Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Nghệ An: Gian nan đốt đuốc đi tìm con chữ

Xét xử
02/12/2015 09:39
Duy Ngợi
aa
Đốt đuốc tới trường từ lúc gà chưa gáy và trở về khi nhà nhà đã lên đèn, đó là những hình ảnh rất đỗi quen thuộc của các em học sinh THCS ở bản Cam, xã Cam Lâm, huyện Con Cuông.


Dù tình trạng này tồn tại nhiều năm nay nhưng chừng nào chưa có đường về bản thì chừng đó bao thế hệ học sinh THCS nơi đây vẫn còn phải cuốc bộ, đốt đuốc đi tìm con chữ.

Gian nan đường đến trường

Để có thể đến trường, hằng ngày 70 học sinh THCS ở bản Cam phải thức dậy từ lúc 4 giờ sáng để chuẩn bị sách vở, đèn, đuốc rồi tập trung đầu bản để cùng nhau đi học. Nhiều năm rồi, nhiều thế hệ học trò nơi đây thường bắt đầu một ngày mới trong màn sương mù vấn vít.

Học sinh nơi đây phải dậy từ 4h sáng để đến trường. Ảnh Duy Ngợi
Học sinh nơi đây phải dậy từ 4h sáng để đến trường. Ảnh Duy Ngợi

Chưa đến 4 giờ sáng, chúng tôi đã thấy vợ ông trưởng bản Lò Văn Dần đánh thức con trai đang học lớp 6 dậy đánh răng rửa mặt chuẩn bị đi học. Theo chân mẹ ra bể nước, vẻ mặt ngái ngủ của cậu bé dường như vẫn ngúng ngẩy vì chưa kịp đẫy giấc. Nhưng đã thành thói quen, cậu bé nhanh nhẹn vục bàn tay ấm nóng vào chậu nước lạnh buốt sương đêm. Đứa trẻ nào nơi đây cũng vậy cả. Cái lạnh miền sơn cước đã cắt ngang giấc ngủ của chúng để bắt đầu một ngày dài đến trường.

Đúng 4 giờ sáng trong con ngõ xa xa đã nghe tiếng chó sủa vang, thấp thoáng những ngọn đèn pin, ánh đuốc, rồi tiếng nói lao xao và một nhóm học sinh xuất hiện. Các em thường chờ nhau ở đầu bản khoảng 7-8 em thành một tốp rồi cùng đến trường.

Lặn lội đường dốc đèo, xuyên trong sương mù của núi rừng Con Cuông, chúng tôi đã theo chân những học sinh ở đây đến lớp. Chỉ em nào nhà có điều kiện mới được dùng đèn pin, còn không đều phải dùng những cây nứa khô, đập dập để đốt làm đuốc soi đường. Thường thì những học sinh nam sẽ cầm đuốc đi trước dẫn đường, các bạn nữ nối gót theo sau. Có lúc giữa đường đuốc tắt hoặc hết đuốc, tất cả đều phải dừng lại để tìm nứa ven đường rồi dùng chân dẫm lên cho đầu ống nứa vỡ ra để đuốc dễ cháy.

Những phút nghỉ chân để sắp vượt qua những con dốc dài cao ngất
Những phút nghỉ chân để sắp vượt qua những con dốc dài cao ngất

Quãng đường đất khá dài, dốc nối dốc, nên cứ vượt một đến hai quãng dốc cao ngất, các em phải dừng lại để nghỉ chân. Tranh thủ lúc nghỉ, em nào có xôi, cơm nắm hoặc củ sắn, củ khoai thì mang ra ăn sáng. Em Vi Thị Anh chia sẻ: “Bữa ni trời còn ráo đường khô đi còn dễ chứ trời mưa, đi đường trơn trượt bị ngã bẩn hết quần áo là chuyện bình thường”.

Chưa kể, con đường tới trường còn phải đối mặt với không ít lần gặp rắn, rết hoặc bị vắt tấn công. Liên tục vượt 5 cây số đường đất dốc cao, vừa đi vừa nhặt nứa bên đường làm đuốc, nghỉ chừng 3 đến 4 lần là tới lớp.

Nghèo cũng không để con thất học!

Đường đến trường của các em học sinh trường THCS Cam Lâm ở bản Cam gian nan đến nỗi chỉ có thể cuốc bộ, còn đi xe đạp thì sẽ gặp tai nạn. Điển hình nhất là trường hợp của em Nguyễn Văn Thành (đang học lớp 8A, THCS Cam Lâm). Cũng như bao bạn bè cùng trang lứa, từ khi vào lớp 6, Thành hằng ngày phải đi bộ 7-8 cây số đường dốc để đến trường. Thương con đi học vất vả, năm 2012, vợ chồng anh Nguyễn Văn Sơn và Hà Thị Thân mua cho Thành chiếc xe đạp với hi vọng con có thể rút ngắn thời gian tới lớp.

Xe mua chưa được bao lâu thì trong một lần đi học về, đang lao xuống dốc xe bị gãy cổ phoóc, Thanh ngã sóng soài. May sao chỉ xây xát nhẹ. Sau lần tai nạn ấy, Thành thề cạch xe đạp đến già và chiếc xe gãy cổ ngày nào vẫn nằm xếp xó bên góc sân.

Bản chưa có điện nên học sinh bản Cam phải học bên những ngọn đèn dầu leo lét. Ảnh Duy Ngợi
Bản chưa có điện nên học sinh bản Cam phải học bên những ngọn đèn dầu leo lét. Ảnh Duy Ngợi

Có điều kiện như gia đình vợ chồng anh Sơn con cái đi học đã vất vả. Chứ như trường hợp của gia đình bà Hồ Thị Mai (60 tuổi) còn khó khăn hơn gấp bội phần. Hơn 8 giờ tối, theo chân phó bản tên Tứ, chúng tôi vượt qua nhiều đoạn dốc cao và khe suối mới tìm đến được nhà bà Mai ở gần cuối bản đang nuôi hai cháu gái ăn học.

Nhà không có điện. Cả 3 bà cháu già yếu và côi cút chỉ biết quanh quẩn trong ánh đèn dầu leo lét hằng đêm. Gia cảnh nghèo khó, bố bỏ đi, mẹ đi làm ăn xa nên hai em Hồ Thị Hồng (học lớp 8A) và em gái Hồ Thị Lê (học lớp 7B) THCS Cam Lâm phải nhờ cậy vào bà ngoại bị mù một mắt. Anh trai của Hồng và Lê chỉ học hết lớp 6 cũng đành phải nghỉ học giữa chừng, đi làm xa để phụ mẹ nuôi hai em được đến trường.

Trong căn nhà trống tuềnh toàng, bàn học không có, hai cháu ngoại của bà Mai đành phải lom khom bày sách vở ra mặt giường và dùng ánh đèn dầu lờ mờ học một cách khó nhọc. Trường xa, đường khó, nên lúc hai chị em Hồng về đến nhà thì các gia đình khác đã lên đèn. Lo được cơm nước cũng đã hơn 8 giờ tối. Vì vậy, thời gian học của hai em không còn nhiều. Ngoài thời gian học, chị em Hồng còn phải lên rừng hái măng, kiếm củi. Còn bà Mai, tuy già yếu nhưng vẫn gắng gượng nuôi con lợn nái, mỗi lứa lợn giống bán đi đều dồn lấy tiền nuôi cháu ăn học. Đứng trông cháu học bên kệ giường, bà Mai khoe: “Con lợn nái sinh được 6 con lợn con, giờ chúng đã tập ăn rồi, chẳng mấy chốc là bán được để sắm cho hai đứa cháu thêm chiếc áo mới”.

“Đường đến trường quá xa, đi lại khó khăn, vất vả, với những học sinh dân tộc thiểu số ở bản Cam heo hút, xa xôi này để theo học được đầy đủ và lên lớp đã là một kỳ tích chứ đừng hỏi gì đến những thành tích học tập cao. Dù vậy, vẫn có 1/3 số cháu học THCS đạt học sinh giỏi, học sinh tiên tiến. Hiện giờ, cả bản đang có 1 cháu học Đại học”, ông Lò Văn Dần, trưởng bản Cam nói đầy tự hào.

Chưa thể xây nhà bán trú

Rời bản Cam, chúng tôi tìm đến trường THCS Cam Lâm và ở đây, các thầy cô giáo của trường đều không khỏi nghẹn lòng trước cảnh đốt đuốc đến trường của những học trò.

Hai chị em Hồng chăm chỉ học trong ánh đèn dầu leo lét. Ảnh Duy Ngợi
Hai chị em Hồng chăm chỉ học trong ánh đèn dầu leo lét. Ảnh Duy Ngợi

Thầy Nguyễn Trọng Minh, Hiệu trưởng trường THCS Cam Lâm trăn trở, các em học sinh còn nhỏ, đường đến trường còn rất gian nan. Đường quá xa, vất vả nhất là mùa lạnh nếu học cả ngày các em phải đùm cơm đi từ tinh mơ tới tối mịt mới trở về nhà. Tuy nhà trường có chế độ bán trú song cũng chỉ là giúp được phần nào cho học sinh nhưng về dài lâu, Ban giám hiệu nhà trường đang tìm nguồn vốn để xây dựng nhà bán trú để toàn bộ 80 học sinh (70 học sinh ở bản Cam, 10 học sinh ở bản Sơn) được ở bán trú.

Bản Cam là nơi xa xôi, khó khăn nhất của xã Cam Lâm. Toàn bản có tất cả 130 hộ người Thái với 671 khẩu (trong đó có 75 hộ nghèo), đời sống của bà con chủ yếu là đi rừng, làm nương rẫy nên hầu hết để có thể chăm lo việc học cho con em còn rất hạn chế. Mong mỏi của bà con dân bản là sớm xây dựng được con đường để mọi người nhất là các em học sinh đi lại, đến trường đỡ vất vả”, ông Lò Văn Dần, trưởng bản Cam cho biết.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng tham mưu cho chính quyền địa phương và kêu gọi kinh phí từ các chương trình ích lợi xã hội, chứ trông chờ người dân đóng góp thì đó là điều rất khó khăn. Nếu xây dựng 8 nhà bán trú cho 80 học sinh sẽ phải cần kinh phí khoảng 500 triệu đồng. Đối với Cam Lâm là một xã miền núi cực kỳ khó khăn, đó là một số tiền không nhỏ.

“Tuy khó khăn, vất vả nhưng bản Cam không có học sinh nào trong độ tuổi đến trường bỏ học. Nhà trường có giao cho 2 giáo viên hợp đồng (10 năm chưa được biên chế) về dạy phụ đạo cho học sinh tại hai bản nói trên”, thầy Minh cho biết thêm.

bài liên quan
Khai hội du lịch Cửa Lò 2024: Khát vọng tỏa sáng

Khai hội du lịch Cửa Lò 2024: Khát vọng tỏa sáng

Tối 18/4, hàng vạn du khách thập phương đổ về Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) để theo dõi chương trình khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024.
Nghệ An tăng cường xử lý xe quá khổ, quá tải

Nghệ An tăng cường xử lý xe quá khổ, quá tải

Gần 100 chủ phương tiện và tài xế bị xử phạt khi cơi nới thành thùng, chở quá khổ quá tải khi chở vật liệu đã bị lực lượng chức năng Nghệ An xử phạt, tước giấy phép lái xe....
Nghệ An: Mưa đá gây thiệt hại nặng tại huyện biên giới Kỳ Sơn

Nghệ An: Mưa đá gây thiệt hại nặng tại huyện biên giới Kỳ Sơn

Tối ngày 14/4, thông tin từ chính quyền huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) cho biết, trên địa bàn huyện vừa xảy ra trận mưa đá, khiến 1 người bị thương và gây thiệt hại đến nhà cửa và hoa màu của người dân.
Nghệ An: Xử lý tài xế dương tính với ma túy khi lái xe ô tô

Nghệ An: Xử lý tài xế dương tính với ma túy khi lái xe ô tô

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với trường hợp điều khiển xe ô tô bị phát hiện dương tính với ma túy.
CSGT TP.HCM sẽ gửi danh sách học sinh, sinh viên vi phạm về trường

CSGT TP.HCM sẽ gửi danh sách học sinh, sinh viên vi phạm về trường

CSGT TP.HCM sẽ phối hợp Sở GD&ĐT lập danh sách học sinh, sinh viên vi phạm luật giao thông gửi về trường để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh trong từng học kỳ và năm học.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hôm nay (19/4),  Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Hôm nay (19/4), Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4.
“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

Đây là một trong nhiều ý kiến tâm huyết được các đại biểu đóng góp vào Hội thảo phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra mới đây.
Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã bầu ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Sở Nội vụ giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Tin bài khác
Chuẩn bị mở lại phiên phúc thẩm xét xử mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Chuẩn bị mở lại phiên phúc thẩm xét xử mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Bị cáo Trần Thị Hiền là mẹ của nữ sinh giao gà ở Điện Biên chuẩn bị được đưa ra xét xử phúc thẩm.
Bị cáo Trương Mỹ Lan nhận án tử hình

Bị cáo Trương Mỹ Lan nhận án tử hình

Tòa án tuyên bị cáo Trương Mỹ Lan mức án tử hình, 85 bị cáo khác trong vụ án này cũng phải nhận bản án thích đáng.
Phiên phúc thẩm vụ kiện ở toà nhà Victory Tower sẽ chấm dứt tranh chấp?

Phiên phúc thẩm vụ kiện ở toà nhà Victory Tower sẽ chấm dứt tranh chấp?

Trước đó, như Báo Pháp luật Việt Nam đã phản ánh việc chủ đầu tư và nhà quản lý xảy ra tranh chấp khiến người dân, khách hàng sinh sống và làm việc tại căn nhà trên rơi vào cảnh khốn khổ.
Quảng Ninh: Phạm tội về ma túy, 8 bị cáo lĩnh án tù

Quảng Ninh: Phạm tội về ma túy, 8 bị cáo lĩnh án tù

Ngày 5/4 Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đưa ra xét xử đối với 8 bị cáo về tội: “Mua bán trái phép chất ma túy”; “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy".
Vụ tranh chấp tại Dự án Phố Wall: Vì sao TAND cấp cao tại Hà Nội lại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm?

Vụ tranh chấp tại Dự án Phố Wall: Vì sao TAND cấp cao tại Hà Nội lại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm?

TAND Cấp cao tại Hà Nội ra Quyết định số 28A/2023/KN-DS kháng nghị bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND thành phố Hà Nội.
Quảng Ninh: Khởi tố nhóm đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Quảng Ninh: Khởi tố nhóm đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Công an tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng về tội “ mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.
Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan

Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan

Chiều 19/3, sau khi nêu quan điểm luận tội, đại diện VKS đề nghị mức án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Vụ án mẹ nữ sinh giao gà buôn ma túy: Hoãn phiên tòa do bị cáo ngất xỉu

Vụ án mẹ nữ sinh giao gà buôn ma túy: Hoãn phiên tòa do bị cáo ngất xỉu

Bị cáo Trần Thị Hiền - mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị ngất xỉu tại phiên tòa nên HĐXX quyết định hoãn phiên tòa.
Cận cảnh nhà bạt sức chứa 400 người tại phiên xét xử vụ án Tân Hoàng Minh

Cận cảnh nhà bạt sức chứa 400 người tại phiên xét xử vụ án Tân Hoàng Minh

Để chuẩn bị cho phiên xét xử vụ án Tân Hoàng Minh diễn ra vào ngày 19/3, lực lượng chức năng đã chuẩn bị nhà bạt với sức chứa hơn 400 người.
Xét xử Giám đốc Công ty du học Edu Global về tội Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài

Xét xử Giám đốc Công ty du học Edu Global về tội Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài

Theo lịch xét xử, ngày 18/3, TAND Thành Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai đối với 4 bị cáo về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép”.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.