Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 25 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 25°C

Hạnh phúc lớn nhất là được làm giáo viên!

Sức khỏe - đời sống
21/11/2021 08:42
Nguyễn Mỹ
aa
Họ - những thầy cô thầm lặng, miệt mài chọn những con đường khó nhưng họ thật hạnh phúc! Hạnh phúc khi bọn trẻ đến trường đầy đủ mỗi ngày, và biết vươn tới những khát vọng. Để làm được những điều tưởng như hết sức giản đơn đó, thầy cô dạy trẻ khuyết tật, thầy cô vùng cao đã đổi bằng những năm tháng thanh xuân tươi đẹp của mình. Họ đã hết mình cho những hạnh phúc tưởng như đơn sơ, bình dị mà vô cùng lớn lao…


Hạnh phúc khi nhìn thấy trò vui vẻ

Cô giáo Dương Thu Hằng, người đã gắn bó nhiều năm với ngôi trường đặc biệt - PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hai Bà Trưng - Hà Nội) chia sẻ: “Khi nhận lớp việc đầu tiên chúng tôi phải giúp các học sinh (HS) bình thường làm quen với sự có mặt của các bạn học sinh khiếm thị (HSKT) trong lớp.

a4-7078.jpg

Thầy Chu Chu Cà tại một lớp ghép ở Thu Lũm (Mường Tè, Lai Châu).

HS lớp 1 còn nhỏ nên thầy cô phải giải thích rõ cho các con hiểu các bạn HSKT sẽ gặp những khó khăn gì khi đi học, ngồi học và chỉ ra những việc cần giúp các bạn đó.

Cùng với đó, thầy cô cũng phải chú ý đến các nhu cầu bình thường nhất của HSKT như: đi vệ sinh, uống nước, khi ra khỏi lớp và vào lớp. Do nhút nhát, tự ti, ngại nhờ cô, nhờ bạn và hầu như chưa tự phục vụ được bản thân nên ảnh hưởng tới quá trình học tập.

Khó khăn khi dạy học nữa là hướng dẫn HS sờ được sách giáo khoa (chữ nổi), sờ chữ, hình, tìm bài học. HSKT cần rèn luyện xúc giác để sờ được chữ, có tư duy tưởng tượng tốt mới sờ được hình. Có HS rèn kĩ năng sờ chấm chữ rất khó hoặc không có khả năng xúc giác tinh nên không nhận được chữ.

Việc sử dụng sách chữ nổi cũng là một khó khăn với HS lớp 1 vì khổ sách to, nặng, lấy sách, cất sách không dễ dàng. Sách toàn giấy nilon, đóng gáy nhựa nên trơn, mở sách đúng trang, giữ sách trên bàn để không trượt xuống đất phải mất một thời gian.

Tuy nhiên khi lên các lớp trên khó khăn này sẽ giảm và HS thích nghi. Cho dù có HS khóc dài cả tháng, có HS không phản ứng mạnh mẽ nhưng ngồi im cả ngày như vô cảm… “Do đó, chỉ đến lúc nhìn từ xa thấy HSKT nắm tay bạn đi trên sân trường hay hành lang là GV chúng tôi đã thấy hạnh phúc, nhẹ lòng và có thể mỉm cười. Với GV dạy HSKT chúng tôi, HS vui vẻ thì GV mới hạnh phúc”.

Cô Dương Thu Hằng cho biết, học sinh khiếm thị có khả năng nhận biết âm thanh tốt, vì vậy cô luôn tạo điều kiện và tư vấn cho phụ huynh để các em tiếp xúc với âm nhạc nhiều hơn. Âm nhạc mang đến cho các em một tâm hồn mới, ở đó các em không còn rơi vào trầm lặng, buồn chán.

Và nhiều năm trường đã xây dựng được dàn nhạc dân tộc. Từ đó đào tạo được nhiều thế hệ học sinh ra trường theo nghề và gặt hái nhiều giải thưởng cao.

3-6986

Cô giáo Dương Thu Hằng, người đã gắn bó nhiều năm với ngôi trường đặc biệt - PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội).

Bên cạnh đó, điều làm cho học sinh khiếm thị vui vẻ, hạnh phúc chính là có bạn bè. Vì vậy, theo cô Hằng, thầy cô luôn tạo cầu nối gắn kết học sinh bình thường với học sinh khiếm thị, giúp các em hòa đồng, tự tin với mọi hoạt động từ học tập tới sinh hoạt nơi trường lớp… Từ đó các em biết quan tâm nhiều hơn đến con người và thế giới xung quanh, biết chia sẻ và yêu thương, tự giác, độc lập và các giá trị đạo đức đúng đắn...

Hạnh phúc với giáo viên vùng cao đơn giản lắm!

Thầy Chu Chu Cà, Trường phổ thông DTBT Tiểu học Thu Lũm, Mường Tè, Lai Châu cho biết, đây là xã biên giới xa nhất của huyện Mường Tè. Hạnh phúc với thầy Chu Chu Cà là lớp học, trường học hạnh phúc là lớp học có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo và an toàn cho cả thầy và trò. Cùng với đó, việc học sinh đến trường, đến lớp đầy đủ đã là một niềm hạnh phúc.

Và hạnh phúc hơn cả là học sinh chăm ngoan, học giỏi, tiếp thu, lĩnh hội kiến thức trong học tập, hăng hái trả lời khi thầy, cô hỏi… Hạnh phúc đối với các giáo viên vùng cao đơn giản lắm.

Đó là những lúc học sinh ê a đọc từng chữ, từng từ, rồi biết đọc, biết viết. Cũng có lúc, hạnh phúc là khi các thầy cô “cắm bản” được người dân đem tặng quả bí, quả dưa hay nắm xôi, con gà”…

Thầy kể: “Tôi ở trên này, gần với gia đình nên chưa thể cảm nhận hết sự xa cách của các giáo viên vùng cao. Có những thầy, cô lên đây công tác đã hơn 10, 20 năm, nhà cách xa hàng trăm, hàng nghìn cây số. Hạnh phúc đối với họ nhiều khi là lúc nhận được cuộc điện thoại của người thân hỏi han, quan tâm, động viên mình công tác.

Khi có người nhà lên thăm, họ vui mừng, tiếp đón và những thầy cô khác trong trường cũng chia sẻ - tôi nghĩ, đó là hạnh phúc!

Một ngôi trường được xem là hạnh phúc khi ở đó không có những hành vi, lời lẽ vi phạm đạo đức xã hội, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nhà giáo. Không có bạo lực học đường, không có những vụ đánh nhau, xô xát giữa học sinh...

Khó có thể kể hết những khó khăn khi ở Thu Lũm, trước kia, để đi đến các bản xa trong xã cũng phải hết nguyên một ngày đường. Nhiều thầy, cô lên đây công tác phải mấy tháng, có khi cả năm mới được về nhà một lần.

Bên cạnh đó, đa phần các em đều là học sinh người dân tộc, khả năng tiếng Việt của các em còn hạn chế. Các em còn rụt rè trong giao tiếp, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức.

Trong đó, có các học sinh dân tộc La Hủ ở bản Là Si, với truyền thống du canh du cư, họ không quan tâm tới học lấy con chữ. Họ luôn có suy nghĩ nếu để con đi học hết thì không có người làm việc nhà, trông em, nên thường cho những em lớn tuổi hơn, nhất là học sinh từ bậc THCS ở nhà làm việc, phụ giúp gia đình.

Và mọi nỗ lực của thầy đã được đền đáp khi học sinh đã chuyên cần tới lớp, các em đã dần tự tin hơn, học tốt hơn. Nhiều em đã cố gắng vươn lên, giành thành tích cao trong học tập. Đó là những niềm vui của người thầy, người cô khi dạy học ở vùng cao.

Một kỷ niệm mà thầy không bao giờ quên, đó là một ngày đi vận động học sinh ở bản Là Si đầu năm học 2016-2017. Trên đường thầy và trò quay về trường, một cơn mưa to, gió lớn ập tới.

Nước lũ bắt đầu chảy dồn về con suối - nơi mà thầy trò đang phải lội qua mới đến được trường. Trước những sức mạnh của thiên nhiên, thầy và trò tay cầm tay, em nào bé quá thì thầy cõng vượt suối.

“Nghĩ lại lúc đó, tôi thấy vô cùng mạo hiểm, nhưng đó là cách duy nhất để chúng tôi đến được trường. Và chúng tôi cũng không biết được con đường băng rừng quay trở lại bản có thực sự an toàn hay không? Cuối cùng chúng tôi đều an toàn” - thầy Chu Chu Cà cho biết.

Với các thầy cô vùng cao, đến đâu, bà con cũng coi họ như người nhà. Các thầy, cô thực sự hạnh phúc khi nhận được tình cảm, món quà của học sinh và phụ huynh rất đỗi giản dị nhưng vô cùng đáng quý. Đó cũng là động lực để nhiều thầy, cô cảm thấy đây như là nhà, là quê hương để cống hiến và gắn bó.

Những năm gần đây, các trường đều được đầu tư cơ sở vật chất để các em được ăn, ở bán trú. Học sinh có những chế độ chính sách hỗ trợ khi đi học… Điều đó giúp các em đến trường đông đủ hơn. Tuy nhiên, xã Thu Lũm được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới nên theo Quyết định 861/QĐ-TTg, nên mọi chế độ, chính sách được hưởng như xã vùng 1.

2-7128

Chu Chu Cà và học sinh nắm tay nhau lội suối đến trường.

Tại trường PTDTBT Tiểu học Thu Lũm, nhiều học sinh không còn chế độ bán trú nên bỏ về bản. Cũng may nhà trường có các điểm bản, sẵn sàng mở lớp khi học sinh quay trở về. Ban giám hiệu nhà trường cũng đã chỉ đạo các giáo viên xuống bản dạy học. Tuy nhiên, do phát sinh nhiều lớp nên giáo viên không đủ để bố trí dạy mỗi người 1 lớp mà phải dạy lớp ghép.

Để tạo cho lớp học sinh động và dễ hiểu, thầy chọn cách dạy học bằng các trò thi đố, trò chơi, tổ chức hoạt động sắm vai, học theo nhóm và dạy học ngoài không gian lớp học...

Cứ như vậy, sự bền bỉ bằng nhiều cách khác nhau để mang lại kiến thức cho học trò nơi biên cương, thầy Chu Chu Cà không nghĩ hạnh phúc là điều gì đó quá lớn lao. “Điều tôi quan niệm là mình sống như thế nào để có thể góp một phần công sức nhỏ nhoi của mình cho quê hương, đất nước.

Không chỉ truyền đạt tri thức cho học trò mà còn phải đem đến cho các em niềm vui, niềm hy vọng, hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày.

Đã hơn 10 năm gắn bó với nghề, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng tôi luôn cố gắng để vượt lên tất cả để làm đúng trách nhiệm và bổn phận của một người thầy. Và, cứ như thế, tôi đón nhận những hạnh phúc, những niềm vui nho nhỏ của nghề dạy học”…

“Tôi là một người con của bản, khi được giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kĩ năng cho các em học sinh vùng biên giới, tôi cảm thấy mình hạnh phúc.

Và tôi luôn nỗ lực thực hiện mong muốn làm sao cho các em được đến trường, được học chữ” - thầy Chu Chu Cà giản dị bày tỏ.

PGS.TS Chu Cẩm Thơ (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam): Thầy cô hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới

“Tôi được sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề giáo. Nghề đối với tôi rất thiêng liêng. Nhờ nghề, mà tôi được lớn lên, được dưỡng nuôi trong thiện lành và những gì tốt đẹp nhất của phẩm chất người “Thầy” đã được mẹ tôi, chị tôi, những người đồng nghiệp đi trước làm gương, lưu truyền lại. Tôi vui, tôi buồn, tôi thành công… đều gắn bó với nghề.

Đã gần 20 năm gắn bó, tôi may mắn khi dạy học cả cho các bé mẫu giáo, rồi học sinh tiểu học, trung học, sinh viên, cả những người đã làm giáo viên… Với mỗi đối tượng, tôi lại được trải nghiệm những cung bậc cảm xúc khác nhau… Tuy nhiên, luôn luôn thường trực trong tôi là niềm vui sướng khi được chuẩn bị bài dạy, được dạy… và luôn mong mỏi người khác học, học nữa như là một công thức để tìm thấy động lực, niềm vui.

Đôi khi tôi lấy làm tiếc, vì có những giáo viên không đủ tự tôn, không cảm nhận được hạnh phúc với nghề. Những trường hợp như thế, người giáo viên ấy lại lan truyền những điều chưa trọn vẹn, chưa xứng đáng với nghề. Hoặc cũng có những người giáo viên, họ chỉ coi nghề là công cụ kiếm sống. Điều đó khiến tầm nhìn về nghề của họ bị hạn chế, khiến họ chưa nhận ra quyền năng tuyệt vời của nghề làm thầy.

Thầy cô hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới. Tôi đã thực chứng, đã nghiên cứu và luôn tin rằng thầy cô giáo nào cũng có thể hạnh phúc với nghề, với đời và lại tạo ra hạnh phúc”…

bài liên quan
TP Biên Hòa: Khai mạc Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp thành phố

TP Biên Hòa: Khai mạc Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp thành phố

Hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi cấp thành phố Biên Hoà với sự tham gia của 26 thí sinh. Hội thi diễn ra trong 2 ngày (từ 19 - 20/3).
Vụ chó dại tấn công tại Quảng Ninh: Tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch

Vụ chó dại tấn công tại Quảng Ninh: Tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch

Trước sự việc chó dại tấn công nhiều người, lãnh đạo UBND huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) yêu cầu các xã, thị trấn phải tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thanh niên phát tán video nhạy cảm của người yêu cũ lên mạng xã hội sẽ bị xử lý thế nào?

Thanh niên phát tán video nhạy cảm của người yêu cũ lên mạng xã hội sẽ bị xử lý thế nào?

Theo tiến sĩ luật Đặng Văn Cường: Hành vi phạm tội của đối tượng này là rất đê hèn, đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể áp dụng để xử lý đối với đối tượng này.
Lộ diện đại sứ chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2024

Lộ diện đại sứ chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2024

Là đại sứ của chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2024, Hoa hậu Lương Thuỳ Linh bày tỏ niềm vui và vinh dự khi được đồng hành cùng các sĩ tử.
Triển khai loạt giải pháp phòng, chống bạo lực học đường tại Hà Nội

Triển khai loạt giải pháp phòng, chống bạo lực học đường tại Hà Nội

Theo yêu cầu của UBND TP Hà Nội, các Sở, ngành, địa phương cần "chung tay" triển khai các biện pháp để phòng ngừa kịp thời các hành vi bạo lực học đường...
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.