi chân của mình, chứ không phải sống cuộc đời của người khác.

Ngay từ cấp mẫu giáo, học sinh đã được trang bị kỹ năng sống, giáo dục về giới tính để biết cách bảo vệ, tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. Còn chúng ta, chương trình giáo dục còn quá nặng về kiến thức, học sinh học ngày học đêm, học rất nhiều mà không chú trọng dạy trẻ các kỹ năng cần thiết.

Cùng với áp lực tâm lý con phải học để vào trường nọ, trường kia đã khiến nhiều phụ huynh luôn thúc giục các con. Nhiệm vụ của con cái chỉ là việc học, học ngày học đêm, từ chính khóa đến học thêm khiến các con ăn còn không kịp thì đừng nói làm được việc gì. Đứa trẻ quay cuồng cùng các lớp học nên không có kinh nghiệm sống. Khi lớn lên, sự kiểm soát bên cạnh không còn nhiều nữa, đứa trẻ sẽ rất khó khăn khi một mình đối diện giải quyết các vấn đề.

Do đó, PGS.TS Đặng Hoàng Minh - Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội cũng cho rằng, các em đang chịu áp lực học tập từ cả gia đình và nhà trường. Nhiều trẻ học đến 11-12h đêm. Để giúp con giải tỏa áp lực trong học tập, cha mẹ cần hiểu con mình, biết con mình mong muốn gì, cái gì mang lại hạnh phúc cho con. Nếu cha mẹ chú ý đến điều đó thì đứa con sẽ hạnh phúc hơn.

“Theo nghiên cứu trên thế giới, mỗi ngày ít nhất 15 phút, bố mẹ chơi, nói chuyện, chú ý đến con thì con sẽ giảm nguy cơ về sức khỏe tinh thần. Nếu các con bị sang chấn về tâm thần, con có dấu hiệu không ổn thì cha mẹ cần trao đổi, lắng nghe con, xem con cảm thấy thế nào. Nhiều bố mẹ coi việc đó không quan trọng.

Con ốm thì bố mẹ đưa đến bác sĩ nhưng tinh thần của con có vấn đề thì bố mẹ thường không đưa đến bác sĩ tâm lý. Đôi khi, những đứa trẻ lo âu trong thời gian dài, bố mẹ chỉ nghĩ chuyện đó là bình thường ở tuổi vị thành niên nhưng có đứa trẻ trải qua được thời điểm khó khăn đó, có em không bước qua được và đã làm điều dại dột”, PGS.TS Đặng Hoàng Minh nhấn mạnh.

Chỉ thầy cô gọi học sinh là cá biệt

Thùy Linh, một học sinh (HS) Hà Nội chia sẻ, mặc dù nhiều trường có mô hình phòng tâm lý học đường rất hay, nhưng đa số bạn bè Linh lại có suy nghĩ “mình đến phòng này là mình thần kinh”. Theo Linh, cách xử lý của giáo viên, cũng như phụ huynh không tạo cho HS sự tin tưởng. “Khi mà ở trường có tình trạng phân biệt đối xử, không hiểu tại sao các thầy cô giáo còn gọi các bạn là “cá biệt”.

Chỉ có người lớn gọi như thế, chúng em không ai gọi bạn của mình là “cá biệt”, Linh nhấn mạnh. Và ngay trong gia đình, họ hàng của Linh cũng có tình trạng phân biệt đối xử, những đứa cháu học giỏi sẽ được thương hơn, cháu trai cũng được quý hơn cháu gái, rồi tình trạng so sánh với “con người ta” cũng thường xuyên diễn ra.

“Ngay cả giáo viên cũng đặt ra quy tắc ngầm, ví dụ như con gái học ban A không nên mặc váy vì không phù hợp. Cô cũng yêu quý các bạn học giỏi hơn. Cô có biết như vậy là phân biệt đối xử và khiến khoảng cách cô trò xa hơn không?”, Thùy Linh bày tỏ.

Ở góc độ sâu xa hơn, là chuyên viên tâm lý Trường THCS-THPT Nguyễn Siêu, cô Nguyễn Thu Huyền cho biết, từng tiếp xúc với nhiều HS khó khăn về tâm lý, bị cô lập, tẩy chay và thấy rằng những hành vi phân biệt đối xử với HS diễn ra ngay trong trường học, giữa HS với nhau và giáo viên cũng vậy.

Cô Huyền phân tích, HS phân biệt đối xử với bạn có lẽ do học từ chính hành vi của cha mẹ, người lớn. Cha mẹ so sánh trẻ chỉ vì muốn con trở nên tốt hơn, nhưng trẻ không cảm nhận được điều này, làm trẻ mất đi sự tự tin vào bản thân. Giáo viên cũng hay so sánh HS, phân chia lớp theo năng lực của HS.

Giáo viên đem cả nhóm HS so sánh trên diện rộng, cả lớp đó được gắn “mác”. Trong khi trên thực tế, đặc điểm trí tuệ của mỗi HS khác nhau. Có những em thông minh về toán học, logic, có em nổi trội về nghệ thuật…

“Tại sao những em thông minh về logic, toán học lại được ưu ái hơn những em vượt trội về mặt nghệ thuật, xã hội? Tôi biết có học trò đàn hay, vẽ giỏi nhưng lại buộc phải học các môn về kinh tế vô cùng chật vật, đau khổ. Có học trò bảo tôi, có những người sống đến 80 tuổi nhưng thực chất họ đã chết từ năm 15 tuổi.

Tôi đã rất buồn khi nghe điều này vì phân biệt đối xử mà các em phải sống với suy nghĩ, mong muốn của người khác. Muốn có đứa trẻ tốt phải giáo dục 20-30 năm trước khi đứa trẻ ra đời. Rất cần giáo dục để trẻ nhỏ biết tôn trọng sự đa dạng bằng sự yêu thương, sự tử tế”, cô Huyền nhấn mạnh.

Và cô Thu Huyền cho rằng, người lớn phân biệt đối xử với trẻ em cũng đáng thương, bởi ít nhiều trong quá khứ người lớn cũng trải qua sự phân biệt đối xử này. Bản thân người lớn cũng cần chữa lành sự tổn thương của “đứa trẻ” bên trong mình.

Chú ý đến con sẽ giảm nguy cơ về sức khỏe tinh thần

Gần đây, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận rất nhiều ca điều trị tâm lý mà bệnh nhân là các em học sinh độ tuổi từ 14 đến 17, đang đối diện với những kì thi chuyển cấp và tốt nghiệp. Nghiên cứu do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc tại Việt Nam công bố cho thấy, áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em và trẻ vị thành niên ở Việt Nam gặp các rối loạn về sức khỏe tâm thần.

Các bạn trẻ luôn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi khi đứng trước những áp lực về việc học mà bố mẹ đặt ra: trường chuyên, lớp chọn, điểm số đứng đầu, trường đại học danh giá,… Nhiều học sinh không chịu đựng nổi đã nảy sinh những ý nghĩ dại dột.

Là chuyên gia về trẻ em, bà Lê Thị Khánh Vân cho rằng, trẻ em ngây thơ trong sáng nên học theo người lớn rất nhanh. Việc tác động làm thay đổi môi trường xung quanh trẻ cùng những thay đổi trong nhận thức và hành vi của người lớn như thầy cô, cha mẹ và sự đồng hành của các nhóm tư vấn trường học với vai trò là người giúp đỡ cũng giúp cải thiện tình trạng phân biệt đối xử với trẻ.

Ở trường nên đưa vào quy định nghiêm cấm HS trêu đùa nhắm vào giới tính, sự khuyết tật của bạn… Trong khi đó, sách giáo khoa và các tài liệu truyền thông chỉ đề cập đến các bé trai, bé gái xinh đẹp, đã đến lúc cần xem xét việc có nên đưa các đối tượng khác vào không, trẻ da màu, khuyết tật…

Phòng tâm lý học đường cũng phải được chuyên nghiệp hóa, người phụ trách không phải là giáo viên thì HS mới có thể thoải mái chia sẻ, tâm sự, bà Khánh Vân đề xuất.

Theo bà Khánh, hiện nay, trong nhiều gia đình và nhà trường, bố mẹ và thầy cô đôi khi vẫn hay so sánh trẻ này với trẻ khác với mong muốn trẻ sẽ noi theo những tấm gương đó, hoặc vì tự ái, xấu hổ mà cố gắng hoàn thiện bản thân.

Tuy nhiên, việc làm này của người lớn không đem lại hiệu quả về mặt giáo dục, ngược lại khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương, tạo ra tâm lý bực tức, giận dỗi với người so sánh mình lẫn người được lấy ra làm hình mẫu để so sánh với mình.

Đồng thời, TS Nguyễn Khánh Trung, Tổ chức Giáo dục Emile Việt, Tiến sĩ chuyên ngành xã hội học giáo dục tại Đại học Toulouse 2 (Pháp) chia sẻ tại Phần Lan và nhiều nước phát triển khác: Mục đích giáo dục của họ rất rõ ràng, là dạy dỗ học sinh thành những người tự chủ, có khả năng bước đi trên đôi chân của mình, chứ không phải sống cuộc đời của người khác.

Ngay từ cấp mẫu giáo, học sinh đã được trang bị kỹ năng sống, giáo dục về giới tính để biết cách bảo vệ, tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. Còn chúng ta, chương trình giáo dục còn quá nặng về kiến thức, học sinh học ngày học đêm, học rất nhiều mà không chú trọng dạy trẻ các kỹ năng cần thiết.

Cùng với áp lực tâm lý con phải học để vào trường nọ, trường kia đã khiến nhiều phụ huynh luôn thúc giục các con. Nhiệm vụ của con cái chỉ là việc học, học ngày học đêm, từ chính khóa đến học thêm khiến các con ăn còn không kịp thì đừng nói làm được việc gì. Đứa trẻ quay cuồng cùng các lớp học nên không có kinh nghiệm sống. Khi lớn lên, sự kiểm soát bên cạnh không còn nhiều nữa, đứa trẻ sẽ rất khó khăn khi một mình đối diện giải quyết các vấn đề.

Do đó, PGS.TS Đặng Hoàng Minh - Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội cũng cho rằng, các em đang chịu áp lực học tập từ cả gia đình và nhà trường. Nhiều trẻ học đến 11-12h đêm. Để giúp con giải tỏa áp lực trong học tập, cha mẹ cần hiểu con mình, biết con mình mong muốn gì, cái gì mang lại hạnh phúc cho con. Nếu cha mẹ chú ý đến điều đó thì đứa con sẽ hạnh phúc hơn.

“Theo nghiên cứu trên thế giới, mỗi ngày ít nhất 15 phút, bố mẹ chơi, nói chuyện, chú ý đến con thì con sẽ giảm nguy cơ về sức khỏe tinh thần. Nếu các con bị sang chấn về tâm thần, con có dấu hiệu không ổn thì cha mẹ cần trao đổi, lắng nghe con, xem con cảm thấy thế nào. Nhiều bố mẹ coi việc đó không quan trọng.

Con ốm thì bố mẹ đưa đến bác sĩ nhưng tinh thần của con có vấn đề thì bố mẹ thường không đưa đến bác sĩ tâm lý. Đôi khi, những đứa trẻ lo âu trong thời gian dài, bố mẹ chỉ nghĩ chuyện đó là bình thường ở tuổi vị thành niên nhưng có đứa trẻ trải qua được thời điểm khó khăn đó, có em không bước qua được và đã làm điều dại dột”, PGS.TS Đặng Hoàng Minh nhấn mạnh.

bài liên quan
CSGT TP.HCM sẽ gửi danh sách học sinh, sinh viên vi phạm về trường

CSGT TP.HCM sẽ gửi danh sách học sinh, sinh viên vi phạm về trường

CSGT TP.HCM sẽ phối hợp Sở GD&ĐT lập danh sách học sinh, sinh viên vi phạm luật giao thông gửi về trường để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh trong từng học kỳ và năm học.
Hoa Nắng - Tôn vinh tiếng Việt, tiếng Mẹ thân thương

Hoa Nắng - Tôn vinh tiếng Việt, tiếng Mẹ thân thương

Sau 3 tuần tập luyện miệt mài, các em học sinh các khối lớp THSC và THPT, các “diễn viên nghiệp dư không chuyên” của Trường liên cấp Quốc Tế Việt Úc - Mỹ Đình - Hà Nội đã mang đến những tiết mục văn nghệ - âm nhạc - kịch nói vô cùng ấn tượng và đặc sắc, với những câu chuyện lịch sử - văn học được kể lại giàu tính nhân văn và những bài học giàu ý nghĩa, khơi gợi lòng tự hào, tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
TP Biên Hòa: Khai mạc Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp thành phố

TP Biên Hòa: Khai mạc Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp thành phố

Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp thành phố Biên Hoà với sự tham gia của 26 thí sinh. Hội thi diễn ra trong 2 ngày (từ 19 - 20/3).
5 học sinh bị nước cuốn trôi tại Đồng Nai, Bình Phước

5 học sinh bị nước cuốn trôi tại Đồng Nai, Bình Phước

Đến 13 giờ ngày 18/3, lực lượng cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh Bình Phước đã tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng bị nước trôi mất tích.
Mới nhất
Đọc nhiều
Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) mới đây đã phát đi thông tin về việc Canada điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với ghế bọc đệm có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.
Khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bắt giữ khẩn cấp TGĐ và PTGĐ Công ty Tâm Lộc Phát

Khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bắt giữ khẩn cấp TGĐ và PTGĐ Công ty Tâm Lộc Phát

Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án, tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở làm việc của Công ty Cổ phần tập đoàn Tâm Lộc Phát.
Giá vàng hôm nay: Vàng trong nước lao dốc, thế giới tiếp tục tăng dữ dội

Giá vàng hôm nay: Vàng trong nước lao dốc, thế giới tiếp tục tăng dữ dội

Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Vàng trong nước đồng loạt giảm nhẹ, mất mốc 84 triệu đồng/lượng bán ra, trong khi đó, vàng thế giới tiếp tục đà tăng dữ dội.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.