Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Sửa sách Cánh Diều: Đang làm đối phó?

Sức khỏe - đời sống
21/11/2020 09:15
Theo Phạm Anh Xuân (Dân Việt)
aa
SGK Cánh Diều đã thất bại trong việc truyền thụ cảm xúc cho lứa học sinh măng non ngay khi tiếp xúc với những bài học đầu đời, và giờ thất bại trong cả việc điều chỉnh sai sót một cách vụng về.


SGK Cánh Diều đã thất bại trong việc truyền thụ cảm xúc cho lứa học sinh măng non ngay khi tiếp xúc với những bài học đầu đời. Còn với việc điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu SGK Cánh Diều cũng chỉ là sự chắp vá vụng về, không thể sửa chữa sai lầm và càng không thể khắc phục được sự thất bại của bộ sách.

Trẻ em với tâm hồn trong trẻo và ngây thơ cần được tắm mình bằng những bài học cảm xúc tích cực và trong sáng. Sách giáo khoa (SGK) lớp 1 - những bài học đầu đời chính là tấm áo tâm hồn, nhất thiết phải được "may đo" cẩn trọng, chu đáo và đẹp đẽ. Những bài học đầu đời cực kỳ quan trọng, bởi đó là hành trang cho suốt những năm tháng tuổi thơ.

Nhưng, đọc kỹ và so sánh Sách Giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều với bộ SGK Tiếng Việt lớp Một Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1990, tôi cho rằng, thật đáng tiếc, SGK Cánh Diều đã bị "may đo" cẩu thả. Chính vì thế, một thế hệ trẻ thơ ngay từ lớp 1 đã phải khoác lên mình tấm áo tâm hồn xấu xí.

Bộ Giáo dục Đào tạo đã ban hành các quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK. Các quy định đó nêu rõ: Phải bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam; các bài học trong SGK tạo cơ hội và khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, phát huy tiềm năng của mỗi học sinh; và diễn đạt trong sáng, dễ hiểu… phù hợp với lứa tuổi học sinh... Thế nhưng SGK Cánh Diều ngay từ đầu đã phạm phải những điều tối kỵ ấy.

Sai lầm ấy bắt nguồn từ tư duy. Với nguồn ngữ liệu thiếu tính kế thừa, không được chọn lựa, chắt lọc và thẩm định kỹ càng, SGK Cánh Diều gần như xóa trắng mảng ca dao, đồng dao, tục ngữ, đoạn thơ. Có đáng buồn không khi trong tổng số hơn 150 bài tập đọc, SGK Cánh Diều chỉ có khoảng 20 bài/đoạn thơ, ca dao, tục ngữ - cá biệt ở tập 1, chỉ có 2 bài thơ trong tổng số 75 bài tập đọc. Trong khi các hình thức thể hiện này, với cách gieo vần, tính nhạc, âm điệu của nó lại rất dễ nhớ với trẻ nhỏ.

Chối bỏ nguồn mạch trong trẻo và phong phú, SGK Cánh Diều sa đà và lạm dụng những bài/đoạn văn quá nặng yếu tố kỹ thuật về âm, vần mà bỏ quên "lời hay, ý đẹp".

Bài

Bài "Hồ sen" đã được chỉnh sửa trong sách Cánh Diều nhưng vẫn cụt lủn, rời rạc.

2 bài sau đây là ví dụ: Bé Lê mê ti vi. Ti vi có sân cầm. Bé chỉ: "Cò… cò…". Ti vi có cá mập. Bé la: "Sợ!" Má bế bé, vỗ về: Cá mập ở ti vi mà". Má ấm quá, bé chả sợ nữa (bài Bé Lê, trang 73 tập 1); hay: Chị Thơm ra đề: "Cặp của Bi có 3 quả cam…". Bi đáp: Em chả đem cam ra lớp. Chị ví dụ mà… Chị tiếp nhé: Bi cho Bốp 1 quả… Chị nhầm ạ. Em Bốp chỉ bú tí mẹ. Thì chị ví dụ mà… (bài Ví dụ, trang 89, tập 1).

Nghiêm trọng hơn, nguồn ngữ liệu vốn đã ô tạp lại còn bị lắp ghép khiên cưỡng với cách "kể", "phỏng theo" đã khiến rất nhiều nội dung, mối quan hệ bị sai lệch - thậm chí còn bị coi là "xuyên tạc". Chính bởi ngôn ngữ trúc trắc, xa lạ; hình ảnh bạo lực, thói hư tật xấu; câu cú cụt lủn, rời rạc; nội dung hời hợt cùng cấu trúc nặng nề… SGK Cánh Diều đã không kiến tạo, vun đắp được cảm xúc tích cực về sự gần gũi, thân thương, trong sáng, dễ đọc và dễ hiểu.

Một thế hệ học sinh lớp 1 đang học những bài học đầu đời như thế.

Sau phản ứng gay gắt của dư luận, SGK Cánh Diều được yêu cầu chỉnh sửa. Trong vòng 1 tháng, đơn vị làm SGK Cánh Diều đã đưa ra Tài liệu Điều chỉnh và Bổ sung Ngữ liệu SGK Tiếng Việt 1. Theo đó, trong hơn 330 trang sách và 150 bài tập đọc, Tài liệu này thay thế 11 bài và bỏ/điều chỉnh 20 từ/câu.

Nhìn vào đây, ai cũng có thể thấy ngay rằng: Cấu trúc và bản chất những sai lầm của SGK Cánh Diều không thay đổi. Điều đó đồng nghĩa sự nặng nề về khối lượng chương trình; sự nặng nề trong bài học gồm phần âm, vần, hình ảnh, nội dung đều vẫn như cũ.

Cụ thể, nếu như ở bài 1 SGK lớp Một (xuất bản năm 1990 - gọi tắt là SGK Cũ), học sinh chỉ học chữ O; thì ở bài 1 SGK Cánh Diều, học sinh đã phải học chữ A và C. Bên cạnh đó trong Cánh Diều, học sinh cũng phải học nhiều bước bao gồm: Làm quen - đánh vần - nói to/nói thầm - tìm tiếng có âm - tìm chữ a,c - tập viết. Hay ở SGK cũ, học sinh học đến bài 79 - 80 đã ôn tập cuối kỳ 1; thì ở SGK Cánh Diều, học sinh phải học đến bài 93 rồi mới ôn cuối kỳ và khối lượng ôn tập nhiều hơn. Tình trạng này tương tự ở tập 2 và học kỳ 2 khiến tổng khối lượng sách Cánh Diều nặng hơn SGK Cũ rất nhiều. Liệu những bước triển khai bài học như vậy có khoa học, hợp lý?

Chưa hết, số lượng từ ngữ và hình ảnh của SGK Cánh Diều đồ sộ hơn SGK Cũ rất nhiều. Ví dụ, ở bài 1 SGK cũ, học sinh chỉ tiếp xúc với 3 hình vẽ để học chữ O là: Gà gáy ò ó o; chùm nho và con bò; còn ở SGK Cánh Diều, học sinh phải tiếp xúc tới 16 hình ảnh cùng với rất nhiều hình ảnh chữ cái khác. Tương tự ở bài 47, SGK Cũ dạy vần in/un có ngôn ngữ gắn với hình ảnh: Số chín/con giun cùng đoạn thơ "Ủn à ủn ỉn/Chín chú lợn con/Ăn đã no tròn/Cả đàn đi ngủ"; còn ở SGK Cánh Diều, bài 64 dạy vần in/ít có ngôn ngữ gắn với hình ảnh: Đèn pin/quả mít và các chữ nín/tin/nhìn/thịt/vịt/chín kèm theo là bài tập đọc "Cua, cò và đàn cá" (2) - nay thay bằng bài "Hồ sen".

Dụng công "tháo và lắp" những bài tập đọc cùng từ/câu trong Tài liệu thì thấy sai lầm và thất bại của SGK Cánh Diều vẫn không thay đổi. Những từ ngữ mang tính chất bạo lực, xa lạ như: "đòi ăn thịt" (bài Mưu chú thỏ, trang 45), "cáo lao tới ngoạm gà", "cáo uất quá" (bài Cáo và gà, trang 51), "chó Tuyn và mèo Kít" (bài Đôi bạn, trang 59), "Lũ cá nhỏ luýnh quýnh xin tha mạng" (bài Cá to, cá nhỏ, trang 73)… vẫn còn đó.

Những bài đọc ngô nghê, khó hiểu, cảm xúc tiêu cực như "Ví dụ", "Chuột út 1", "Gà nhí nằm mơ", "Lúa nếp, lúa tẻ", "Thi vẽ"… không được thay thế. Ngay trong 11 bài tập đọc được thay thế, vẫn hoàn toàn không có bài thơ nào. Cứ như 11 bài tập đọc thay thế được lấy lại từ chính nguồn… đã bị loại.

Có lẽ nào chỉ "vá víu" 11 bài/đoạn văn; bỏ, chỉnh 20 từ/câu lại là phép màu biến "tấm áo tâm hồn" SGK Cánh Diều xấu xí trở nên hoàn thiện và đẹp đẽ được sao?

Những người làm SGK Cánh Diều dường như bỏ qua những chức năng khác của giáo dục. Đó không chỉ là việc dạy một đứa trẻ kỹ năng biết đọc biết viết chữ. Việc dạy và học là quá trình truyền thụ, tiếp xúc và cảm nhận. Quá trình ấy cần bộ SGK với những câu chuyện đẹp, bài thơ hay, lời ca dao, tục ngữ dễ đọc, dễ hiểu; từ đó dạy học sinh cả năng lực cảm nhận, năng lực tư duy logic và tư duy thẩm mỹ, năng lực sáng tạo với khả năng mộng mơ và óc tưởng tượng.

Không làm được điều này, bộ SGK ấy tốt nhất nên được thu hồi.

bài liên quan
Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc, lần thứ X, khu vực IV

Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc, lần thứ X, khu vực IV

Ngày 20/4, Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, khu vực IV năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Đắk Lắk.
“Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam”: Phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc

“Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam”: Phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc

Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD&ĐT, các Đại học, học viện, trường Đại học, trường Cao đẳng sư phạm về việc tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” lần thứ 3 năm 2024.
Sách Cánh Diều giảm 20% khi mua cho thư viện trường, công bố hệ sinh thái dùng sách miễn phí

Sách Cánh Diều giảm 20% khi mua cho thư viện trường, công bố hệ sinh thái dùng sách miễn phí

Sách giáo khoa (SGK) Cánh Diều, bộ sách đang được hơn 28 nghìn trường học trên cả nước sử dụng, công bố giảm giá sách giáo khoa, đồng thời cho ra mắt hệ sinh thái sử dụng hơn 400 đầu sách miễn phí.
Tổ chức giảng dạy lồng ghép các chuyên đề về trồng cây xanh

Tổ chức giảng dạy lồng ghép các chuyên đề về trồng cây xanh

Đó là đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trong văn bản gửi các Sở GD&ĐT, các Đại học, học viện, trường Đại học, trường Cao đẳng sư phạm chỉ đạo về việc tiếp tục tổ chức việc trồng cây trong ngành Giáo dục.
Bộ GD&ĐT phê duyệt sách giáo khoa lớp 9 và 12

Bộ GD&ĐT phê duyệt sách giáo khoa lớp 9 và 12

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vừa ký Quyết định phê duyệt sách giáo khoa (SGK) lớp 9 và lớp 12 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT).
Hội Cựu Giáo chức cơ quan Bộ GD&ĐT tại TP HCM công bố Ban Chấp hành mới

Hội Cựu Giáo chức cơ quan Bộ GD&ĐT tại TP HCM công bố Ban Chấp hành mới

Ngày 28/12, Hội Cựu Giáo chức cơ quan Bộ Giaó dục và Đào tạo tại TP Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị kết thúc nhiệm kỳ 2017 - 2023 và trao quyết định nhân sự Ban Chấp hành hội nhiệm kỳ 2023 - 2028
Mới nhất
Đọc nhiều
Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hơn 100 đại biểu đại diện chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến của tỉnh Nghệ An tham gia Chiến dịch về tham dự.
Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

English Challenge là Cuộc thi tiếng Anh dành cho sinh viên và học sinh đam mê tiếng Anh, là nơi để sinh viên tỏa sáng tài năng và tăng cường sự kết nối.
Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Chỉ vì giải quyết khó khăn trước mắt mà không ít người lao động đã rút BHXH một lần, nhưng khi về già mới thấy được khó khăn, thiệt đủ đường.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.