Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Sinh viên mắc kẹt tại Hà Nội: Chủ đạo là mì tôm, thèm lắm mới dám mua rau

Sức khỏe - đời sống
28/08/2021 09:36
Kiều Phương - Văn Hiền/Báo Dân trí
aa
"Để tiết kiệm, mỗi ngày, mình phải căn ke thực phẩm, chia từng bữa ăn dần, song món "chủ đạo" vẫn là mì tôm. Hôm nào thèm lắm, mới dám mua rau…"


Khi năm học kết thúc, trong khi nhiều sinh viên trở về cùng gia đình thì một số khác lại chọn cách bám trụ lại thành phố để duy trì việc làm thêm hay hoàn thành những mục tiêu cá nhân còn dang dở.

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Hà Nội phải triển khai các biện pháp giãn cách, lập chốt phòng dịch kiểm soát người ra vào thành phố. Các cơ sở kinh doanh, nhà hàng… đóng cửa; người lao động mất việc, và nhiều sinh viên bị mắc kẹt, buộc phải ở lại Thủ đô cho đến khi có chỉ thị mới.

Căn ke từng bữa ăn, chủ đạo vẫn là mì tôm

Hơn 1 tháng nay, trong căn phòng trọ chưa đầy 12m2 nằm sâu trong một con ngõ tại phố Trần Quốc Vượng (Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy), Vũ Quang Trung (sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội) hàng ngày chỉ quanh quẩn với chiếc laptop và điện thoại di động.

Những ngày đầu tháng 5, khi dịch Covid-19 bùng phát, mặc dù đã hoàn thành năm học song Trung vẫn cố gắng bám trụ lại Hà Nội với mong muốn đi làm để kiếm thêm thu nhập, trang trải cho cuộc sống sinh viên. Thế nhưng, đến ngày 24/7, khi thành phố giãn cách theo Chỉ thị 16, nam sinh viên này phải nghỉ việc, mất đi nguồn thu nhập.

"Mình nghĩ là nghỉ hè nên tranh thủ ở lại Hà Nội đi làm thêm, ai ngờ lại bị "kẹt" giữa tâm dịch thế này. Không đi làm được nhưng vẫn phải duy trì cuộc sống, vẫn phải ăn, phải đóng tiền điện, tiền nước. Số tiền tích lũy đã cạn dần, chắc sắp tới, mình phải xin gia đình chu cấp".

May mắn vì được chủ trọ giảm tiền cho thuê, Trung chia sẻ, bản thân cảm thấy phần nào được "nhẹ gánh". Tuy nhiên, nam sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội vẫn phải hạn chế chi tiêu đến mức tối thiểu vì không biết đến khi nào dịch bệnh mới bớt căng thẳng và mọi thứ mới trở lại bình thường.

Mắc kẹt tại Hà Nội, song Lê Hoàng Nam (sinh viên Đại học Thương mại) may mắn hơn khi vẫn duy trì được công việc làm thêm online. Tuy nhiên, thời điểm này, do ảnh hưởng của dịch bệnh công ty cắt giảm lương. Mức lương part-time vốn đã "khiêm tốn", nay càng trở nên ít ỏi hơn bao giờ hết.

"Lương thấp, mà sinh hoạt phí thì cứ tăng cao. Bình thường một mớ rau chỉ có giá 5.000 đồng, nhưng hiện tại thì đã tăng gấp 3, gấp 4; thậm chí nhiều lúc còn không có mà mua. Gần một tuần mới đi chợ một lần, nhưng cứ tình hình này, mình sợ không đủ trang trải đến kỳ nhận lương tới".

Nam tâm sự, nhiều lúc rất muốn gọi điện về để kể cho gia đình nghe những khó khăn đang vấp phải, nhưng lại sợ bố mẹ lo lắng nên cuộc trò chuyện chỉ dừng lại ở những lời hỏi thăm. Trước dịch, hai tuần một lần, bố mẹ Nam sẽ gửi đồ ăn, rau củ từ quê lên Hà Nội. Tuy nhiên, dịch bệnh căng thẳng, việc vận chuyển hàng hóa liên tỉnh bị hạn chế, sinh viên này đành phải tự xoay sở.

"Để tiết kiệm, mỗi ngày, mình phải căn ke thực phẩm, chia từng bữa ăn dần, song món "chủ đạo" vẫn là mì tôm. Hôm nào thèm lắm, mình mới dám mua một chút rau", Lê Hoàng Nam chia sẻ.

Kẹt lại Thủ đô, bên cạnh khó khăn về vật chất, nhiều sinh viên còn chia sẻ bản thân cảm thấy dễ gặp vấn đề tâm lý trong thời gian Hà Nội giãn cách. "Cả ngày chỉ quanh quẩn trong phòng trọ, chỉ biết làm bạn với máy tính, điện thoại để lướt mạng, xem phim. Mình rất "thèm" người cùng trò chuyện, cười nói. Vài tháng xa quê rồi, mình chỉ mong mau mau hết dịch để được về với bố mẹ và các em" - sinh viên Đỗ Phương Anh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) trải lòng.

"Một miếng khi đói bằng một gói khi no"

Hiện Hà Nội có hàng nghìn sinh viên mắc kẹt khi thành phố giãn cách. Dù các trường chủ động chuyển sang dạy trực tuyến từ sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều sinh viên vẫn trở lại Hà Nội vì phải duy trì việc làm thêm, thực tập hay vướng lịch thi.

Trước thực trạng này, nhiều trường học, tổ chức đã khẩn trương có biện pháp nhằm hỗ trợ những sinh viên gặp khó khăn do bị kẹt lại Hà Nội.

Hoàng Thị Huê - sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hào hứng chia sẻ khi nhận được sự hỗ trợ của khoa Phát Thanh - Truyền hình: "Mình cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm của khoa và nhà trường. Trước khi nhận được sự hỗ trợ này, mình rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi trong nhà không còn một chút lương thực dự trữ, bố mẹ mình cũng không thể gửi đồ ăn lên Hà Nội do dịch bệnh phức tạp".

Huê gửi lời cảm ơn đến giảng viên phụ trách khoa Phát thanh - Truyền hình ngay sau khi nhận được hỗ trợ.

Huê gửi lời cảm ơn đến giảng viên phụ trách khoa Phát thanh - Truyền hình ngay sau khi nhận được hỗ trợ.

Giống với Huê, sinh viên Đỗ Bích Nhàn cũng tỏ ra vô cùng hào hứng khi nhận được số tiền hỗ trợ trị giá 300.000 đồng đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền; cùng suất quà với các nhu yếu phẩm cần thiết như gạo, đồ hộp, dầu ăn, trứng… của quận Cầu Giấy.

Sống tại ký túc xá Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đỗ Bích Nhàn cho hay, thời điểm này, bên cạnh sự hỗ trợ về vật chất, các thầy cô trong Ban quản lý ký túc xá còn tạo điều kiện cho sinh viên được phép nấu ăn và liên tục hỏi han, quan tâm, tìm nhiều nguồn hỗ trợ giúp sinh viên vượt qua những ngày sóng gió.

Là sinh viên năm 3 tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Nguyễn Nam Thành tâm sự, những ngày đầu giãn cách, cuộc sống của Thành chứa đầy mối lo khi sinh viên này phải ăn mì tôm chống đói trong suốt một tuần dài. Thấy Đại học Bách khoa Hà Nội có chương trình hỗ trợ sinh viên, Nguyễn Nam Thành đã đăng ký và nhanh chóng nhận được sự giúp đỡ của nhà trường.

"Đúng là "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Trong lúc giãn cách khó khăn, sự quan tâm, cứu trợ của trường như tiếp thêm cho mình động lực và sự an tâm để có thể "chiến đấu" với những ngày giãn cách sắp tới".

Trước tình hình dịch Covid-19 căng thẳng, sự hỗ trợ kịp thời về lương thực, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu… đến từ phía cá nhân, tổ chức hay các cơ quan đoàn thể như một lời an ủi và động viên quý giá dành cho sinh viên các trường đại học; để tất cả cùng giữ vững tinh thần, chung tay đẩy lùi dịch bệnh, đưa cuộc sống trở về những ngày bình yên.

bài liên quan
Cục Cảnh sát giao thông chăm lo cho các gia đình chính sách

Cục Cảnh sát giao thông chăm lo cho các gia đình chính sách

100 phần quà đã được các đơn vị tiến hành trao tận tay cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn tại xã Phú Lạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận).
Tháo gỡ khó khăn về vốn

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
TP.HCM dự kiến xây thêm chợ đầu mối thứ 4 rộng 100ha ở Hóc Môn

TP.HCM dự kiến xây thêm chợ đầu mối thứ 4 rộng 100ha ở Hóc Môn

Sở Công Thương TP.HCM đề xuất xây thêm chợ đầu mối thứ 4 rộng hơn 100ha ở huyện Hóc Môn, ngoài 3 chợ đầu mối hiện nay là Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức.
Gia đình Việt với sinh viên nước ngoài xa nhà

Gia đình Việt với sinh viên nước ngoài xa nhà

Học tập, sinh sống ở một đất nước xa lạ, nhưng các sinh viên Lào, Campuchia đã nhận được hơi ấm thân thương từ các gia đình cha - mẹ đỡ đầu Việt Nam. Trao đi tình yêu thương, các bậc cha mẹ người Việt cũng nhận lại nhiều tình cảm và kỉ niệm đẹp từ các con.
Kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai diễn biến tích cực đầu năm 2024

Kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai diễn biến tích cực đầu năm 2024

Ngày 5/3, lãnh đạo Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Đồng Nai đã chủ trì hội nghị giao ban kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024.
Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương phải kiên định, nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Mới nhất
Đọc nhiều
Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá xăng RON95 tăng 530 đồng/lít, giá bán là 24.810 đồng/lít, giá dầu diesel được điều chỉnh giảm 320 đồng/lít, giá bán là 20.690 đồng/lít.
Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Chiều ngày 27/03/2024, Đại tá Phạm Hải Đăng – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã chủ trì hội nghị Giao ban Cơ quan CSĐT Quý I năm 2024.
Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Ngày 02/04 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 1000 chiến binh toàn quốc.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY