Hà Nội 23 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 23°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Hà Nội cần tiến sĩ để làm gì?

Sức khỏe - đời sống
28/05/2022 16:39
Xuân Dương
aa
Các thạc sĩ, tiến sĩ sau khi đào tạo sẽ làm công tác nghiên cứu hay vẫn làm công tác quản lý nhà nước tại các đơn vị chức năng của thành phố?


Ngày 19/05/2022 Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1698/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030” (Đề án 1698).

Theo đề án, tổng kinh phí thực hiện đến năm 2025 là hơn 272 tỉ đồng lấy từ nguồn ngân sách thành phố. Riêng đào tạo sau đại học, nguồn kinh phí dự kiến là 61,6 tỉ đồng, trong đó, đào tạo sau đại học tại các nước tiên tiến dự kiến chi phí hết 9,6 tỉ đồng, đào tạo sau đại học trong nước là 52 tỉ đồng.

Nhiều tỉnh thành ở Việt Nam đã sử dụng ngân sách chi cho người đi đào tạo, bồi dưỡng trong hoặc ngoài nước và kết quả không phải là bức tranh đẹp như dự kiến.

“Con 4 cựu quan chức du học không về: Nhùng nhằng hoàn tiền gần chục tỷ đồng” là tiêu đề bài viết từng đăng trên Vietnamnet.vn về câu chuyện xảy ra tại tỉnh Quảng Ngãi. [1]

“Đà Nẵng quyết định kiện đòi “nhân tài” bồi thường kinh phí” là câu chuyện xảy ra tại thành phố có thời được gán cho mỹ danh là “thành phố đáng sống nhất Việt Nam”. [2]

Có lẽ lãnh đạo Hà Nội đã đúc rút kinh nghiệm từ các địa phương khác và suy nghĩ cẩn trọng mọi khả năng nên mới xây dựng một đề án công phu như vậy.

Sự ra đời của Đề án 1698 làm xuất hiện những ý kiến trái chiều là điều không tránh khỏi, đánh giá đúng sự cần thiết và triển vọng của đề án này với sự phát triển của thủ đô là việc cần làm, nhất là với thực trạng đội ngũ cán bộ công chức Hà Nội có không ít vấn đề trong thời gian 10 năm, tức là khoảng hai nhiệm kỳ vừa qua.

Vậy thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Hà Nội là như thế nào?

anhminhhoa-6181

Ảnh minh họa: Baodansinh.vn.

Người dân thủ đô chắc không quên thời ông kiến trúc sư N.T.T làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố được vị Chủ tịch kế nhiệm đánh giá là thời mà “quy hoạch thủ đô bị băm nát”.

Báo chí khi đó bức xúc nêu câu hỏi: “Những ai băm nát quy hoạch Thủ đô?”. [3]

Một số lãnh đạo cấp cao nhất của thành phố đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kỷ luật, có người đã phải ngồi tù.

Bốn năm trước, tại Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khóa XVI) Tổng giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội khi đó từng nêu:

“Trong tổng số hơn 700 người đang làm việc tại Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội, chỉ khoảng 60% là “đủ năng lực” làm việc tốt. Còn lại 40% năng lực hạn chế cũng không bỏ được, không loại được vì nhiều người là con ông này, cháu bà kia từ trung ương trở xuống thành phố”.

Số cán bộ nhân viên này “làm việc làng nhàng, đi ra đi vào. Tuy nhiên họ không vi phạm kỷ luật, không cãi ai, không chửi ai nên rất khó đuổi… Có không ít cán bộ đi học hết lớp này, lớp kia, thậm chí có 3 bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ nhưng không làm được việc gì ở đài”. [4]

Thủ trưởng một đơn vị đánh giá năng lực nhân viên dưới quyền tại hội nghị của Đảng bộ thành phố rõ ràng không thể là đánh giá thiếu trách nhiệm.

Minh họa cho nhận định nêu trên không khó tìm trên các trang báo, chẳng hạn giám đốc sở 30 tuổi “thích chơi chim” ở Quảng Nam...

Phải chăng để tránh tình trạng kiến trúc sư để cho quy hoạch thủ đô bị băm nát nên ngày nay những người kiến thức chưa (hay không?) phù hợp với vị trí việc làm trong bộ máy công quyền thủ đô cần được bồi dưỡng nâng cao trình độ?

Nhưng vì sao lại phải lấy ngân sách chi cho việc học tập của các cá nhân mà không phải là yêu cầu họ tự học để năng lực bản thân xứng đáng với vị trí việc làm mà họ được tuyển dụng?

Câu hỏi trên dẫn tới hai câu hỏi khác:

“Các thạc sĩ, tiến sĩ sau khi đào tạo sẽ làm công tác nghiên cứu hay vẫn làm công tác quản lý nhà nước tại các đơn vị chức năng của thành phố?”.

“Vì sao không tổ chức thi tuyển rộng rãi từ nhân viên đến lãnh đạo sở, ban, ngành và cấp cao hơn với sự công khai, minh bạch về chức năng, nhiệm vụ vị trí việc làm cụ thể?”.

Một khi việc tuyển dụng cán bộ là đặc quyền của công tác tổ chức, khi chuyện thi tuyển chỉ là thí điểm thì việc trình độ cán bộ không đáp ứng nhu cầu công việc và phải chi tiền đào tạo sẽ là tất yếu?

Một vị giáo sư, nguyên Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước nêu ý kiến:

“Ở các nước, tiến sĩ sẽ về trường đại học, viện nghiên cứu chứ làm công tác quản lý thì không cần. Cơ quan quản lý không nhất thiết phải có bằng tiến sĩ, chỉ cần tinh thông pháp luật, trách nhiệm cao và làm việc hiệu quả cao chứ không cần chạy theo cái bằng”. [6]

Mỗi năm, hàng triệu sinh viên phải mang tiền nhà đóng học phí theo học đại học, cao đẳng trong khi “Hàng năm có hơn 400.000 cử nhân ra trường. Tuy nhiên, con số thất nghiệp là gần 200.000 lao động”. [7]

Việc Hà Nội quyết định chi hơn 270 tỷ đồng cho đào tạo cán bộ mới chỉ là con số trong dự án. Số tiền ngân sách phải chi cho lương, phụ cấp mà những người theo học tập trung được hưởng trong khi họ không làm việc tại cơ quan thực sự là số tiền không nhỏ nhưng chưa được tính đến.

Riêng với công chức được chọn đào tạo, bồi dưỡng, Hà Nội tập trung vào “nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, thực thi công vụ gắn với chuyển đổi số, quản lý phát triển đô thị và nông thôn”.

Trong các lĩnh vực này chỉ có “chuyển đổi số” là lĩnh vực mới, các chức danh quản lý (công chức hoặc viên chức) đều được yêu cầu phải có chứng chỉ quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính hoặc chuyên viên cao cấp vậy nên mục đích đào tạo của Hà Nội có phải hơi thừa?

Liệu Hà Nội có nên tập trung vào bồi dưỡng đạo đức công vụ, tiêu diệt nạn tham nhũng, đào thải những cá nhân không hoàn thành công việc được giao?

Mặt khác, Hà Nội là thủ đô, đầu não kinh tế chính trị của cả nước nên có ưu thế rất lớn trong việc tuyển chọn cán bộ trong số 200.000 cử nhân thất nghiệp. Không thể nói tất cả những người này đều không có chuyên môn phù hợp với nhu cầu nên thành phố đành phải tuyển người rồi cho đi bồi dưỡng, đào tạo thêm.

Ngày 07/02/2022, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 494/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh sách 89 chức danh thí điểm thi tuyển tại các sở, ban, ngành, Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã và đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Trong 89 chức danh này, số chức danh là công chức chiếm chưa đến 50%, còn lại là viên chức giáo dục, y tế.

Số liệu trong Đề án 1689 cho biết tổng số cán bộ, công chức, viên chức của Hà Nội là 140.408 người, số cán bộ, công chức từ cấp xã đến thành phố là 19.247 người. Số chức danh thí điểm thi tuyển chỉ là 89, một con số quá nhỏ bé (0,46%) nếu so với gần hai vạn cán bộ, công chức.

Được biết ngày 26/05/2015, Bộ Chính trị đã ban hành Thông báo số 202-TB/TW về Đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng”. Thời gian từ đó đến khi Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 494/QĐ-UBND là 07 năm. Vậy đến bao giờ thì việc thi tuyển cán bộ mới trở thành hoạt động thường xuyên?

Và đương nhiên không thể không nhắc lại câu hỏi “Lấy ngân sách chi cho một số người đi đào tạo, bồi dưỡng vì năng lực chưa đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm có phải là công bằng với người đóng thuế”?

Tài liệu tham khảo:

[1] https://vietnamnet.vn/con-4-cuu-quan-chuc-du-hoc-khong-ve-nhung-nhang-hoan-tien-gan-chuc-ty-dong-731220.html

[2]https://tuoitre.vn/da-nang-quyet-dinh-kien-doi-nhan-tai-boi-thuong-kinh-phi-561346.htm

[3] https://vietnamnet.vn/nhung-ai-bam-nat-quy-hoach-thu-do-540812.html

[4] https://tuoitre.vn/40-nhan-su-kem-cua-dai-truyen-hinh-ha-noi-la-con-ong-nay-ba-kia-20180703142411431.htm

[5] https://vietnamnet.vn/con-duong-lam-sep-cua-con-trai-cuu-bo-truong-vu-huy-hoang-310336.html

[6] https://vietnamnet.vn/hoc-tien-si-de-lam-gi-343110.html

[7] https://thanhnien.vn/thuc-trang-cu-nhan-that-nghiep-la-do-dau-post1409461.html

bài liên quan
PGS.TS Nguyễn Văn Hiền được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Văn Hiền được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Văn Hiền, Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội giữ chức Chủ tịch Hội đồng trường nhiệm kỳ 2020-2025.
Hà Nội sẽ xử lý nghiêm vi phạm giao thông từ ngày 15/3

Hà Nội sẽ xử lý nghiêm vi phạm giao thông từ ngày 15/3

Lực lượng chức năng của TP Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông.
Thả chó nơi công cộng bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Thả chó nơi công cộng bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Đây là một trong những nội dung mà người dân băn khoăn khi thả chó và động vật nơi công cộng.
Mới nhất
Đọc nhiều
Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá xăng RON95 tăng 530 đồng/lít, giá bán là 24.810 đồng/lít, giá dầu diesel được điều chỉnh giảm 320 đồng/lít, giá bán là 20.690 đồng/lít.
Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Chiều ngày 27/03/2024, Đại tá Phạm Hải Đăng – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã chủ trì hội nghị Giao ban Cơ quan CSĐT Quý I năm 2024.
Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Ngày 02/04 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 1000 chiến binh toàn quốc.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY