Bằng chứng tố cáo sản phẩm bẩn đã rõ ràng nhưng khi được hỏi về quyền hạn, trách nhiệm giải quyết vụ việc thì từ Chi cục Quản lý thị trường đến lãnh đạo Đội Quản lý thị trường số 33 đều tìm cách né tránh...



Như Phapluatplus.vn đã đưa tin phản ánh về việc anh Nguyễn Quyết Thắng tố cáo Công ty TNHH thực phẩm và đồ uống Anh Đào (Cty Anh Đào)  coi người tiêu dùng như con chuột bạch để thử nghiệm sản phẩm nước khoáng nhãn hiệu Chay và “Đội quản lý thị trường số 33 làm ngơ cho Công ty Anh Đào vi phạm pháp luật” là vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và Luật Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

  Anh Thắng và anh Hoàn bức xúc vì nước khoáng bẩn mang nhãn hiệu Chay của Cty Anh Đào 

Trong đơn khiếu nại anh Thắng cho biết: “Vào hồi 9h30 ngày 06/1/2015 anh có mua 3 thùng nước đóng chai nhẵn hiệu “Chay” thuộc Cty Anh Đào được sản xuất theo quy trình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tiêu chuẩn quốc tế HACCP để sử dụng. Khi mở một chai nước thì anh bất ngờ phát hiện chai nước có hiện tượng vẩn đục, có chất kết tủa màu trắng ở trong chai, mặc dù ngày sản xuất in trên sản phẩm này là 10/10/2015 và hạn sử dụng của sản phẩm còn tới ngày 10/10/2017”.

Đội QLTT số 33
Đơn tố cáo của anh Nguyễn Quyết Thắng về những sai phạm của Cty Anh Đào trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nước khoáng nhãn hiệu Chay. (Ảnh: Đông Bắc)
Đơn tố cáo của anh Nguyễn Quyết Thắng về những sai phạm của Cty Anh Đào trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nước khoáng nhãn hiệu Chay. (Ảnh: Đông Bắc)

Anh Thắng cho biết: “Rất lo sợ về tình trạng nước không đảm bảo chất lượng nên anh đã yêu cầu nhân viên bán hàng của Cty Anh Đào giải thích về hiện tượng này: Ban đầu cô nhân viên này tỏ thái độ không hợp tác và nói rằng chỉ là nhân viên bán hàng.

Động thái ứng xử của cô nhân viên khiến Thắng rất bức xúc và yêu cầu người này ở lại để anh gọi cơ quan có thẩm quyền đến kiểm tra xử lý. Khi đó cô nhân viên mới chịu hạ giọng và nói là "do lỗi của nhà sản xuất, em có thể đổi cho anh sang hãng Aqua Anh Đào, hay nước khác” – anh Thắng cho biết thêm.

Để làm rõ trách nhiệm trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm, PV Phapluatplus.vn đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trọng Bình – Trưởng phòng nghiệp vụ tổng hợp của Chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội.

Ông cho biết: "Phía Chi cục Quản lý thị trường  không thấy Đội Quản lý thị trường số 33 - đơn vị phụ trách chính trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm báo cáo về vấn đề này nên phía Chi cục chưa kiểm tra, xử lý đối với  Công ty Anh Đào”.

  Hình ảnh vẩn đục, có chất màu trắng nổi trong chai nước nhãn hiệu Chay.   (Ảnh: Đông Bắc).

Hình ảnh vẩn đục, có chất màu trắng nổi trong chai nước nhãn hiệu Chay.

(Ảnh: Đông Bắc).

Khi PV đặt câu hỏi: Trách nhiệm kiểm tra, xử lý về vấn đề chất lượng an toàn thực phẩm thuộc về ai? Ông Bình cho hay: “Trách nhiệm chính thuộc về Đội quản lý thị trường số 33, phải nắm bắt được tình hình và phải có báo cáo hay đề xuất lên Chi cục để có phương án xử lý”.

"Phóng viên cứ xuống làm việc trực tiếp với Đội quản lý thị trường số 33 để nắm bắt tài liệu cho chính xác", ông Bình đề nghị.

Ngày sản xuất và hạn sử dụng của loại nước đóng chai nhãn hiệu Chay do Công ty Anh Đào sản xuất.
Ngày sản xuất và hạn sử dụng của loại nước đóng chai nhãn hiệu Chay do Công ty Anh Đào sản xuất.

Tiếp đó, phóng viên Phapluatplus.vn tiếp cận Đội quản lý thị trường số 33 để làm rõ trách nhiệm quản lý thuộc về ai. Khi thấy PV đến, nhân viên văn phòng của Đội quản lý thị trường số 33 tỏ ra bất ngờ, lo lắng và cho biết: "Các sếp đi họp hết, giờ không có ai để trả lời báo chí".

Khi biết việc ông Bình đã điện xuống cho Đội quản lý thị trường số 33 đề nghị cung cấp thông tin cho PV thì nhân viên văn phong hoảng hốt lấy điện thoại di động đi vào phía bên trong khoảng 5 phút gọi điện cho ai đó rồi đi ra và vẫn câu trả lời các sếp đi họp?!

Sau rất nhiều nỗ lực kết nối, phóng viên mới gặp được ông Phan Duy Vĩnh - Đội trưởng Đội QLTT số 33 từ trong phòng làm việc của mình bước ra với lý do bận họp nên để PV chờ lâu, mong thông cảm.

  Ông Phan Duy Vĩnh - Đội trưởng đội QLTT số 33.

Ông Phan Duy Vĩnh - Đội trưởng đội QLTT số 33.

Tại buổi làm việc, PV Phapluatplus.vn đặt câu hỏi: Tại sao đội quản lý thị trường số 33 lại không nắm bắt được thông tin về những sai phạm của Công ty Anh Đào? Ông Vĩnh cho hay: “Vì Đội mới thành lập nên vấn đề kiểm tra xử lý rất khó khăn. Nhiều khi tổ công tác xuống kiểm tra thì doanh nghiệp đóng cửa nên không kiểm tra được”.

PV tiếp tục đặt ra câu hỏi: Công ty Anh Đào đóng cửa suốt như vậy, tại sao các mặt hàng của Công ty vẫn được bày bán? Không nhẽ Đội quản lý thị trường số 33 lại bó tay và không có biện pháp nào để kiểm tra xử lý? Đến lúc này ông Vĩnh im lặng không trả lời câu hỏi của PV.

Khi được hỏi về trách nhiệm của Đội quản lý thị trường số 33 về vấn đề này, ông Vĩnh lại cho rằng: Trách nhiệm này phải thuộc về các ban, ngành liên quan như: Cảnh sát kinh tế thị trường, Cục Quản lý thị trường… chứ không riêng gì Đội quản lý thị trường số 33”?

Ông Vĩnh còn biện minh: “Đến nay báo chí phản ánh Đội xin tiếp thu và sẽ đưa vào kế hoạch để kiểm tra và xử lý trong quý 1 năm 2016”.

Để làm rõ về trách nhiệm của Đội quản lý thị trường số 33 dưới góc độ pháp lý, PV Phapluatplus.vn đã có cuộc trao đổi với luật sư Vi Văn Diện – Giám đốc văn phòng Luật sư Thiên Minh ( Đoàn luật sư TP. Hà Nội).

Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật Thiên Minh trao đổi với PV Phapluatplus.vn.
Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật Thiên Minh trao đổi với PV Phapluatplus.vn.

Ông Diện cho biết: Theo thông tư liên tịch số 34/2015/TTLT-BCT-BNV ngày 27 tháng 10 năm 2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của quản lý thị trường địa phương quy định thì Đội quản lý thị trường số 33 có nhiệm vụ, chức năng kiểm tra, trực tiếp hoặc phối hợp phát hiện xử lý vi phạm hành chính hoặc báo cáo Chi cục quản lý thị trường xử lý theo thẩm quyền.

Phapluatplus.vn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc ở kỳ tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm

Gửi bình luận