Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 32 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 32°C

Điểm nghẽn, nút thắt cản trở đổi mới giáo dục đại học được tháo gỡ như thế nào?

Sức khỏe - đời sống
02/01/2018 10:18
Nhật Hồng
aa
Luật giáo dục đại học (GDĐH) ban hành năm 2012 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập và đã trở thành những điểm nghẽn, nút thắt cản trở đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học. Vậy, những nút thắt này được các nhà soạn thảo luật tiếp thu, chỉnh sửa như thế nào?


Thời gian qua, việc khẩn trương tháo gỡ những nút thắt này đã được các chuyên gia góp ý sâu sắc và được các nhà soạn thảo tiếp thu tích cực tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho quản lý GD ĐH.

Những điểm nghẽn, nút thắt cản trở đổi mới căn bản toàn diện GDĐH trên thực tiễn, đó là: Về tự chủ đại học và quản trị đại học; Quản lý đào tạo; Quản lý nhà nước.

Sẽ có hai hình thức đào tạo là tập trung và không tập trung nhưng chỉ có một văn bằng chuẩn đầu ra.
Sẽ có hai hình thức đào tạo là tập trung và không tập trung nhưng chỉ có một văn bằng chuẩn đầu ra.

Hiệu trưởng “là người đại diện theo pháp luật”

Sau các hội nghị góp ý về Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT đã tiếp thu chỉnh sửa đưa ra Dự thảo lần 3 trình Chính phủ.

Theo tờ trình, Tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự được sửa đổi theo hướng Hội đồng trường là đại diện cho chủ sở hữu và cho các bên có liên quan. Bổ sung cơ cấu có doanh nghiệp trong cơ cấu tổ chức của trường đại học, học viện và cơ sở GDĐH có từ 51% vốn của nhà đầu tư nước ngoài trở lên được tự quyết định cơ cấu tổ chức.

Hiệu trưởng “là người đại diện theo pháp luật” của cơ sở GDĐH cho phù hợp với Bộ luật dân sự. Hiệu trưởng trường đại học công lập do cơ quan quản lý trực tiếp công nhận trên cơ sở kết quả tổ chức bầu hoặc thi tuyển hiệu trưởng của Hội đồng trường. Hiệu trưởng trường đại học tư thục do hội đồng quản trị bổ nhiệm.

Giảng viên đã được công nhận đạt chuẩn chức danh thì được Hiệu trưởng bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật.

Cơ sở giáo dục được tự quyết mức giá dịch vụ đào tạo

Về tự chủ tài chính, tài sản, Dự thảo lần 3 đã sửa đổi bổ sung, cơ sở GDĐH được quyền chủ động xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của Chính phủ về giá dịch vụ đào tạo, đảm bảo tương xứng với chất lượng đào tạo.

Giá dịch vụ đào tạo phải được công bố công khai cho từng năm học, khoá học cùng với thông báo tuyển sinh.

Đối với tự chủ trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu, dự thảo nêu các cơ sở GDĐH được mở ngành khi đáp ứng điều kiện đảm bảo chất lượng như được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở GDĐH, có nghị quyết thông qua chủ trương mở ngành của hội đồng trường, hội đồng quản trị và đáp ứng các điều kiện mở ngành theo quy định được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ; trừ nhóm ngành sức khoẻ, an ninh quốc phòng.

Về chỉ tiêu và tổ chức tuyển sinh sửa đổi, bổ sung theo hướng chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo ngành, nhóm ngành đào tạo trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, phù hợp với các điều kiện về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác;

Đặc biệt, về trách nhiệm giải trình, được sửa đổi, bổ sung theo hướng quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH phải gắn liền với trách nhiệm giải trình trong các hoạt động về tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế phù hợp với năng lực tự chủ, bảo đảm chất lượng GDĐH.

Hội đồng trường: Tối thiểu 30% thành viên là nhà khoa học, doanh nhân...

Đối với Quản trị đại học, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ cơ chế quản trị trong trường đại học công lập tự chủ, trường đại học tư thục và trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Các trường đại học công lập tự chủ, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan tới quản trị đại học với Hội đồng trường là hội đồng quyền lực, đại diện cho các bên có lợi ích liên quan của nhà trường; thực hiện chức năng quản trị trong trường đại học tự chủ.

Hội đồng trường có tối thiểu 30% thành viên là các nhà khoa học, quản lý, doanh nhân, nhà hoạt động xã hội… ở ngoài trường; có tối thiểu 25% là các GS, PGS, nhà giáo tiêu biểu ở các khoa, bộ môn; có quyền quyết định định hướng phát triển, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, tổ chức bầu hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng. Ban giám hiệu thực hiện chức năng quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường.

Đối với các trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, quy định cơ chế quản trị gần giống trường công lập tự chủ, phân biệt rõ với cơ chế quản trị của trường đại học tư thục khác.

Trong đổi mới quản lý đào tạo, dự thảo quy định cụ thể thẩm quyền của Bộ GDĐT và cơ sở GDĐH trong việc quy định thời gian đào tạo phù hợp với từng trình độ, hình thức, phương thức đào tạo và người học.

Dự thảo cũng cho phép Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định thời gian đào tạo được kéo dài hoặc rút ngắn phù hợp với các trình độ, hình thức, phương thức đào tạo đáp ứng nhu cầu người học.

Kiểm định chất lượng phải là tổ chức độc lập

Về đổi mới quản lý nhà nước, các quy định được sửa đổi, bổ sung tập trung vào phân tầng, xếp hạng, quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDĐH, các tiêu chuẩn về đào tạo và cấp văn bằng, kiểm định chất lượng,… và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với GDĐH.

Theo đó, dự thảo bổ sung, tổ chức kiểm định chất lượng phải là tổ chức độc lập; tiêu chuẩn và quy trình đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất, xác định rõ về năng lực để đảm bảo đồng đều về kết quả đánh giá, kiểm định giữa các trung tâm kiểm định chất lượng.

Đây cũng là kênh thông tin để phục vụ công tác quản lý, điều hành của cơ quan quản lý nhà nước và còn là thực hiện trách nhiệm giải trình với xã hội năng lực cũng như kết quả đánh giá của trung tâm.

Theo đó, nội dung sửa đổi, bổ sung đã dự thảo theo hướng Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, cho phép hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy định điều kiện và thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động ở Việt Nam.

Bộ GDĐT quy định nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục...

Một chuẩn đầu ra với hệ tập trung và không tập trung

Về hình thức đào tạo, có nhiều quan điểm tranh luận về vấn đề này. Cụ thể:

Quan điểm 1, hình thức đào tạo trong GDĐH cần quy định theo thông lệ quốc tế là đào tạo tập trung (full time) và đào tạo không tập trung (part time hoặc distance learning) theo thông lệ quốc tế.

Luật Giáo dục cũng quy định “Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên”, nghĩa là giáo dục chính quy, giáo dục thường xuyên là hai trụ cột của hệ thống giáo dục quốc dân (đã được thể hiện trong khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân); không phải là hình thức đào tạo.

GDĐH để cấp văn bằng phải được thực hiện dưới hai hình thức là tập trung và không tập trung.

Trong đó, hình thức tổ chức đào tạo tập trung (toàn thời gian) hàm nghĩa người học phải dành toàn bộ thời gian vào việc học để hoàn thành 01 khóa học (theo thông lệ nhiều nước trên thế giới, người học phải học tối thiểu từ 9 đến 12 tín chỉ cho mỗi học kỳ tại cơ sở đào tạo hoặc nơi thực hành, thực tập);

Hình thức tổ chức đào tạo không tập trung hàm nghĩa người học chỉ dành một phần nhất định thời gian của họ tập trung cho việc học tập để hoàn thành 01 khóa học (theo thông lệ nhiều nước trên thế giới là người học chỉ cần học dưới 9 tín chỉ cho mỗi học kỳ tại cơ sở đào tạo hoặc nơi thực hành, thực tập).

Thực hiện quan điểm này, hình thức đào tạo tập trung và hình thức đào tạo không tập trung sẽ phải thực hiện cùng chương trình, cùng các tiêu chuẩn chất lượng, chuẩn đầu ra… và thực hiện theo cùng một quy chế tổ chức đào tạo theo tín chỉ.

Nếu người học đủ điều kiện về thời gian thì sẽ đăng ký học tập trung, người học không đủ điều kiện về thời gian thì sẽ đăng ký hình thức đào tạo không tập trung.

Các cơ sở GDĐH đảm bảo điều kiện theo quy định đối với mỗi hình thức thì được tổ chức đào tạo theo hình thức đó. Việc quy định các hình thức tổ chức đào tạo theo thông lệ quốc tế như vậy cũng giúp cho các cơ sở GDĐH thích ứng với sự thay đổi của công nghệ khi áp dụng công nghệ trong tổ chức đào tạo. Cả cơ sở đào tạo và người học đều có thể kết hợp các hình thức tổ chức đào tạo khác nhau phục vụ nhu cầu học tập đa dạng, suốt đời của mọi người học.

Quan điểm 2: Nên giữ hai hình thức giáo dục chính quy, giáo dục thường xuyên để ổn định theo Luật hiện hành.

Tuy nhiên, để quyết chọn quan điểm nào thì Bộ GD&ĐT xin ý kiến Chính phủ. Theo quan điểm của Ban soạn thảo, Bộ GD&ĐT thì Quan điểm 1 là phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng hiện nay.

bài liên quan
“Giáo dục Đại học còn nhiều hạn chế, bất cập”

“Giáo dục Đại học còn nhiều hạn chế, bất cập”

Đó là thông tin được Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chia sẻ tại Hội thảo Giáo dục 2023 về chủ đề “Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục Đại học (GDĐH)” vào chiều 5/11.
Vì sao bãi bỏ chương trình chất lượng cao bậc đại học ?

Vì sao bãi bỏ chương trình chất lượng cao bậc đại học ?

Về vấn đề đang gây lo ngại, liệu các chương trình chất lượng cao có còn trong các trường đại học, Bộ GD&ĐT lý giải, việc bãi bỏ Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT là cần thiết và phù hợp với quy định của Luật Giáo dục đại học 2018.
Công bố lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2023

Công bố lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2023

Hội đồng Giáo sư nhà nước vừa thông báo lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023.
Xây dựng bộ chỉ số đánh giá năng lực tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học

Xây dựng bộ chỉ số đánh giá năng lực tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học

Nhóm nghiên cứu đã nỗ lực hoàn thành đầy đủ các nội dung nghiên cứu, các sản phẩm yêu cầu, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả việc đánh giá năng lực tự chủ và trách nhiệm giải trình xã hội của các cơ sở giáo dục Đại học (GDĐH) Việt Nam.
Thi tuyển Hiệu trưởng trường THPT Kháng Nhật

Thi tuyển Hiệu trưởng trường THPT Kháng Nhật

Tham gia dự thi tuyển Hiệu trưởng trường THPT Kháng Nhật có 3 ứng viên là Phó Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
Khai mạc Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2019-2020

Khai mạc Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2019-2020

Sáng 19/6, tại Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT khai mạc Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2019-2020.
Mới nhất
Đọc nhiều
Quy định về đầu tư đối với dự án có hoạt động lấn biển

Quy định về đầu tư đối với dự án có hoạt động lấn biển

Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP quy định về các dự án có hoạt động lấn biển.
Có gì ở Thành phố Kinh doanh hiệu quả Flamingo Golden Hill thu hút nhà đầu tư?

Có gì ở Thành phố Kinh doanh hiệu quả Flamingo Golden Hill thu hút nhà đầu tư?

Ra mắt tháng 5/2023 và dự kiến khai trương ngày 2/9/2024, Flamingo Golden Hill đang là “tọa độ vàng” của giới đầu tư bất động sản.
Người đang chấp hành án treo có quyền và nghĩa vụ gì?

Người đang chấp hành án treo có quyền và nghĩa vụ gì?

Người đang bị án treo có thể tiếp tục cuộc sống như bình thường không, người bị án treo có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.