Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 32 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 32°C

Gian lận thi cử thăng hạng ‘chưa từng có trong lịch… sử vũ trụ’?

Góc nhìn Plus
26/04/2019 06:19
Nguyễn Xuân Duy
aa
Từ giáo dục gian lận sẽ tỏa ra ngoài đời, vào chốn quan trường,… tiếp tục hoành hành, đe dọa sự phát triển và an nguy dân tộc.


Khi báo chí bàn luận sôi động về vụ gian lận thi 2018, nhiều ý kiến bạn đọc cho rằng, gian lận thi cử ở nước ta đã có từ lâu chứ không phải đợi đến mùa thi 2018 vừa rồi.

Quả vậy, gian lận thi đã có từ lâu lắm rồi! Nó xuất phát từ thói gian dối, một tính xấu của con người không riêng gì dân tộc, quốc gia nào. Không khó để nhận ra một thực tế trong tiến trình lịch sử, chuyện gian dối thời nào cũng có, sự “thịnh vượng” của nó tùy thuộc vào khả năng quản trị xã hội của nhà cầm quyền.

Nạn gian dối, lừa lọc chỉ có thể bị kiềm chế khi chính quyền đương nhiệm minh bạch, thượng tôn pháp luật, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết.

Sử cũ từng ghi chép những vụ gian lận thi nổi tiếng. Trong các vụ ấy, cá nhân vi phạm dù là ai cũng đều bị xử phạt nghiêm khắc, nhẹ thì cách chức, tước học vị, bằng cấp; nặng thì tù đày, thậm chí là khép tội chết, tuyệt nhiên không có chuyện xử “nhân văn” theo kiểu “khiển trách”, “cảnh cáo” hay “rút kinh nghiệm sâu sắc”.

Việc xử tội gian lận nghiêm minh như thế có tác dụng tích cực, là gương soi chiếu để kẻ sau không dám làm điều trái luật pháp.

Từ quăng tài liệu đến gian dối “chưa từng có”

Nền giáo dục mới của chúng ta cũng đã có thời gian không có chỗ cho bệnh gian dối phát triển. Nhưng đó đã là “thời xa vắng”.

Tôi từng chứng kiến cảnh cả làng, cả xã đi “quăng giấy”, tức là đưa lời giải vào phòng thi cho con em mình, như đi trẩy hội. Có khi người đi “quăng giấy” còn đông hơn người đi thi, hoạt động rầm rộ, công khai mặc dù khu vực trường thi vẫn có lực lượng chức năng bảo vệ. Trong “bắn” ra (ném đề thi), ngoài “bắn” vào (ném lời giải) cứ như là đánh trận giả vậy.

Khi thi cử được kiểm soát chặt chẽ hơn thì việc “quăng giấy” chuyển sang hoạt động bí mật bằng cách phát huy lợi thế của lực lượng tại chỗ. Những người phục vụ nước uống cho hội đồng, thậm chí cả lực lượng bảo vệ và một vài giáo viên sở tại trở thành “giao liên” giữa thí sinh và người ngoài.

Vụ gian lận kỳ thi THPT 2018 đã gây chấn động cả nước. Ảnh minh họa
Vụ gian lận kỳ thi THPT 2018 đã gây chấn động cả nước. Ảnh minh họa

Chuyện “quăng giấy” hay bí mật đưa bài giải bên ngoài vào phòng thi lúc bấy giờ cũng chỉ nhằm mục đích cho con em mình đỗ tốt nghiệp cấp 2 (THCS) hay cấp 3 (THPT) với tâm lý có “tấm bằng” để vào đời. Có lẽ nó vẫn còn chút “vô tư”, chưa bị quyền lực hay đồng tiền chi phối?

Khi kinh tế xã hội phát triển đặc biệt là với cơ chế thị trường, mọi thứ đều có giá của nó. Gian lận thi cử cũng chuyển sang giai đoạn mới, tinh vi hơn, “quy trình” ngày càng chặt chẽ và vì thế giá trị “thặng dư” cũng ngày càng gia tăng hơn.

Ai kinh qua ngành giáo dục, dù là giáo viên hay nhà quản lý, thậm chí là nhân viên hành chính đều có thể biết rất rõ “quy trình”, mánh lới của gian lận thi cử. Những chuyện phù phép điểm số như phóng điểm, cấy điểm, biến không thành có, biến một thành mười; thay đổi đối tượng (dự thi), thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu; gà bài, gà đề, mớm lời giải, thi hộ, thậm chí không cần thi vẫn có điểm,… Tất tần tật không từ một chiêu trò nào, miễn là “gà” của mình được lên lớp, đỗ đại học, tốt nghiệp hay vào biên chế.

Gian lận lúc đầu còn run rẩy vì e sợ nhưng rồi một lần, hai lần trót lọt, thậm chí bị phát hiện cũng chẳng chết ai vì đã “rút kinh nghiệm sâu sắc”, thì bỗng trở nên chai sạn, mặc nhiên được coi như “chuyện thường ngày ở huyện”.

Dư luận từng âm ỉ thông tin chạy trường trước và sau mỗi kỳ thi tuyển sinh. Giá cả rất cụ thể và “lũy tiến” theo thời gian, từ vài trăm ngàn, dăm ba triệu, ba bốn chục và bây giờ là hàng trăm triệu đồng cho một suất vào đại học tùy trường.

“Lợi nhuận” khủng mà chẳng cần bỏ vốn đầu tư khiến những người trong cuộc bất chấp tất cả. Gian lận kết nối, kéo bè, kéo cánh. Gần như cả bộ máy vận hành thi ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình bị cuốn vào cơn bão gian lận khủng khiếp mùa thi 2018, là một bằng chứng sinh động.

Thật dễ hiểu vì sao, hơn mười năm trước, thầy giáo Đỗ Việt Khoa - người hùng chống tiêu cực, gian lận trong trường học - bị ghẻ lạnh, bị “hành” cho lên bờ xuống ruộng đến nỗi phải xin thôi việc? Bởi vì, ông dám là “kỳ đà cản mũi”, dám thách thức nhóm lợi ích vô hình trong giáo dục.

Nhóm lợi ích ấy có thể chỉ là dăm ba người có quyền lực cũng có thể là cả xã hội với tâm lý muốn thi cử dễ dãi để trục lợi. Chống gian lận thi tức là tước đi quyền lợi và bổng lộc của họ, quyền tác oai tác quái trong thi cử và lộc do đút lót, hối lộ.

Còn nhớ, năm 2012, vụ gian lận thi tại Trường THPT dân lập Đồi Ngô (Lục Ngạn, Bắc Giang) bị phanh phui. GS Ngô Bảo Châu đã gọi đây là “sự kiện chưa từng có tiền lệ trong lịch sử loài người”. Tuy nhiên, trong 42 người gây ra sự kiện ấy, chỉ duy nhất một vị phó hiệu trưởng bị cách chức, còn lại là khiển trách và cảnh cáo.

Và vụ gian lận thi năm 2018 như chúng ta đã biết, nếu vụ trường Đồi Ngô “chưa từng có tiền lệ trong lịch sử loài người” thì vụ này khéo “chưa từng có trong lịch sử vũ trụ”!

Gian lận còn sống dai sống khỏe?

Trước hết có thể nói, Bộ Giáo dục, các ngành chức năng và cả xã hội chưa coi trọng đúng mức hệ lụy nguy hiểm của gian lận thi đối với giáo dục và toàn xã hội.

Chỉ xem gian lận thi là một loại biểu hiện tiêu cực nên chế tài xử lý lỏng lẻo, không có tác dụng ngăn chặn, răn đe. Ngoài Quy chế thi do Bộ GD&ĐT ban hành, không có một văn bản luật nào ghi nhận gian lận thi cử như một loại hình tội phạm tương xứng mức độ mức độ nghiêm trọng. Luật không rõ ràng, cụ thể, tất sẽ dẫn đến việc xử lý lúng túng, qua loa, thậm chí là dung túng, bao che.

Đó là sự bất cập trong cơ chế quản lý giáo dục nói chung và thi cử nói riêng; tâm lý coi quy chế thi như một bảo bối để chống gian lận nhưng thực ra, quy chế thi do Bộ ban hành thoạt nhìn có vẻ chặt chẽ về quy trình nhưng lại bất cập trong việc tổ chức thực hiện.

Việc trao cho địa phương quyền chấm thi là một sai lầm dẫn đến vi phạm thi rúng động dư luận vừa qua. Việc làm ấy của Bộ chẳng khác gì tiếp tay cho gian lận. Những kẻ có quyền, có tiền ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình và không loại trừ các địa phương khác chưa bị lộ, chớp lấy cơ hội vàng, đã làm chuyện động trời như mọi người đã biết, nâng sửa điểm vô tội vạ, thậm chí thí sinh nộp giấy trắng môn trắc nghiệm vẫn đạt điểm 9, 10.

Đó là sự tha hóa của bộ phận không nhỏ giáo viên và quan chức trong và ngoài ngành giáo dục. Sự tha hóa có cơ bùng phát gặp khi tổ chức thi thiếu chặt chẽ, luật pháp chưa minh bạch, xử phạt không nghiêm minh.

Cái vòng luẩn quẩn ấy sẽ không dứt một khi gian dối vẫn ngự trị nơi trường học. Nguồn nhân lực sẽ ra sao khi được đào tạo, nuôi dưỡng trong bối cảnh như thế? Từ giáo dục gian lận sẽ tỏa ra ngoài đời, vào chốn quan trường,… tiếp tục hoành hành, đe dọa sự phát triển và an nguy dân tộc.

Gần một năm nay sau khi phát hiện tiêu cực, gian lận mùa thi 2018 tại ba tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La và cho đến nay, vụ việc càng ngày càng bung ra be bét nhưng chưa thấy một ai – là người đứng đầu ngành, địa phương - “dũng cảm” lên tiếng nhận trách nhiệm.

Gian lận thi xem ra còn sống dai, sống khỏe khi những ai đó nhẽ ra phải gánh trách nhiệm trước tiên chỉ biết than thở, cảm thấy “buồn”, “không vui”, “đau lòng”, “xót xa”.

bài liên quan
Bắt giữ hai đối tượng giết người, tạo hiện trường giả thành vụ tai nạn giao thông

Bắt giữ hai đối tượng giết người, tạo hiện trường giả thành vụ tai nạn giao thông

Sau khi gây ra án mạng, hai đối tượng đã đưa nạn nhân ra lề đường và tạo thành hiện trường một vụ tai nạn giao thông. Cả hai đối tượng đã bị lực lượng chức năng bắt giữ sau 6 giờ gây án.
CSGT TP.HCM sẽ gửi danh sách học sinh, sinh viên vi phạm về trường

CSGT TP.HCM sẽ gửi danh sách học sinh, sinh viên vi phạm về trường

CSGT TP.HCM sẽ phối hợp Sở GD&ĐT lập danh sách học sinh, sinh viên vi phạm luật giao thông gửi về trường để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh trong từng học kỳ và năm học.
Hoa Nắng - Tôn vinh tiếng Việt, tiếng Mẹ thân thương

Hoa Nắng - Tôn vinh tiếng Việt, tiếng Mẹ thân thương

Sau 3 tuần tập luyện miệt mài, các em học sinh các khối lớp THSC và THPT, các “diễn viên nghiệp dư không chuyên” của Trường liên cấp Quốc Tế Việt Úc - Mỹ Đình - Hà Nội đã mang đến những tiết mục văn nghệ - âm nhạc - kịch nói vô cùng ấn tượng và đặc sắc, với những câu chuyện lịch sử - văn học được kể lại giàu tính nhân văn và những bài học giàu ý nghĩa, khơi gợi lòng tự hào, tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
Sơn La xuất hiện mưa đá trắng xoá tại Mộc Châu

Sơn La xuất hiện mưa đá trắng xoá tại Mộc Châu

Ngày 28/3, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La xảy ra mưa đá trên diện rộng kèm theo gió mạnh, ảnh hưởng thiệt hại tới hoa màu của nhân dân. Nhiều vườn mận hậu ở Mộc Châu rụng quả non la liệt mặt đất, lẫn với những viên đá to như cái chén.
Sơn La: Mưa đá, gió lốc gây thiệt hại hơn 5 tỷ đồng

Sơn La: Mưa đá, gió lốc gây thiệt hại hơn 5 tỷ đồng

Ngày 22/3, trên địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa đá, gió lốc làm thiệt hại về nhà ở, trường học, hoa màu… Ứơc tính tổng thiệt hại hơn 5 tỷ đồng.
Mới nhất
Đọc nhiều
Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) mới đây đã phát đi thông tin về việc Canada điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với ghế bọc đệm có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.
Khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bắt giữ khẩn cấp TGĐ và PTGĐ Công ty Tâm Lộc Phát

Khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bắt giữ khẩn cấp TGĐ và PTGĐ Công ty Tâm Lộc Phát

Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án, tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở làm việc của Công ty Cổ phần tập đoàn Tâm Lộc Phát.
Giá vàng hôm nay: Vàng trong nước lao dốc, thế giới tiếp tục tăng dữ dội

Giá vàng hôm nay: Vàng trong nước lao dốc, thế giới tiếp tục tăng dữ dội

Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Vàng trong nước đồng loạt giảm nhẹ, mất mốc 84 triệu đồng/lượng bán ra, trong khi đó, vàng thế giới tiếp tục đà tăng dữ dội.
Tin bài khác
Bài học từ buýt nhanh BRT

Bài học từ buýt nhanh BRT

Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.
Nhân lực chất lượng cao

Nhân lực chất lượng cao

Mới đây, khi dự và chỉ đạo tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định, diễn ra tại TP Quy Nhơn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý tỉnh Bình Định phải hết sức chú trọng chăm lo việc đào tạo nguồn nhân lực, bởi chất lượng của nguồn nhân lực mới chính là yếu tố quan trọng nhất để thu hút và giữ chân nhà đầu tư.
Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.
Lời cảnh báo từ những dòng sông

Lời cảnh báo từ những dòng sông

Trung tuần tháng 3, trong một buổi đoàn công tác Bộ NN&PTNT khảo sát các công trình chống hạn mặn, lãnh đạo một tỉnh miền Tây đã đưa ra một đề xuất táo bạo. Ông cho biết địa phương đang phải gồng mình chống chọi với đợt cao điểm nắng nóng và hạn mặn khốc liệt. Mặn xâm nhập hệ thống sông rạch ảnh hưởng cuộc sống hàng chục nghìn hộ dân. Vì vậy, ông đề xuất dẫn nước từ các sông Hậu, Sài Gòn, Đồng Nai về để hạn chế khô hạn, sụt lún, thiếu nước.
Chỉ đạo đúng đắn về quy hoạch địa phương

Chỉ đạo đúng đắn về quy hoạch địa phương

Cách đây 2 ngày (23/3) khi dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý địa phương nắm chắc 8 từ khóa “tuân thủ”, “linh hoạt”, “đồng bộ”, “thấu hiểu”.
“Bắt bệnh” thị trường vàng

“Bắt bệnh” thị trường vàng

Giá vàng “nhảy múa” đã không còn là chuyện riêng của những người kinh doanh vàng và khách hàng có nhu cầu tích trữ, giữ tiền bằng vàng. Đáng nói, sự biến động của thị trường vàng thời gian qua không phải lần đầu.
8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

Sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh bị một ngân hàng gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013 và qua 11 năm, nợ lãi phát sinh tới nay lên tới 8,84 tỷ đồng; đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Tháo gỡ khó khăn về vốn

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông

Dù vì bất cứ lý do gì thì hành vi của hai người đàn ông đi xe máy cố ý chạy lên đường Vành đai 2 trên cao là đường chỉ dành cho xe hơi; sau đó tạt đầu ô tô, đánh người là sai rõ ràng. Tuy nhiên, câu chuyện này cũng đặt ra vấn đề, vì sao lại xảy ra việc “xung đột ứng xử” giữa người đi xe hơi và người đi xe máy? Có phải vì “tại anh, tại ả, tại cả đôi bên”?
Thực hiện tổ chức đấu giá khai thác 3 mỏ cát lớn tại Hà Nội theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng

Thực hiện tổ chức đấu giá khai thác 3 mỏ cát lớn tại Hà Nội theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải đã có những thông tin cụ thể về việc đấu giá 3 mỏ cát lớn tại Hà Nội.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.