Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 30 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 30°C

Phòng chống xâm hại trong học đường: Khoảng trống… mênh mông

Sức khỏe - đời sống
03/07/2019 06:20
Uyên Na
aa
Sau nhiều vụ việc rúng động dư luận, trường học đã không còn là môi trường an toàn với học sinh.


Khoảng trống pháp lý và những vấn đề đặt ra thêm một lần nữa được nên ra tại Tọa đàm “Xâm hại trong học đường” do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) tổ chức mới đây tại Hà Nội.

0_hyoo

Nhà nước nên có điều tra xã hội học xem môi trường học đường đang tồn tại vấn đề gì? (Ảnh minh họa)

Nhà trường không còn là… “thánh đường”

Ở góc độ “người trong cuộc”, Thạc sĩ Tâm lý Đinh Đoàn vốn là một giáo viên cho rằng, trường học được gắn cho quá nhiều danh hiệu cao quý. Đồng thời, ngành giáo dục nên bớt từ ngữ khẩu hiệu hô hào “đao to, búa lớn” chỉ để nghe cho vui tai, mà không phải là những hành động thiết thực… Bởi có một thực tế, khi ông tham gia rất nhiều lớp tập huấn cho giáo viên về phòng chống xâm hại thì chính thầy cô cũng không nắm được luật.

Do đó, ông đề nghị, việc cần làm ngay là giao trách nhiệm cho người đứng đầu để nếu xảy ra xâm hại trẻ em thì việc đầu tiên thuộc về hiệu trưởng. Và để các thầy cô nắm được luật thì ngành giáo dục nên phổ biến bằng cách trích ra những gì liên quan, thiết thực nhất để giáo viên nắm được điều họ làm là phạm luật.

Nếu quy định rõ thế nào là an toàn trong trường học thì khi nhận xét, đánh giá một cán bộ, giáo viên sẽ rất dễ dàng vì mọi chuyện đều áp theo quy định. “Nhà trường cũng là nơi làm việc, thầy cô cũng là con người phải tiếp xúc với trẻ hàng ngày nên nguy cơ xâm hại trẻ em cũng có thể xảy ra như ở bất cứ môi trường nào.

Đã đến lúc cần thay đổi quan niệm dạy học sinh ngoan ngoãn, biết vâng lời thầy cô vì thực tế cho thấy làm vậy không khác gì hại học sinh. Chỉ ngoan ngoãn vâng lời khi con cho những điều đó là đúng. Có như vậy thì không phải giáo viên nói gì cũng đúng và con đều phải nghe theo” - ThS Tâm lý Đinh Đoàn chỉ ra.

Cùng quan điểm, bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc CSAGA cho rằng, trẻ em cả về tinh thần, thể xác, ý thức, hiểu biết, khả năng chống đỡ - mọi mặt đều yếu, thế nên trường học là nơi càng phải lưu ý hơn đến an toàn cho trẻ khi mối quan hệ quyền lực tồn tại. Hệ thống giáo dục nên có cái nhìn xuyên suốt về vấn đề này để đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh của mình.

Muốn thay đổi thì phải có chiến lược đảm bảo an toàn cho trẻ em và cả giáo viên. Khi có chiến lược sẽ lập được các kế hoạch cụ thể. Tập huấn cho giáo viên hàng năm có bao giờ dành thời gian cho việc nói về bình đẳng giới, xâm hại tình dục chưa?

Những vấn đề này không phải chỉ là quy định trên giấy, mà cần phải là sự thấu hiểu, nếu không giáo viên sẽ vẫn giữ suy nghĩ ôm hôn học trò một cái thì có làm sao? Không phải chỉ sờ vào vị trí nhạy cảm, mà cần phải ý thức được nếu sờ vào bất cứ vị trí nào trên cơ thể mà khiến người ta khó chịu đều là không được phép.

Bà Vân Anh cũng tỏ ra lo ngại khi đề cập đến vấn đề cho trẻ học các lớp kỹ năng sống. “Một số chương trình giảng dạy cho trẻ em cách chạy thoát, đánh lại, vặn tay đối phương… Tôi rất lo vì các các vụ xâm hại tình dục được gây ra bởi người thân quen của trẻ. Trẻ dù giỏi mấy thì khi ở trước người to lớn, nặng hơn mình mấy chục cân.

Những kẻ tìm cách xâm hại tình dục trẻ em ngoài sức mạnh, còn có kế hoạch, âm mưu rất bền bỉ như cho kẹo, tiền, tăng điểm… Đó là những vũ khí ngọt ngào, chứ không phải lập tức xông vào trẻ, nên việc chống cự lại có thể sẽ khiến trẻ bị tổn hại về thể chất. Dạy trẻ như thế nào cần phải có sự thảo luận, chương trình cụ thể, quy định rõ, không phải ai tự nhận mình là chuyên gia lên truyền hình dạy cho hàng nghìn người là cái gì cũng đúng” - bà Vân Anh nói.

Ở góc độ là nhà báo và cũng là một phụ huynh, nhà báo Quý Hiên cho rằng, ý thức của phụ huynh rất quan trọng trong việc phòng chống xâm hại cho con. “Hồi con học mẫu giáo, mỗi lần phải cho con di chuyển bằng xe ôm, tôi luôn tìm một bác gái, loại trừ luôn đàn ông vì thấy “gửi con” cho nữ giới sẽ ít nguy cơ hơn so với nam giới.

Cùng với đó là nhiều gia đình, bố vẫn vồ vập hôn hít con gái đã lớn. Nhà chật, mẹ sẵn sàng ngủ cùng con trai đã 18 tuổi. Nếu bản thân các phụ huynh không chú ý tới chuyện này, không nhận thức được hành động của mình thì làm sao có thể giáo dục giới tính tốt cho con?”, nhà báo Quý Hiên bày tỏ.

Cần bàn đến luật, trước khi đổ lỗi cho văn hóa

Trước những bất cập trong xử phạt các vụ dâm ô trẻ em, mới đây, Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra một dự thảo về việc hướng dẫn áp dụng một số điều trong nhóm tội xâm hại tình dục của Bộ luật Hình sự năm 2015. Tại dự thảo này, các hành vi sờ, hôn... vào bộ phận sinh dục, ngực, mặt, đầu, đùi, mông... của trẻ em có thể bị kết tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.

Luật sư Nguyễn Văn Tú cho rằng, hiện đang có một “khoảng trống… mênh mông” về luật trong vấn đề này. Bộ luật Hình sự năm 2015 có một số hành vi được coi là nghiêm trọng nhất là hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô, giao cấu…

Thế nhưng, thực tế đời sống tình dục có trăm ngàn hành vi khác nhau. Tấn công tình dục nghiêm trọng mới đưa vào luật nhưng ngay cả đưa vào luật rồi cũng không có định nghĩa, khái niệm như thế nào là dâm ô, hiếp dâm? Không có khái niệm dẫn đến vướng cho tất cả các cơ quan và những người thực thi không thể kết tội.

Đơn cử như vụ Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng, do không có định nghĩa về các hành vi dâm ô nên cơ quan xét xử không quan tâm đến mặt tâm lý của tội phạm, ý thức hành động của ông ấy nhằm thỏa mãn điều gì? Trong khi đó, cơ quan điều tra chỉ quan tâm xem cái tay ông ta đang làm gì, mà lưng ông ta đã che hết rồi.

Cơ quan xét xử đã làm khó cơ quan điều tra khi không thể xác định được cái tay của ông này đang làm gì? Trong khi đó, nếu từ hành vi đó mà ông ta thỏa mãn là đủ kết tội có quấy rối tình dục, đây cũng là một dạng xâm hại. Bản dự thảo đang lấy ý kiến cũng đi theo hướng mô tả hành vi, không đề cập đến mong muốn, nhu cầu của kẻ xâm hại. Do đó, theo Luật sư Tú, đó vẫn là sự quan tâm không đúng hướng.

Dù Điều 75 Luật Giáo dục (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp vừa qua có quy định một số hành vi nghiêm cấm với thầy cô, nghiêm cấm xâm hại thân thể học sinh. Trước đó, trong Nghị định 80 năm 2017 Chính phủ ban hành quy định về bạo lực học đường nhưng trong văn bản này không nhắc gì đến bạo lực tình dục.

Luật sư Tú cho rằng, Nghị định 80 chỉ là nghị định trên giấy khi chỉ đề cập đến phải đảm bảo môi trường lành mạnh trong nhà trường về phòng chống bạo lực học đường với phần lớn các quy định mang tính phòng ngừa, xác định môi trường thế nào là an toàn…

“Do đó, Nhà nước nên có điều tra xã hội học xem môi trường học đường đang tồn tại vấn đề gì? Các nguy cơ xảy ra bạo lực để thấy hiện trạng rõ ràng nhất. Sau đó lựa chọn cơ quan có trách nhiệm giải quyết vấn đề này.

Luật pháp không nên quy định cứng nhắc về mối quan hệ của các cơ quan đó. Nhu cầu được cho trẻ an toàn là nhu cầu dân sự, dịch vụ có trả công, nên hoàn toàn có thể xã hội hóa. Bên cạnh đó, nên tách Hội Cha mẹ học sinh ra khỏi nhà trường, Hội này nên là cơ quan giám sát chứ không phải là cánh tay nối dài của nhà trường” - Luật sư Tú bày tỏ.

bài liên quan
Những đối tượng liên quan vụ hiếp dâm tập thể nữ sinh lớp 9 ở Thái Bình là ai?

Những đối tượng liên quan vụ hiếp dâm tập thể nữ sinh lớp 9 ở Thái Bình là ai?

Gần 1 tháng nay, dư luận Thái Bình “sôi sục” thông tin một nữ sinh lớp 9 bị xâm hại tình dục, và càng bàng hoàng hơn khi những người bị bắt giữ vì liên quan trong sự việc này đều có học thức, địa vị và thành đạt.
"Giáo viên cá biệt", anh là ai mà nhiều người phải sợ?

"Giáo viên cá biệt", anh là ai mà nhiều người phải sợ?

Đó là “biệt danh” mà một số hiệu trưởng nhà trường, thậm chí cả một số lãnh đạo cấp sở, phòng giáo dục đặt cho những giáo viên dám đấu tranh!
Bài học giáo dục từ U23

Bài học giáo dục từ U23

Tuần lễ qua, sự kiện đội tuyển Việt Nam vào chung kết U23 Châu Á đã truyền cảm hứng cho hàng triệu trái tim. Vậy nhưng, đó không chỉ là thể thao mà còn mang rất nhiều thông điệp ý nghĩa về giáo dục.
“Trường học cư xử như… phở mắng, cháo chửi?”

“Trường học cư xử như… phở mắng, cháo chửi?”

Đuổi học sinh không tuân thủ quy định, mời phụ huynh đem con em đi trường khác nếu thấy không phù hợp… theo TS. Vũ Thị Phương Anh, đó không phải là môi trường giáo dục mà giống như... "phở mắng, cháo chửi".
Mới nhất
Đọc nhiều
Cần Thơ: Tưng bừng khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Cần Thơ: Tưng bừng khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Tối 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 đã được khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.
Xét xử kín là gì, các trường hợp được xét xử kín?

Xét xử kín là gì, các trường hợp được xét xử kín?

Việc xét xử kín trong hình sự đều phải tuân thủ quy định của pháp luật và phải có lý do hợp lý để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.
Yêu cầu hàng loạt ngân hàng phong toả tài khoản của Công ty CP Ngôi sao Bắc Giang

Yêu cầu hàng loạt ngân hàng phong toả tài khoản của Công ty CP Ngôi sao Bắc Giang

Cục thuế Bắc giang yêu cầu các ngân hàng DongA Bank; VIETCOMBANK; Techcombank; Agribank; BIDV; OceanBank trích tiền từ tài khoản, phong toả tài khoản của Công ty CP Ngôi sao Bắc Giang.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.