Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 24 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 24°C

Học phí tăng vọt, nguy cơ sinh viên bỏ Đại học

Sức khỏe - đời sống
09/12/2018 14:30
Nguyễn Mỹ
aa
Theo lộ trình đã đề ra, từ năm 2018 - 2019, các trường đại học công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư sẽ thực hiện tăng học phí từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng/tháng/sinh viên so với năm học trước, tùy từng khối ngành. Theo một khảo sát, khoảng 28% sinh viên có nguy cơ phải bỏ học khi học phí tăng?.


Tin nên đọc

Sinh viên không phải “mỏ vàng” để các trường tăng học phí. Ảnh minh họa
Sinh viên không phải “mỏ vàng” để các trường tăng học phí. Ảnh minh họa

Học phí tăng vọt

Theo đó, với khối ngành đào tạo khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản: Mức học phí năm học mới tối đa là 1,850 triệu đồng/tháng/sinh viên. Với khối ngành đào tạo khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao; nghệ thuật; khách sạn, du lịch: Mức học phí đại học 2018 tối đa 2,2 triệu đồng/tháng/sinh viên. Với khối ngành đào tạo y, dược: Mức học phí đại học năm 2018 tối đa 4,6 triệu đồng/tháng/sinh viên.

Riêng với những trường đại học chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư, mức trần học phí năm học mới đối với các khối ngành nêu trên lần lượt là 810.000 đồng/tháng/sinh viên; 960 ngàn đồng/tháng/sinh viên và 1.180.000 đồng/tháng/sinh viên.

Theo quy định của Nghị định 86/2015/NĐ-CP, những trường đại học thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động vẫn thực hiện lộ trình tăng học phí, tuy nhiên, các trường này được quy định cụ thể hơn về mức học phí bình quân tối đa cho từng năm học. Mức học phí bình quân của các trường này trong năm học 2018 - 2019 cũng tăng vọt so với năm học 2017 - 2018.

Cụ thể, với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, mức học phí bình quân năm học 2018 - 2019 là 18 triệu đồng/sinh viên/năm, tăng 2 triệu đồng/sinh viên/năm so với năm học trước. Trường Đại học Luật TP HCM sẽ tăng mức học phí năm nay lên 17 triệu đồng/sinh viên/năm thay cho mức 16 triệu đồng/sinh viên/năm trước đó. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ:

Mức trần học phí năm nay tăng lên 19,2 triệu đồng/sinh viên/năm, năm trước chỉ là 18 triệu đồng/sinh viên/năm. Tiếp đó, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng sẽ được tăng mức học phí bình quân tối đa thêm 02 triệu đồng/sinh viên/năm, từ 14 triệu đồng/sinh viên trong năm học 2017 - 2018 lên 16 triệu đồng/sinh viên trong năm 2018 - 2019…

Và thực tế, trên đây mới chỉ là mức trần học phí của chương trình đào tạo đại trà, với những chương trình tiên tiến, chất lượng cao hoặc kết hợp chương trình đào tạo nước ngoài, mức học phí còn có thể cao hơn khá nhiều. Với các trường đại học công lập vốn có mức học phí cao như: Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân lại tăng thêm khoảng 10% học phí... Thực tế, không ít sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không kham nổi mức học phí cao đã phải bỏ học.

28% sinh viên bỏ học?

Theo kết quả điều tra của PGS.TS Đặng Thị Lệ Xuân, Đại học Kinh tế Quốc dân, về tác động chính sách học phí với sinh viên, khoảng 28% sinh viên có nguy cơ phải bỏ học khi học phí tăng. Cuộc khảo sát này được thực hiện từ năm 2017 với hơn 1.000 hộ dân ở 11 tỉnh, thành. Hiện có 51% sinh viên đang phải đi làm thêm vì học phí cao, trong đó nhóm nghèo nhất phải đi làm thêm nhiều nhất là 79% (không tính số người làm thêm vì muốn có thêm kinh nghiệm). Phần lớn sinh viên cho rằng, đi làm thêm quá nhiều ảnh hưởng tới việc khả năng hoàn thành khóa học.

Theo đó, cuộc điều tra còn lấy ý kiến, phản ứng của phụ huynh có con đang học hoặc chuẩn bị thi đại học về mức học phí hiện hành. Khi được hỏi về mức học phí mới (13-17 triệu đồng/năm), có tới 85% nhóm nghèo nhất cho rằng đây là mức cao và rất cao. Nếu tính tổng tất cả các nhóm, có tới 37% số hộ gia đình sẽ không thể đảm bảo kinh phí cho con đi học đại học. Với khó khăn này, nhiều gia đình buộc phải chọn trường có mức học phí thấp hơn hoặc vay tiền cho con học, cho con đi làm thêm…

Về vấn đề này, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cũng cho rằng: “Mới đây tại một số hội nghị, không ít hiệu trưởng trường đại học cho rằng, mức học phí cần được tính toán phù hợp với thu nhập của từng vùng miền, chứ không thể cào bằng hoặc các trường muốn tăng bao nhiêu thì tăng. Ngay trong Luật Giáo dục Đại học mới đây cũng chưa nêu rõ bài toán chia sẻ chi phí, trong đó quy định 2 nguồn chính là: Ngân sách nhà nước và học phí của sinh viên chứ không nêu trách nhiệm đóng góp của trường, trách nhiệm của doanh nghiệp. Điều bất hợp lý đã khiến người học phải chịu gánh nặng lớn...”.

Hiện nay, tự chủ tài chính là một trong những vấn đề được các trường quan tâm nhiều nhất. Nhưng với 70% nguồn thu vẫn từ học phí, lệ phí như đã đề cập ở trên thì việc tự chủ tài chính của các trường liệu có tiềm ẩn rủi ro?

TS Lê Viết Khuyến cho biết, trong góp ý của Hội Khuyến học cũng đã yêu cầu trong Luật Giáo dục Đại học, Nhà nước cần xây dựng kinh phí đầu tư cho một sinh viên là bao nhiêu và Nhà nước, người học và cộng đồng cùng chia sẻ. Thế nhưng, trong Luật hiện nay mới chỉ theo kiểu khuyến khích các doanh nghiệp chứ không quy định trách nhiệm. Luật Giáo dục Đại học cần nêu rõ học phí chỉ là một phần chứ không phải tính bù hoàn toàn chi phí. Nếu không khi ngân sách nhà nước giảm, đương nhiên sinh viên sẽ phải gánh. Ở nước khác họ nêu rõ bài toán chia sẻ học phí trong đó nêu đưa rõ trách nhiệm đóng góp của cộng đồng, doanh nghiệp với sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Với nhà trường, cần tạo cơ chế thoáng để họ phát triển nghiên cứu khoa học, sản xuất sản phẩm để có nguồn thu. Lợi nhuận sẽ đưa về cho ngân sách đào tạo của trường chứ không phải “đút túi” thành viên tham gia công việc đó.

GS Phạm Phụ (ĐHQG TP Hồ Chí Minh) cũng cho rằng, cơ bản vẫn là cơ cấu “chia sẻ chi phí”. Cụ thể, chi phí đơn vị sẽ được chia sẻ, tính theo % giữa ngân sách nhà nước; học phí từ người học và đóng góp của cộng đồng. Hiện tỷ lệ học phí trong cơ cấu chia sẻ chi phí ở Việt Nam đã tương đối cao so với một số nước trên thế giới.

Ở Việt Nam, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, mức vốn cho vay năm 2018 là 1,5 triệu đồng/tháng/sinh viên và lãi suất là 0,55%/tháng. Tuy nhiên, nhìn sang kinh nghiệm thế giới, chính sách cho sinh viên vay hiện nay rất đa dạng. Ví dụ, có nước cho sinh viên vay với mức lãi suất thực bằng 0 để trả học phí... Bên cạnh đó, nhiều nước có truyền thống đóng góp của cộng đồng cho chi phí ở bậc đại học, còn Việt Nam gần như không có.

GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam cho biết: Chúng tôi đang đề xuất Bộ GD-ĐT kêu gọi trường đại học tổ chức Ban khuyến học của từng trường, từ đó sẽ tạo nguồn kinh phí hỗ trợ một phần học phí cho những sinh viên giỏi nhưng khó khăn. Có một số ít trường đã bắt đầu mở xưởng sản xuất để giảng viên, học sinh cùng tham gia và lợi nhuận sẽ trích một phần gây quỹ khuyến học. Đặc biệt, việc học đi đôi với hành sẽ nâng cao chất lượng “đầu ra”…

Không thể tùy tiện tăng học phí

“Tăng học phí là vấn đề rất nhạy cảm với xã hội và trực tiếp là người học, phải tính đến khả năng chi trả của sinh viên” là ý kiến được bà Đặng Thị Thanh Huyền, Học viện Quản lí Giáo dục đưa ra tại một hội thảo giáo dục đại học. Bà Thanh Huyền cho rằng, hiện nay xu hướng tự chủ đại học là tất yếu của nước ta, đi đôi với đó các trường được tự quyết trong vấn đề học phí. Nhìn chung các trường đại học theo mô hình tự chủ sẽ có học phí thấp nhất khoảng 15 triệu đồng/năm học trở lên.

Học phí tăng đồng nghĩa với chất lượng đào tạo; tỷ lệ việc làm; đánh giá sinh viên đều tăng, cho thấy đây là hướng đi đúng đắn. Nhưng bên cạnh đó, không ít các trường có mức học phí quá cao, khiến cho nhiều sinh viên ngần ngại theo học vì không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu về mặt tài chính.

Bộ phận người dân thu nhập thấp là mấu chốt cho vấn đề học phí của các trường tự chủ, nếu các trường không giải quyết triệt để vấn đề này thì sẽ vô tình gây ra hiện tượng phân hóa trường giàu, trường nghèo. Nâng mức các khoản vay không lãi; học bổng; giải thưởng; hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên khó khăn; cam kết việc làm sau khi tốt nghiệp là những việc thiết thực nhất các trường tự chủ cần làm ngay.

Theo TS Lê Viết Khuyến, học phí cần xây dựng căn cứ mức sống thu nhập người dân chứ không phải trường tự tính, tự đội học phí lên cao khiến cho sinh viên không chịu nổi đành bỏ học. Trên thế giới một nền giáo dục tốt cần đảm bảo 3 tiêu chí: Công bằng - Hiệu quả - Chất lượng. Nếu chính sách học phí của ta không đảm bảo tính công bằng, người nghèo không có cơ hội tiếp cận với giáo dục thì không thể là nền giáo dục tốt.

Còn PGS.TS Đặng Thị Lệ Xuân thì điều quan trọng nhất là trường cần công khai chi phí cụ thể của một suất đào tạo để xác định mức học phí... Đồng quan điểm, PGS.TS Thái Bá Cần, Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Bàng (TP HCM) đưa ra số liệu, theo nghiên cứu gần đây cho biết, chi phí dành cho học phí của Việt Nam vẫn là thấp so với các nước ở châu Á. Chi phí bình quân cho sinh viên vào khoảng 9,24 triệu đồng/năm học (năm 2009) thì năm 2017 lên đến 16.2 triệu đồng/năm học Trong khi đó đối với các nước đang phát triển, mỗi sinh viên sẽ tốn khoảng 70 - 100 triệu đồng/năm học, trường càng lớn thì chi phí cho đào tạo càng cao. Chúng ta có nên tăng chi phí đóng góp lên cao hơn để đảm bảo mức chất lượng dạy và học?

PGS Cần nhấn mạnh, tăng chi phí đào tạo hay học phí của sinh viên cũng đều phải đặt trong tương quan khả năng kinh tế của người dân để điều chỉnh. Mức tăng ấy đồng nghĩa với chất lượng giáo dục dành cho sinh viên phải được đảm bảo. Vai trò của Nhà nước đối với các trường học công. Việt Nam có rất nhiều trường đại học công, chúng ta nên tập trung tái cấu trúc lại hệ thống trường công để đầu tư cụ thể và trọng điểm hơn.

Do đó, GS Phạm Tất Dong bày tỏ, nếu chất lượng đào tạo kém, trường không có tiếng tăm gì mà tăng học phí tăng ồ ạt thì sẽ có nhiều sinh viên bỏ học. Sinh viên không phải là cái “mỏ vàng” để các trường mang danh tự chủ đào bằng mọi cách. Chính vì thế cần tính đúng bài toán chia sẻ cơ cấu chi phí và trách nhiệm của các bên…

bài liên quan
Gia đình Việt với sinh viên nước ngoài xa nhà

Gia đình Việt với sinh viên nước ngoài xa nhà

Học tập, sinh sống ở một đất nước xa lạ, nhưng các sinh viên Lào, Campuchia đã nhận được hơi ấm thân thương từ các gia đình cha - mẹ đỡ đầu Việt Nam. Trao đi tình yêu thương, các bậc cha mẹ người Việt cũng nhận lại nhiều tình cảm và kỉ niệm đẹp từ các con.
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc báo của độc giả trong thời đại kỷ nguyên công nghệ số, 10h sáng ngày 28/2, Chuyên trang điện tử Truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Phapluatplus.vn) sẽ chính thức thay đổi giao diện mới với nhiều chuyên mục chuyên sâu, hấp dẫn.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thu hồi trên toàn quốc dung dịch bổ sung canxi và Vitamin do USA - NIC Pharma sản xuất

Thu hồi trên toàn quốc dung dịch bổ sung canxi và Vitamin do USA - NIC Pharma sản xuất

Cục Quản lý Dược thông báo thu hồi toàn quốc dung dịch uống Calcium-Nic extra không đạt tiêu chuẩn chất lượng do USA - NIC Pharma sản xuất.
Diễn biến thời tiết miền Bắc trước khi bước vào đợt nắng nóng gay gắt

Diễn biến thời tiết miền Bắc trước khi bước vào đợt nắng nóng gay gắt

Trước khi bước vào đợt nắng nóng gay gắt trên diện rộng trong thời gian tới, miền Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa giông cục bộ.
Khởi tố, bắt tạm giam một nhân viên Nhà máy xi măng liên quan đến vụ tai nạn làm 10 người thương vong

Khởi tố, bắt tạm giam một nhân viên Nhà máy xi măng liên quan đến vụ tai nạn làm 10 người thương vong

Trần Mạnh Hùng (sinh năm 1980) là nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng đã bị bắt tạm giam để điều tra về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động”.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.