Hà Nội 22 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 21 °C
  • Hà Nội Hà Nội 22°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 21°C

Lập lại trật tự thị trường dược phẩm

Sức khỏe - đời sống
28/03/2017 10:30
Hữu Tuấn
aa
Giá nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc biệt dược cao ngất ngưởng so với thu nhập của cả những người trung lưu đang là vấn đề nhức nhối.


Mỗi nơi, mỗi giá, nhưng nhìn chung, giá nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc biệt dược cao ngất ngưởng so với thu nhập của cả những người trung lưu đang là vấn đề nhức nhối.

Avastin là một loại biệt dược được dùng khá nhiều trong điều trị ung thư vú, điều trị ung thư phổi, đại trực tràng, thận, não, buồng trứng tại Việt Nam.

Trong tổng hợp danh mục thuốc nhập khẩu kê khai giá thuốc tại Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) tính đến ngày 28/2/2017, do CTCP Dược Phẩm Vimedimex 2 kê khai thì cùng loại thuốc Avastin (hoạt chất Bevacizumab, có cùng hàm lượng 100mg/4ml), mức giá chênh lệch rất lớn.

Lập lại trật tự thị trường dược phẩm

Cụ thể, một lọ Avastin 100mg/4ml, cùng số đăng ký VN1-131-09 của nhà sản xuất F.Hoffmann-La Roche Ltd, nhưng doanh nghiệp nhập khẩu Vimedimex 2 lại kê khai 2 loại giá lần lượt là: 7.762.545 đồng và 7.173.810 đồng. Trong khi đó, cùng hàm lượng 100mg/4ml Avastin của nhà sản xuất Roche, giá lại 8.285.865 đồng và 7.762.545 đồng/lọ. Tức là, cùng một loại thuốc hoạt chất giống nhau, 1 hàm lượng thuốc có tới…4 giá khác nhau, chênh lệch đến hơn 1 triệu đồng/lọ (Mục 108 đến 111 - Ảnh chụp bảng kèm theo). Điều này khiến người tiêu dùng khó hiểu và không thể tự lý giải.

“Rổ giá” biệt dược bán trên thị trường hiện trong tình trạng…loạn giá. Đặc biệt, tình trạng giá biệt dược chữa ung thư “nhảy múa” đang ở nhiều nơi.

Chẳng hạn, thuốc Herceptin IV 440mg vial tại Nhà thuốc Tây (1119 - Cách Mạng Tháng 8, Phường 7, Quận Tân Bình, TP.HCM) có giá bán 46,597 triệu đồng/lọ, nhưng tại Nhà thuốc Tiện Lợi (271 - Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP. HCM), giá thuốc cùng loại niêm yết là 49 triệu đồng/lọ. Cũng loại thuốc này, khi báo giá tại Bộ Y tế, giá 1 lọ Herceptin loại 440mg của Roche có giá là 45.596.775 đồng. Như vậy, cùng một loại thuốc, không chỉ mỗi nơi một giá mà còn chênh nhau tới hơn 3,4 triệu đồng/lọ.

Hay như thuốc tiêu sợi huyết ở bệnh nhân đột quỵ não có tên là Metalyse Inj. 50mg/10ml của Hãng Boehringer Ingelheim báo giá với Bộ Y tế là 25.748.100 đồng, nhưng trên thị trường được bán với giá cao hơn và chênh lệch 1-2 triệu đồng/lọ (tùy cửa hàng).

Không chỉ “loạn giá”, sản phẩm biệt dược còn bị nâng giá một cách khó hiểu.

Lập lại trật tự thị trường dược phẩm

Cuối năm 2016, Lipiodol - loại thuốc chủ lực dùng điều trị cho bệnh nhân ung thư gan ở nhiều bệnh viện tại Việt Nam, bị báo là…hết hàng. Trước đó, năm 2013, loại thuốc này có giá 1,5 triệu đồng/ông và do nhà cung cấp thông báo “hết thuốc”, nên có bệnh nhân đã phải mua sản phẩm với mức giá trên 2 triệu đồng/ống.

Cuối năm 2014, giá thuốc Lipiodol được nhà phân phối là Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 1 thông báo tăng lên gần 2,6 triệu đồng/ống. Đến ngày 23/12/2015, thuốc Lipiodol được Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị y tế Hoàng Đức báo giá mới gần 2,9 triệu đồng.

Thực trạng giá thuốc nói chung và giá biệt dược như vậy, nhưng trả lời câu hỏi của báo giới “giá thuốc năm 2016 có gì biến động so với những năm trước?”, Bộ trưởng Bộ Y tế vẫn khẳng định: “So với những năm trước, về cơ bản thị trường dược phẩm vẫn được duy trì bình ổn, đáp ứng đủ thuốc phục vụ công tác phòng và điều trị bệnh của nhân dân”.

Theo lý giải của Bộ trưởng Nguyễn Kim Tiến, trong thời gian vừa qua, triển khai các quy định của Luật Dược, Liên bộ Y tế - Tài chính - Công thương đã tích cực triển khai quản lý chặt thị trường thuốc chữa bệnh. Bộ Y tế tập trung quản lý giá thuốc đối với các khu vực bệnh viện công lập với cơ chế đấu thầu cạnh tranh, công khai, minh bạch, giúp tiết giảm chi phí tại cơ sở y tế và giá thuốc tại nhà thuốc bệnh viện được quản lý thông qua thặng số bán lẻ. Đối với giá thuốc lưu hành trên thị trường được giám sát chặt chẽ thông qua quy định về kê khai, kê khai lại và công bố công khai giá từ khâu đăng ký lưu hành, nhập khẩu và đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện.

Giá thuốc cao đè nặng lên vai dân nghèo

Tình trạng loạn giá không chỉ diễn ra với biệt dược mà còn xảy ra với nhiều loại thuốc khác. Điều dễ nhận thấy là giá thuốc kê đơn ở nhà thuốc bệnh viện mỗi nơi một giá. Nguyên do là giá trúng thầu của mỗi bệnh viện khác nhau. Ngoài ra, giá nhà thuốc bán lẻ khác nhau là do mạng lưới phân phối có chi phí, giá nhập thuốc khác nhau. Nhưng cuối cùng, người chịu thiệt vẫn là bệnh nhân.

Nếu không sớm có giải pháp căn cơ, sẽ có thêm nhiều bệnh nhân “đột quỵ” vì giá thuốc và nguy cơ vỡ Quỹ Bảo hiểm y tế sẽ xuất hiện trong tương lai không xa.

Lão nông Trần Văn Vẻ (72 tuổi, ở huyện Cái Lậy, tỉnh Tiền Giang) nhập viện cấp cứu tại TP.HCM trong tình trạng suy sụp sức khỏe, hay ngất không rõ nguyên nhân. Làm tổng thể xét nghiệm, bệnh viện phát hiện ung thư bạch cầu giai đoạn cuối. Để điều trị bệnh của ông, phương pháp chữa trị lâu dài sẽ phải sử dụng thuốc đặc trị Glivec điều trị ung thư máu của Hãng Novartis Pharma. Nhưng oái oăm là thuốc này có giá rất cao, với tổng chi phí điều trị Glivec là 48,5 triệu đồng/tháng, hơn 500 triệu đồng/năm trong khi thuốc này chỉ được bảo hiểm y tế thanh toán 50%. “Nếu điều trị theo phác đồ trên thì dù tôi có bán hết cả nhà cửa, ruộng vườn cũng không đủ chi phí thuốc men. Chắc chờ chết thôi chú à!”, ông Vẻ buồn rầu nói.

Chị Nguyễn Thị Bé (40 tuổi, ở Định Quán, Đồng Nai), người có bố đang chữa bệnh ung thư phổi và cũng là người cung cấp thông tin về tình trạng thuốc Avastin “loạn giá” nêu trên cho phóng viê nBáo Đầu tư cũng cho biết, chi phí điều trị ung thư phổi của cha mình bằng thuốc Avastin hết khoảng 150-200 triệu đồng/năm. “Với giá thuốc đặc trị đắt đỏ như vậy, ngay cả với gia đình tương đối có điều kiện cũng sẽ kiệt quệ tài sản, chứ chưa nói gì đến người dân nghèo không tài sản, không bảo hiểm”, chị Bé cho biết.

Theo bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế), chi phí điều trị bệnh ung thư rất lớn. Chẳng hạn, khi điều trị bằng thuốc Glivec, người bệnh phải trả 500 triệu đồng/năm; thuốc Erlotinib là 40 triệu đồng/tháng, thuốc Sorafenib 118 triệu đồng/tháng, Tasigna gần 85 triệu đồng/tháng, thuốc Cimaher từ 122 - 245 triệu đồng/năm; thuốc Simulect từ 28 - 57 triệu đồng/năm, thuốc Decitabin chi phí khoảng 300 triệu đồng /năm, Cetuximad chi phí 86 - 101 triệu đồng/tháng…

Điều đáng nói là giá biệt dược tại Việt Nam đang tương đương, thậm chí cao hơn cả Mỹ. Trong khi thu nhập bình quân đầu người mới đạt trên 2.200 USD/năm, thì khi mắc bệnh hiểm nghèo, thu nhập cả năm của họ sẽ không đủ chi trả cho…1 liều biệt dược. Do vậy, phần lớn người bị bệnh đều trông chờ vào bảo hiểm, trong khi bảo hiểm y tế hiện mới chi trả 50-80% cho những trường hợp này. Phần còn lại, lên tới hàng trăm triệu đồng, đều do người bệnh tự xoay xở.

Chính vì vậy, không chỉ dân nghèo, người có thu nhập khá, thậm chí cả tầng lợp trung lưu cũng “đột quỵ” khi chẳng may mắc bệnh hiểm nghèo.

Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, năm 2016, Bảo hiểm Y tế thanh toán 70.000 tỷ đồng bảo hiểm, trong đó chi phí tiền thuốc chiếm khoảng 50%. Trong số này, chi phí thuốc điều trị ung thư chiếm 10-19% tổng chi phí khám, chữa bệnh (khoảng 10.000 tỷ đồng) và đang trong chiều hướng gia tăng.

Như vậy, có thể thấy rằng, gánh nặng giá thuốc nói chung và biệt dược nói riêng đang đè nặng vai bệnh nhân và bảo hiểm y tế. Nếu không sớm có giải pháp căn cơ, sẽ có thêm nhiều bệnh nhân “đột quỵ” vì giá thuốc và nguy cơ vỡ Quỹ Bảo hiểm y tế sẽ xuất hiện trong tương lai không xa.

bài liên quan
Quảng Ninh: Nhặt được tiền trong túi áo bệnh nhân, điều dưỡng tìm trả lại người đánh mất

Quảng Ninh: Nhặt được tiền trong túi áo bệnh nhân, điều dưỡng tìm trả lại người đánh mất

Sau khi mang đồ bệnh nhân đi giặt, điều dưỡng Nguyễn Thị Diệp Hà vô tình phát hiện 20 triệu đồng trong túi áo người bệnh nên đã tìm trả lại người bỏ quên.
Kiến nghị khẩn xây mới Bệnh viện Tâm thần và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM

Kiến nghị khẩn xây mới Bệnh viện Tâm thần và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM

Xây dựng mới Bệnh viện Tâm thần và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình là hai nội dung quan trọng vừa được giám đốc Sở Y tế TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM xem xét.
Chạy thận nhân tạo trong cơ sở mới Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn

Chạy thận nhân tạo trong cơ sở mới Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn

Theo báo cáo của Giám đốc bệnh viện, việc di dời toàn bộ máy thận nhân tạo qua bệnh viện mới diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, an toàn đảm bảo hoạt động lọc máu cho người bệnh diễn ra liên tục.
Bảo vệ rơi từ tầng 7 tòa nhà tử vong sau nỗ lực giải cứu bệnh nhân bất thành

Bảo vệ rơi từ tầng 7 tòa nhà tử vong sau nỗ lực giải cứu bệnh nhân bất thành

Một bệnh nhân với tâm lý không ổn định leo ra lan can tầng 7 của tòa nhà, bảo vệ đã cố gắng tiếp cận giải cứu nhưng không may rơi xuống tầng 3 của tòa nhà và tử vong.
Bệnh viện Đa khoa Hóc Môn, Thủ Đức, Củ Chi sẽ hoạt động trong năm 2024

Bệnh viện Đa khoa Hóc Môn, Thủ Đức, Củ Chi sẽ hoạt động trong năm 2024

Ba dự án bệnh viện cửa ngõ nghìn tỉ tại TP.HCM đang gấp rút 'cán đích', dự kiến cuối năm 2024, toàn bộ 3 bệnh viện sẽ đưa vào hoạt động chính thức.
Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ phát hiện ma túy trong bệnh viện ở Quảng Bình

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ phát hiện ma túy trong bệnh viện ở Quảng Bình

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn yêu cầu Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới báo cáo việc phát hiện ma túy trong bệnh viện.
Mới nhất
Đọc nhiều
TP.HCM hỗ trợ 50% chi phí tiêm vaccine phòng dại ở 5 huyện ngoại thành

TP.HCM hỗ trợ 50% chi phí tiêm vaccine phòng dại ở 5 huyện ngoại thành

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố chiều 28/3, ông Lê Minh Trí - Phó trưởng Phòng Chăn nuôi dịch tễ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM cho biết, thành phố đã hỗ trợ 50% chi phí vắc xin cho chó, mèo tạ
VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 với những điểm tích cực như huy động vốn, dư nợ, thu nhập từ chứng khoán đầu tư (TPCP) đều tăng so với cùng kỳ 2022...
Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Hành vi này của Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt nghiêm minh.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY