Hà Nội 34 °C
TP Hồ Chí Minh 35 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 35 °C
  • Hà Nội Hà Nội 34°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 35°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 35°C

Đối mặt vũ phu giữa thời Covid - lối thoát ở nơi nào?

Sức khỏe - đời sống
29/11/2020 12:25
Xuân Hoa
aa
Thế giới đang đối mặt với làn sóng thứ ba của đại dịch Covid, con số người mắc bệnh và số người tử vong vẫn không ngừng tăng lên chóng mặt. Nhiều quốc gia đã ban bố hoặc kéo dài tình trạng khẩn cấp, giãn cách xã hội, yêu cầu người dân ở nhà. Trường học đóng cửa, công sở, doanh nghiệp phải dừng hoạt động một phần hoặc toàn bộ…


Anh239.

51% phụ nữ bị BLGĐ trong thời Covid từng nghĩ đến tự tử.

Bối cảnh trên tưởng như không liên quan gì đến cuộc sống của các gia đình trong bốn bức tường nhà. Nhưng trên thực tế, với không ít người, chính điều đó đã và đang khiến họ phải sống trong “địa ngục” bạo lực gia đình không đường thoát.

51% phụ nữ bị BLGĐ trong thời Covid từng nghĩ đến tự tử

Mới đây, hotline Phím số Bình yên 1900969680 của Ngôi nhà bình yên (NNBY) thuộc Hội LHPN Việt Nam nhận được cuộc gọi khẩn cấp của 3 mẹ con bị bạo lực gia đình (BLGĐ) kêu cứu đề nghị hỗ trợ. Người ở đầu dây cho biết, có một phụ nữ ở Hà Nội bị chồng nhốt ở trong nhà và bị chửi rủa, đánh đập liên tục trong 2 ngày.

Con gái lớn thấy bố đánh mẹ, can thiệp cũng bị bố đánh, còn con trai 13 tuổi thì rất sợ bố nên không dám lên tiếng. Quyết tâm cứu mẹ, cô con gái đã tìm hiểu trên mạng và liên hệ với Tổng đài của NNBY để xin được hỗ trợ.

Nhận được thông tin, nhân viên tư vấn của NNBY đã đánh giá mức độ rủi ro và hướng dẫn 3 mẹ con tìm cách thoát khỏi sự kiểm soát của người chồng. Tranh thủ lúc người chồng đi mua thuốc lá, người mẹ đã mang được hai con ra khỏi nhà và tìm đến NNBY. Trò chuyện với nhân viên tư vấn chị cho biết, hai chục năm nay chị thường xuyên bị chồng bạo lực và đã có lần phải đi khâu vết thương dài hàng chục mũi.

“Chồng tôi cho rằng đánh tôi là cách dạy vợ và khi tôi không làm theo ý thì anh ta cho là tôi chống đối”, chị nói. Trong thời gian cách ly hạn chế ra ngoài này, chồng chị ở nhà nhiều hơn thì những trận đòn giáng xuống người chị cũng nhiều hơn.

Không chỉ riêng NNBY, mà các đường dây tư vấn khác về bạo lực giới, BLGĐ thời gian qua cũng nóng lên mỗi ngày vì các cuộc gọi đến. Bà Tuyết Anh - chuyên viên của Tổng đài tư vấn về BLGĐ của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới- Gia đình- Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) cho biết, so với trước thời điểm dịch thì số lượng cuộc gọi điện thoại liên hệ tới tổng đài xin tư vấn về vấn đề BLGĐ tăng tới 87%.

“Mỗi ngày chúng tôi nhận tới cả trăm cuộc điện thoại xin tư vấn từ các nạn nhân bị BLGĐ, có cả nam, cả nữ, nhưng nhóm nữ nhiều hơn. Thậm chí có cuộc gọi vào đêm khuya với những lời kêu cứu từ chị em. Rất nhiều nguyên nhân dẫn tới BLGĐ, nhưng cũng một phần do các cặp vợ chồng đột ngột bị nghỉ việc.

Cuộc sống thay đổi do đại dịch Covid-19 khiến nhiều gia đình không có sự chuẩn bị nên không biết phải ứng phó và đối diện như thế nào. Nghỉ việc, mất thu nhập, nếp sống thường ngày thay đổi khi phải ở nhà nhiều hơn, trong khi vợ chồng chưa kịp chuẩn bị phải đối mặt như thế nào nên phát sinh mâu thuẫn, điều này dẫn đến bạo lực về mặt tinh thần tăng.

Có thể kể đến những lý do dẫn tới hai vợ chồng cãi vã như người chồng tức giận vợ khi nấu một món ăn không hợp, bực tức vợ mải làm việc online không để ý để con nhỏ chạy sang nhà hàng xóm trong lúc đang dịch bệnh…” – bà Tuyết Anh cho biết.

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội ISDS và Trung tâm nghiên cứu khoa học sức khỏe -Trường Đại học Y tế công cộng thực hiện vào tháng 8/2020 tại Hà Nội cho thấy trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19, trong số các phụ nữ tham gia nghiên cứu thì có 34% bị bạo lực về kinh tế; 87.8% bị bạo lực tinh thần do chồng/bạn tình gây ra; 59% bị bạo lực thể xác; 25% bị bạo hành tình dục; 75.2% phụ nữ chịu tổn thương về mặt tâm lý, 43.3% bị chấn thương về mặt thể xác do BLGĐ, khoảng 1/3 phụ nữ (31.7%) cần được chăm sóc y tế do các hành vi liên quan đến BLGĐ gây ra bởi chồng/ bạn tình; 51% phụ nữ bị BLGĐ đã từng nghĩ đến tự tử, 7.2% trong số đó đã từng thử tự sát…

Khó khăn khi tìm kiếm sự giúp đỡ?

Cũng theo nghiên cứu nói trên của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội ISDS và Trung tâm nghiên cứu khoa học sức khỏe -Trường Đại học Y tế công cộng thì chỉ có 45% số phụ nữ bị BLGĐ tìm kiếm sự giúp đỡ và 19% trong số họ thấy việc tìm kiếm sự giúp đỡ trong thời kỳ dịch bệnh là khó khăn.

Con số này cho thấy thực tế rằng BLGĐ thời Covid thực sự là “nước mắt không thể chảy” do nạn nhân gặp khó khi tìm kiếm sự hỗ trợ, vì nguyên nhân đặc thù về phòng chống dịch bệnh cũng như vì sự e ngại của chính nạn nhân.

Điều tra quốc gia của UNFPA về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy 90% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác và/hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ có một số ít (4,8%) tìm đến công an. Thực tế này gần giống với kết quả năm 2010 khi 87,1% phụ nữ cho biết họ không nhờ đến sự hỗ trợ của chính quyền và chỉ có 5,2% tìm đến công an hoặc UBND nhờ hỗ trợ.

Nguyên nhân nạn nhân BLGĐ không tin tưởng vào sự can thiệp của chính quyền là do xã hội vẫn tồn tại quan niệm không coi đó là tội ác trong gia đình mà chỉ là chuyện “bát đũa xô nhau”, nên cách giải quyết tốt nhất họ được khuyên thường là “về nhà đóng cửa trong nhà bảo nhau”.

Thông tin từ NNBY cho biết, trong giai đoạn Việt Nam cách ly xã hội do Covid-19, Tổng đài từng nhận cuộc gọi kêu cứu khẩn cấp của một phụ nữ sống tại một tỉnh miền Trung bị BLGĐ nghiêm trọng. Người gây bạo lực đe dọa, kiểm soát điện thoại, không cho nói chuyện với nhân viên tham vấn sau khi nạn nhân được NNBY phối hợp địa phương giải cứu.

Vì giãn cách xã hội nên nạn nhân không thể đến ở nhà tạm lánh được. Nạn nhân căng thẳng, bế tắc, thất vọng và muốn tự sát trong đêm. Trước thực tế này, nhân viên tư vấn đã phải làm việc với người gây bạo lực và ép anh ta phải chịu trách nhiệm nếu có bất kỳ điều gì xảy ra với thân chủ, phối hợp cùng chính quyền địa phương đảm bảo an toàn tạm thời cho nạn nhân trong giai đoạn giãn cách xã hội.

Một trường hợp khác với người phụ nữ người nước ngoài sinh sống làm việc tại một tỉnh phía Nam, bị bạo lực thể chất, tình dục, tinh thần và kinh tế và bạo lực ngày càng trầm trọng hơn khi nạn nhân không còn việc làm và không chu cấp đủ cho người gây bạo lực và cũng là người tình có cùng quốc tịch, thậm chí nạn nhân đã bị đe dọa thủ tiêu.

Nạn nhân vô cùng sợ hãi hoảng loạn vì không tiếp cận được bất kỳ sự hỗ trợ nào, không biết liên hệ với ai do bạn bè ở xa, tại khu vực ở trọ không ai biết tiếng Anh. Sau khi tiếp nhận thông tin, nhân viên tư vấn NNBY đã tham vấn bình ổn tâm lý, đánh giá rủi ro và hướng dẫn kế hoạch an toàn, đợi đến hết thời gian giãn cách xã hội phối hợp với các bên liên quan như sứ quán để cùng hỗ trợ…

Cùng nhau vượt qua bạo lực gia đình

Cần nhớ rằng để phòng chống BLGĐ, ai cũng có thể đáp ứng sự an toàn cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, đặc biệt là chính quyền cơ cở, các cơ sở tham vấn và cơ sở hỗ trợ nạn nhân và cộng đồng. Bạo lực sở dĩ vẫn được duy trì là bởi sự thông đồng với thủ phạm của cộng đồng, bởi sự thờ ơ và xao nhãng, không quan tâm, không giải quyết hoặc giải quyết không triệt để của chính quyền. “Khi BLGĐ xảy ra với mức độ trầm trọng và với những người luôn có nguy cơ bị BLGĐ thì phải có sự chuẩn bị và kế hoạch phòng ngừa bạo lực như tìm tới các số điện thoại đường dây nóng của các địa chỉ tư vấn về BLGĐ” - bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc Trung tâm CSAGA nhấn mạnh.

Được biết, hiện nay các dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới, BLGĐ đã phủ sóng cả ở cấp quốc gia lẫn cấp tỉnh thành, cũng như các tỉnh là địa bàn hoạt động của các dự án phòng chống bạo lực giới, BLGĐ.

Cụ thể, ở cấp quốc gia đó là Ngôi nhà Bình yên thuộc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD); Tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em 111 – Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH; Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA); Tổ chức HAGAR Việt Nam; Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC).

Ở cấp tỉnh, thành đó là các cơ quan như: Chi Cục Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh; Hội Phụ nữ tỉnh; Trung tâm Trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp tỉnh; Trung tâm công tác xã hội.

Ở cấp xã, phường, nạn nhân bạo lực giới, BLGĐ có thể tìm đến Y tế xã; Hội phụ nữ; Công an viên; Chính quyền xã; Trưởng thôn/trưởng phố, Địa chỉ tin cậy/ Người có uy tín tại cộng đồng.

Hiện nay, trên cả nước, những địa phương có hoạt động của các dự án phòng chống bạo lực giới, BLGĐ bao gồm: Quảng Ninh, Hà Nội, TP.HCM… và tại những nơi này Hội Phụ nữ, Trung tâm Trợ giúp pháp lý, Trung tâm công tác xã hội chính là những địa chỉ sẵn sàng hỗ trợ nạn nhân bạo lực giới và BLGĐ.

bài liên quan
Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ 250 triệu cho các gia đình trong vụ cháy ở quận 8

Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ 250 triệu cho các gia đình trong vụ cháy ở quận 8

Với tinh thần tương thân tương ái, đại diện bệnh viện Chợ Rẫy đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ 9 hộ gia đình trong vụ hỏa hoạn xảy ra vào tối ngày 1/4 tại hẻm 124 đường Phạm Thế Hiển, phường 2, quận 8, TP.HCM.
Cục Cảnh sát giao thông chăm lo cho các gia đình chính sách

Cục Cảnh sát giao thông chăm lo cho các gia đình chính sách

100 phần quà đã được các đơn vị tiến hành trao tận tay cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn tại xã Phú Lạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận).
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Cục Quản lý thị trường TP HCM tạm giữ gần 28.000 đơn vị sản phẩm tại 3 điểm kinh doanh phụ kiện điện thoại.
Mới nhất
Đọc nhiều
Độc đáo văn hoá khăn Piêu của người phụ nữ Thái

Độc đáo văn hoá khăn Piêu của người phụ nữ Thái

Đồng bào Thái có nền văn hóa lâu đời mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó thêu khăn Piêu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người phụ nữ dân tộc Thái ở Tây Bắc.
Kế hoạch tinh vi của nhóm đối tượng lừa kết hôn với người nước ngoài, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Kế hoạch tinh vi của nhóm đối tượng lừa kết hôn với người nước ngoài, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Một nhóm đối tượng lên kế hoạch lừa kết hôn với người Trung Quốc nhằm chiếm đoạt tài sản vừa bị lực lượng chức năng Công an TP Hà Nội bắt giữ.
Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) mới đây đã phát đi thông tin về việc Canada điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với ghế bọc đệm có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.