Hà Nội 32 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 32 °C
  • Hà Nội Hà Nội 32°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 32°C

Những cha mẹ 'không ruột thịt' của gần 1.000 trò nghèo vùng sơn cước

Sức khỏe - đời sống
21/12/2018 11:01
Thắng Mỹ
aa
Hàng trăm giáo viên ở huyện miền núi Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) đứng ra đỡ đầu cho gần 1.000 học trò khó khăn ở khắp các điểm trường trong huyện. Việc làm này không những hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học, mà còn tô đẹp thêm hình ảnh về nghĩa cử thầy trò.


Từ sự đỡ đầu của thầy Lênh, Huệ đã có rất nhiều tiến bộ.
Từ sự đỡ đầu của thầy Lênh, Huệ đã có rất nhiều tiến bộ.

Những người cha, người mẹ đặc biệt

Theo bà Nguyễn Thị Thành - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Sơn Hà, học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc không biết cha mình là ai trên địa bàn huyện Sơn Hà có rất nhiều. Đây là những hoàn cảnh rất đáng thương, thường xuyên bỏ học hoặc đi học không đều.

Vì thế, từ năm học 2016 - 2017, Phòng GD&ĐT huyện Sơn Hà đã phát động phong trào “Giáo viên nhận đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh mồ côi, học sinh học yếu, học sinh có nguy cơ bỏ học”. Các trường đã phân công giáo viên chủ nhiệm nhận đỡ đầu tất cả các em khó khăn, mồ côi; hỗ trợ về vật chất, quan tâm, chia sẻ, yêu thương như cha, như mẹ để các em được tiếp tục đến trường.

Hơn 2 năm nay, vượt qua cung đường đèo dốc của xã Sơn Bao, hành trang đến trường của thầy Đinh Văn Lênh (giáo viên Trường Tiểu học Sơn Bao, điểm trường Nước Rinh) không chỉ là giáo án, mà còn là sự lo lắng cho một học trò đặc biệt. Với tình yêu thương và tấm lòng chân thành của mình, thầy Lênh đã nhóm lên tình yêu con chữ với em Đinh Thị Huệ (học sinh lớp 2) và các học trò nơi đây.

Huệ bị bệnh thiểu năng về trí tuệ, chậm phát triển, đôi mắt lại kém nên việc đi học gặp rất nhiều khó khăn. Hoàn cảnh gia đình đặc biệt, cha mất sớm, hàng ngày mẹ phải đi làm thuê để gánh vác gia đình, bởi thế suốt 2 năm nay, Huệ đều được thầy Lênh đến tận nhà đón đi học. Con đường trước đây em đi, phải mất vài tiếng mới đến trường, nay mỗi ngày đều có thầy đồng hành.

Dù khó khăn nhưng từ khi nhận đỡ đầu cho Huệ, thầy Lênh luôn kiên trì dành thời gian để dạy dỗ em. Học chậm hơn so với các bạn ở lớp, thầy thường xuyên kèm cặp Huệ ngoài giờ học. Không chỉ vậy, ngoài công việc ở trường, những lúc mẹ em đi vắng, thầy còn đến tận nhà nấu cơm và coi Huệ như con của mình, chăm sóc chu đáo, ân cần. Hơn 2 năm nay, căn bếp nhà Huệ cũng ấm cúng hơn bởi có bóng dáng của thầy Lênh.

Sinh ra và lớn lên ở huyện nghèo Sơn Hà, cô giáo người dân tộc Hrê Đinh Thị Năm (giáo viên chủ nhiệm lớp 8A, Trường THCS Sơn Ba) cũng đã trải qua những tháng ngày cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.

Dù vậy, cô đã phấn đấu vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để học tập và được đứng trên bục giảng. Có lẽ vì thế mà nữ giáo viên này đã thấu hiểu hoàn cảnh học trò của mình. Những năm qua, không những vận động các em đến lớp thường xuyên, mà cô giáo trẻ còn thắp lên trong mỗi học sinh niềm tin vào ngày mai tươi sáng.

Giờ đây, cô học sinh lớp 8A Đinh Thị Khuya xem cô giáo Năm như người chị, người mẹ thứ hai của mình. Cô bé mồ côi 14 tuổi phải thay mẹ nuôi em, thường xuyên bỏ học, vì không có áo quần để đến trường cũng như không ai chăm sóc em mình.

Biết hoàn cảnh khó khăn của Khuya, ngoài những giờ trên lớp, cô giáo Năm thường xuyên đến nhà giúp đỡ hai chị em những sinh hoạt thường ngày. Vừa làm, cô trò vừa tâm sự, tạo động lực, giúp em cố gắng vượt lên khó khăn của cuộc sống.

Cô Năm còn kèm Khuya học thêm để bù đắp kiến thức khoảng thời gian em không đến lớp. Lương của giáo viên hợp đồng không nhiều, nhưng mỗi lần đến thăm, cô đều mua bánh kẹo cho hai chị em Khuya.

Khít là một học sinh khuyết tật được cô Thủy đỡ đầu
Khít là một học sinh khuyết tật được cô Thủy đỡ đầu

“Có những đêm hai cô trò chuyện trò rất khuya. Tôi kể lại những khó khăn của cuộc sống mà mình đã trải qua cho Khuya nghe. Chính điều đó đã giúp em có thêm động lực vượt qua hoàn cảnh hiện tại, để vươn lên trong học tập”, cô Năm tâm sự.

Mồ côi cha từ thuở lọt lòng, sau đó mẹ cũng rời làng mưu sinh tận Tây Nguyên, nhiều năm qua, cậu bé tí hon Đinh Hoàng Khít (học sinh lớp 4B) nương tựa vào ông, bà ngoại. Khít tròn 13 tuổi nhưng chỉ cao 1m, nặng 13kg. Thể trạng nhỏ bé là vậy, hàng ngày cậu học trò vẫn đều đặn đi bộ băng rừng, vượt 4km đường đèo dốc hiểm trở đến trường học tập.

Cô giáo Võ Thị Thanh Thủy - Hiệu phó Trường Tiểu học số 2 Di Lăng hiện là người đỡ đầu cho Khít. Ngoài hỗ trợ lương thực, cô Thủy thường xuyên mua quần áo, sách vở... đến làng thăm hỏi chăm sóc, động viên Khít nỗ lực học hành.

“Em Khít là một học sinh khuyết tật nên mong muốn lớn nhất của các thầy, cô giáo là giúp em đọc trôi chảy, thành thạo những phép tính đơn giản. Đồng thời giúp Khít mạnh dạn giao tiếp với bạn bè và mọi người. Đáp lại niềm mong mỏi đó, Khít luôn cố gắng học tập. Thầy cô chưa bao giờ phàn nàn điều gì về cậu học trò đặc biệt này”, cô Thủy cho biết.

Yêu thương không toan tính

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đến nay, toàn huyện Sơn Hà có 550 thầy, cô giáo ở 39 đơn vị trường học nhận đỡ đầu cho 935 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhờ đó, các em được nhận đỡ đầu đều phát triển tốt, có sự tiến bộ trong học tập, không còn ý định nghỉ học và đặc biệt là tâm lý của các em được cải thiện đáng kể. Nếu trước năm 2015, tình trạng học sinh đi học kiểu “giã gạo” trên địa bàn huyện khoảng 30%, đến nay chỉ còn dưới 8% tùy vào từng trường.

Theo bà Thành, sau hơn 2 năm triển khai, phong trào “Giáo viên nhận đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh mồ côi, học sinh học yếu, học sinh có nguy cơ bỏ học” đã lan tỏa mạnh mẽ, được nhiều thầy, cô giáo dành tâm huyết, tình yêu thương chăm sóc học sinh như con ruột của mình. Nhờ đó, các em thích đến trường hơn, học tập tiến bộ, chất lượng giáo dục của huyện từ đó cũng được nâng lên.

“Tùy theo hoàn cảnh của từng học sinh mà các thầy, cô giáo có những giải pháp riêng, tất cả nhằm hỗ trợ, giúp đỡ để các em được đến trường, tự tin hơn trong giao tiếp, có kết quả học tập tốt hơn. Tôi mong rằng, giáo viên sẽ thật sự như người cha, người mẹ thứ hai của các em, để cho các em thêm một điểm tựa tinh thần”, bà Thành cho biết.

Nói rồi, bà Thành bảo: “Chẳng thể thống kê được đã có bao nhiêu áo quần, sách vở, đồ dùng học tập, gạo, mắm, xe đạp, những bữa ăn... mà các thầy, cô giáo đã hy sinh, đã đi xin cho trò. Và tôi nghĩ các thầy, cô giáo cũng chẳng thống kê những vật chất ấy vào như một thành tích trong báo cáo. Họ là những người đồng nghiệp tuyệt vời mà tôi may mắn có được”.

Ở huyện miền núi Sơn Hà này, có không ít các em học sinh vì lỡ mang bầu sớm nên không thể đến lớp được nữa. Trò chuyện với chúng tôi, hầu hết các thầy, cô đều phần trần về điều này. Họ cho rằng nỗi lo lớn nhất hiện nay là hệ lụy tảo hôn vẫn còn dai dẳng ở huyện vùng cao này.

Vấn đề này không chỉ riêng ngành giáo dục quan tâm mà các cấp, các ngành cũng cần chung tay giúp đỡ để tương lai con trẻ tránh được vòng luẩn quẩn đói nghèo.

Công việc dạy học tại vùng cao là công việc với muôn vàn những khó khăn, thử thách. Thế nhưng, bằng tình yêu nghề, mến trẻ hàng trăm thầy, cô giáo ở huyện miền núi Sơn Hà đã không quản ngại để ươm lên những mầm non tương lai của đất nước. Cũng nhờ vậy mà bao ước mơ của những trẻ em nghèo Sơn Hà đã được viết lên, niềm vui được đến trường đã không còn là điều xa xỉ.

Thiết nghĩ, tất cả những sự thay đổi với gần 1.000 học sinh nghèo này là món quà từ những tấm lòng tử tế. Giữa bát ngát núi đồi, tiếng các thầy, cô giáo đã trở thành tiếng gọi người thân, là điểm tựa yêu thương cho những học trò nghèo.

Cuối tháng 9/2018, Phòng GD&ĐT huyện Sơn Hà đã tổ chức đêm văn nghệ “Điểm tựa yêu thương”. Chương trình nhằm tri ân các thầy, cô giáo đã nhận đỡ đầu học sinh; đồng thời kêu gọi các nhà hảo tâm đồng hành với ngành giáo dục huyện Sơn Hà giúp trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục bám trường, bám lớp. Chương trình chạm đến trái tim của các nhà hảo tâm nên đã nhận được số tiền hỗ trợ gần 500 triệu đồng.

bài liên quan
CSGT TP.HCM sẽ gửi danh sách học sinh, sinh viên vi phạm về trường

CSGT TP.HCM sẽ gửi danh sách học sinh, sinh viên vi phạm về trường

CSGT TP.HCM sẽ phối hợp Sở GD&ĐT lập danh sách học sinh, sinh viên vi phạm luật giao thông gửi về trường để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh trong từng học kỳ và năm học.
Hoa Nắng - Tôn vinh tiếng Việt, tiếng Mẹ thân thương

Hoa Nắng - Tôn vinh tiếng Việt, tiếng Mẹ thân thương

Sau 3 tuần tập luyện miệt mài, các em học sinh các khối lớp THSC và THPT, các “diễn viên nghiệp dư không chuyên” của Trường liên cấp Quốc Tế Việt Úc - Mỹ Đình - Hà Nội đã mang đến những tiết mục văn nghệ - âm nhạc - kịch nói vô cùng ấn tượng và đặc sắc, với những câu chuyện lịch sử - văn học được kể lại giàu tính nhân văn và những bài học giàu ý nghĩa, khơi gợi lòng tự hào, tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
TP Biên Hòa: Khai mạc Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp thành phố

TP Biên Hòa: Khai mạc Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp thành phố

Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp thành phố Biên Hoà với sự tham gia của 26 thí sinh. Hội thi diễn ra trong 2 ngày (từ 19 - 20/3).
5 học sinh bị nước cuốn trôi tại Đồng Nai, Bình Phước

5 học sinh bị nước cuốn trôi tại Đồng Nai, Bình Phước

Đến 13 giờ ngày 18/3, lực lượng cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh Bình Phước đã tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng bị nước trôi mất tích.
Mới nhất
Đọc nhiều
Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia, thu giữ hơn 180 bánh Heroin

Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia, thu giữ hơn 180 bánh Heroin

Lực lượng chức năng Công an TP. HCM vừa phát hiện, triệt phá thành công đường dây vận chuyển trái phép 184 bánh ma túy từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Đài Loan, Trung Quốc.
Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý người chưa thành niên phạm pháp

Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên
Cần Thơ: Tưng bừng khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Cần Thơ: Tưng bừng khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Tối 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 đã được khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.