Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 25 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 25°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Làng 'chữa bách bệnh' dưới chân núi Tản

Sức khỏe - đời sống
12/05/2019 10:32
Minh Hải
aa
Dưới chân núi Tản Lĩnh, có một ngôi làng thuốc Nam chữa bách bệnh nổi tiếng của mạn Sơn Tây, Hà Nội… đó là thôn Yên Sơn. Những ngôi nhà của người Dao nằm chênh vênh trên những sườn núi dải nhựa mới cùng với nghề thuốc bí truyền nổi tiếng “chữa bách bệnh”. Chính nghề thuốc Nam truyền thống đã giúp cuộc sống người Dao tại Yên Sơn thay da đổi thịt từng ngày.


lNghề làm thuốc đã mang lại nhiều thay đổi cho cuộc sống người Dao tại Yên Sơn (Ba Vì)

lNghề làm thuốc đã mang lại nhiều thay đổi cho cuộc sống người Dao tại Yên Sơn (Ba Vì)

Làng thuốc cổ chữa bách bệnh

Cách trung tâm Hà Nội hơn 70km về phía Bắc, làng thuốc Nam Yên Sơn ( xã Ba Vì, Sơn Tây, Hà Nội) nằm cheo leo trên những vách núi Tản Lĩnh, thuộc quần thể Vườn Quốc gia Ba Vì. Gọi là “làng chữa bách bệnh” vì nơi đây vốn là vùng thuốc Nam có tiếng của đồng bào Dao, chưa kể là làng có nhiều thầy lang giỏi nổi tiếng trong và ngoài Hà Nội. Người ta vẫn truyền tai nhau về Yên Sơn mua thuốc chữa bệnh có tác dụng rất tốt.

Người Dao ở cả ba thôn của xã Ba Vì đều thuộc dòng Dao quần chẹt, ở phía Tây dãy Tản Viên Sơn. Trước đây, cộng đồng dân tộc Dao chỉ quen với việc du canh du cư trên khu vực núi cao Tản Lĩnh. Sau cuộc vận động hạ sơn vào năm 1968, đặc biệt từ khi thành lập Khu bảo tồn Vườn Quốc gia Ba Vì năm 1991, người Dao Yên Sơn di chuyển định cư dưới chân núi. Vốn có gốc làm thuốc, ban đầu phục vụ việc chữa bệnh cho cộng đồng người Dao trong vùng. Đến nay, nhờ hạ sơn và các thay đổi của xã hội, họ thức thời hơn, chuyển mình sang phát triển nghề thuốc để tăng thu nhập.

Trưởng thôn Yên Sơn, bà Lê Thị Lân cho biết: “Toàn thôn có hơn 80% hộ gia đình làm thuốc Nam. Các loại thuốc được sản xuất rất đa dạng, chữa được bách bệnh từ đau ốm vặt, đau răng đến các bệnh nan y, nam khoa khó chữa như vô sinh, hiếm muộn…”.

Thuốc Nam Yên Sơn vốn nổi tiếng khắp các vùng Hà Nội, Phú Thọ, Sơn La, Hải Dương… Có một nét lạ ở đất Yên Sơn đó là người ta chỉ thấy toàn phụ nữ làm thầy thuốc, rất hiếm khi có người nào là nam giới theo nghề. Theo lương y Triệu Thị Thanh, việc bốc thuốc ở đây chủ yếu là việc của phụ nữ, đàn ông phụ nấu thuốc và đi kiếm thuốc trên núi cao.

Anh Vũ Đức Mạnh (Hai Bà Trưng – Hà Nội) cho biết anh rất tin tưởng thuốc tại Yên Sơn. Anh hay lên mua cao, thuốc mát gan hay thuốc bổ cho mọi người trong gia đình uống. Vì vậy, anh thường cất công đi về đây mua thuốc cho chuẩn nhất để về sử dụng hoặc biếu tặng bạn bè, họ hàng.

“Phất” lên nhờ nghề thuốc

Nhờ sự phát triển “chóng mặt” của làng nghề làm thuốc Nam Yên Sơn, chỉ sau 3 năm bộ mặt kinh tế nơi đây đã thay đổi.

Làng từ 150 hộ nghèo, hiện tại chỉ còn khoảng 40 hộ nghèo và sắp tới số lượng đó sẽ tiếp tục giảm. Con đường lầy lội xưa kia cũng được thay bằng hệ thống đường nhựa bê tông hóa.

Những ngôi nhà “tiền tỷ” như biệt thự mọc lên len lỏi trong những rặng dài cây rừng.

Dòng người đổ về mua thuốc Nam người Dao Yên Sơn ngày một đông. Nhiều hộ gia đình kết nối được nhiều mối buôn bán lớn ở nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Nam Định, Hà Nam... Không chỉ mở rộng thị trường trong nước, nhiều hộ đã xuất được thuốc sang nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản... Còn chị em người Dao thức thời hơn trong việc quảng bá các sản phẩm thuốc khi không chỉ đem đi các hội chợ mà còn quảng cáo trên facebook, zalo…

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình tại Yên Sơn đã “phất” lên nhanh chóng nhờ làm và kinh doanh thuốc Nam. Họ bắt đầu kết nối với những đại lý dưới xuôi, tìm nguồn xuất đi nước ngoài để tăng thêm thu nhập. Nhiều người xây được nhà tiền tỷ, mua ô tô sang, cho con đi du học nhờ làm thuốc, bán thuốc Nam. Quả thực, thuốc đã thay đổi cả một làng bản!

Dừng chân tại một cơ sở làm thuốc khá quy mô tại Yên Sơn, ngay chân dốc xóm 1, khu xưởng nấu cao rộng 50m2, có 8 nồi nấu cao dược hoạt động 24/24.

Có đến 8 nồi cao được chất củi liên tục, theo chủ cơ sở này phải 4 người túc trực liên tục. Mỗi mẻ thuốc lấy về được nấu trong 20 ngày, cho ra thành phẩm là 1 tạ cao thuốc Nam với đủ loại thảo dược để chữa bệnh, tăng cường sức khỏe.

Mỗi tháng xưởng sản xuất được 1.5 tạ cao, thu nhập khoảng 300 triệu có tháng cao điểm thì thu nhập hơn. Hiện tại, chủ cơ sở này đã xây được cơ ngơi gần 2 tỷ nhờ làm thuốc và buôn bán các sản phẩm thuốc Nam.

Vừa trông các nồi cao còn nóng, bà Lý (một người làm tại xưởng) cho biết: “Mẻ cao này đã có người đặt rồi. Giờ chỉ nấu và chế biến ra thành phẩm cho khách. Khách ở tận TP Hồ Chí Minh mua về để buôn”. Công việc tuy vất vả nhưng đem lại thu nhập đáng kể cho bà, hơn việc làm nương rẫy hay làm thuê tự do dưới Hà Nội.

Việc làm thuốc Nam đã giúp nhiều gia đình mang thu nhập

Việc làm thuốc Nam đã giúp nhiều gia đình mang thu nhập "khủng"

Nguy cơ cạn kiệt thuốc quý

Hàng trăm năm nay người Dao ở Ba Vì đã tận dụng nguồn thuốc quý với hơn 280 loại trên khu vực núi Tản Lĩnh để chế biến.

Trước đây, khi làng nghề còn sản xuất manh mún thì nguồn thuốc tại chỗ vẫn đủ để phục vụ nhu cầu làm thuốc của các hộ người Dao.

Tuy nhiên, cuộc sống đổi thay từng ngày, dưới tác động mạnh mẽ của “cơn lốc” cơ chế thị trường, việc sản xuất thuốc Nam của người Dao ở Ba Vì cũng bị cuốn theo. Nguồn thuốc trên núi Tản Lĩnh, khu Ba Vì đang dần cạn kiệt vì sức ép khai thác chóng mặt.

Bà Triệu Thị Lý (một chủ sản xuất tại Yên Sơn) cho biết: “Chúng tôi bắt đầu phải đi những vùng xa hơn như Phú Thọ, Yên Bái để kiếm thuốc. Bắt đầu đi rừng từ sáng sớm và trở về khi tối muộn, đợt nào nhiều thì vài ba ngày, mỗi lần khoảng vài tạ thảo dược để về chế biến. Nhưng rồi cũng phải lo vì nguồn thuốc đang cạn kiệt từng ngày”.

Hợp tác xã Dịch vụ thuốc Nam dân tộc Dao Ba Vì được thành lập nhằm khai thác và bảo tồn có hiệu quả nhiều loài thuốc quý.

Mặt khác, giúp người dân kết nối thương mại, phát triển kinh tế và phát huy tối đa nghề truyền thống. Những năm qua, nhiều hộ dân ở đây đã xây dựng được vườn thuốc Nam tại gia đình.

Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Lân cho biết: “Việc trồng cây thuốc vẫn chưa đạt nhiều hiệu quả, vì chủ yếu là trồng các cây thuốc phổ thông.

Mặt khác, khu vực trồng thuốc chưa phù hợp với tính chất của các cây thuốc và kĩ thuật canh tác chưa cao nên chưa đạt nhiều hiệu quả. Việc lấy nguyên liệu vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thuốc tự nhiên trên núi”.

lCác sản phẩm thuốc nơi đây nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc

lCác sản phẩm thuốc nơi đây nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc

Mặt khác, cả Yên Sơn người dân đều sống ở độ cao trung bình 400m, diện tích canh tác mỗi hộ cũng khá hạn chế.

Ngoài việc điều kiện canh tác ít ỏi thì người dân nơi đây cũng không có nghề phụ. Họ đành tận dụng nghề thuốc lưu truyền từ cha ông truyền lại và phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu trên núi Tản để bốc thuốc. Người Dao coi đó là cái nghiệp mưu sinh.

Dù trong họ vẫn còn nhiều trăn trở về tương lai, về số phận nguồn thuốc đang ngày cạn kiệt, nhưng họ vẫn cố gắng giữ nghề và cách tốt nhất phát triển bền vững.

Trước khó khăn, trăn trở của đồng bào Dao về nghề thuốc Nam, hy vọng của họ vẫn được hỗ trợ từ những các cấp, các ngành, doanh nghiệp và chính quyền địa phương để có những hướng phát triển phù hợp.

Một mặt giúp họ phát huy thế mạnh nghề quý, vừa tạo kế sinh nhai bền vững. Đồng thời, có những phương hướng giữ gìn nguồn thuốc quý hoặc có cách giải quyết vấn đề sản xuất tại gia đình để tự cung cấp nguyên liệu sản xuất.

bài liên quan
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Đã có 77 phương tiện cơ giới đường bộ, ô tô điện đủ điều kiện hồ sơ để đăng kiểm trong 2 ngày 24, 25/2 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô.
Bắt giữ đối tượng thuê 2 chiếc ô tô rồi đem bán lấy tiền trả nợ

Bắt giữ đối tượng thuê 2 chiếc ô tô rồi đem bán lấy tiền trả nợ

Với hành vi thuê hai chiếc ô tô rồi mang đi bán lấy tiền trả nợ, Ngô Văn Tỉnh đã bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Lạng Sơn: Tạm giữ hình sự lái xe đâm trọng thương cảnh sát cơ động

Lạng Sơn: Tạm giữ hình sự lái xe đâm trọng thương cảnh sát cơ động

Tại cơ quan điều tra, Ngô Văn Linh khai nhận do không có giấy phép lái xe và sử dụng ma túy tổng hợp nên đã thực hiện các hành vi trên.
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Mới nhất
Đọc nhiều
Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá xăng RON95 tăng 530 đồng/lít, giá bán là 24.810 đồng/lít, giá dầu diesel được điều chỉnh giảm 320 đồng/lít, giá bán là 20.690 đồng/lít.
Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Chiều ngày 27/03/2024, Đại tá Phạm Hải Đăng – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã chủ trì hội nghị Giao ban Cơ quan CSĐT Quý I năm 2024.
Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Ngày 02/04 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 1000 chiến binh toàn quốc.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY