Hà Nội 22 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 22°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Dược liệu Việt cho ngành Dược Việt - đến bao giờ?

Sức khỏe - đời sống
21/03/2017 11:04
Mai Hiền
aa
Mỗi năm, ngành Dược Việt Nam phải nhập khẩu hơn 80% dược liệu, nhưng phần lớn trong số đó là nhập khẩu “chui”, chất lượng dược liệu không đảm bảo.


Cây dược liệu atiso được trồng tại Đà Lạt. (Ảnh: Internet)
Cây dược liệu atiso được trồng tại Đà Lạt. (Ảnh: Internet)

Trong khi đó, nước ta có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để trồng dược liệu nhưng mới chỉ tự cung cấp được khoảng 20%. Nhiều người tự hỏi, tại sao chúng ta không thể tự túc dược liệu?

Đau đầu với dược liệu nhập khẩu

Theo thông tin từ Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền thì hàng năm, ngành Dược Việt Nam sử dụng khoảng 60.000 tấn dược liệu các loại, trong đó có khoảng 80-85% nhập khẩu (chủ yếu nhập từ Trung Quốc).

Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng 1.400 tấn dược liệu nhập khẩu có nguồn gốc rõ ràng, còn lại hơn 40.000 tấn là nhập khẩu “chui”, chất lượng dược liệu không đảm bảo. Con số đó là rất ít so với nhu cầu sử dụng dược liệu hiện nay của nước ta.

Ngoài số dược liệu không rõ nguồn gốc thì hiện người tiêu dùng cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ sử dụng các loại dược liệu kém chất lượng, dược liệu giả.

Nguyên nhân là do việc thông quan dược liệu qua cửa khẩu còn rất nhiều hạn chế. Tại các cửa khẩu, cán bộ hải quan chỉ kiểm tra được số lượng, trọng lượng bao hàng, không kiểm tra được chất lượng các dược liệu.

Bên cạnh đó cũng xuất hiện tình trạng trộn lẫn giữa dược liệu nhập lậu với dược liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; dược liệu không đảm bảo chất lượng với dược liệu đảm bảo chất lượng tại các cơ sở khám chữa bệnh để thu lời.

Còn nhớ vào cuối năm 2012, Bộ Y tế đã phát hiện có đến 60% trong số gần 400 mẫu dược liệu được kiểm tra không đảm bảo chất lượng. Số dược liệu này được lấy tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương.

Theo đó, có 3 loại dược liệu nhập từ Trung Quốc được làm giả nhiều là bạch linh, thỏ ty tử và hồng hoa. Kết quả xét nghiệm mẫu bạch linh cho thấy có đến 80% được làm từ cacbonat, thỏ ty tử có trộn bột xi măng hoặc hóa chất vô cơ và hồng hoa phát hiện chất gây ung thư.

Ngoài ra, có 20% vị thuốc có sự nhầm lẫn giữa các loại, trộn lẫn hóa chất độc hại và hàm lượng hoạt chất đạt thấp. Một số vị thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp như: đẳng sâm, hoàng cầm, khương hoạt, hà thủ ô đỏ, hoàng bá, đan sâm, ngưu tất, nhục thung dung... chủ yếu là các loại được sử dụng thường xuyên và không có ở Việt Nam.

Thực tế hiện nay, dạo quanh các cửa hàng, các khu cung cấp dược liệu và thuốc y học cổ truyền lớn ở Hà Nội như làng thuốc Ninh Hiệp (Gia Lâm), phố thuốc Lãn Ông… rất ít cơ sở cung cấp được hóa đơn chứng từ và có chứng nhận nguồn gốc rõ ràng.

Vậy nên, tình trạng người dân ta phải sử dụng thuốc, dược liệu “bẩn” dẫn đến bệnh tình không thuyên giảm, ngược lại càng hại sức khỏe là điều khó tránh khỏi.

Tại sao không thể “tự túc dược liệu”?

Trước những con số đáng báo động về vấn đề chất lượng dược liệu nhập khẩu, nhiều người tự hỏi tại sao chúng ta không “tự túc dược liệu”?

Ông Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế cũng từng cho biết rằng, để kiểm soát chất lượng dược liệu được thuận lợi thì cần phát triển nuôi trồng dược liệu trong nước để giảm thiểu việc nhập khẩu từ Trung Quốc.

Cụ thể, nên nhân rộng các mô hình nuôi trồng, sản xuất dược liệu có hiệu quả; tăng cường hỗ trợ các cá nhân, tổ chức nuôi trồng dược liệu và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược liệu. Đặc biệt, phát huy vai trò của UBND xã, phường trong giám sát, quản lý nguồn gốc dược liệu theo địa chỉ nuôi trồng.

Cũng vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Siêm - Chủ tịch Hội Đông y TP Hà Nội cho biết: “Trong vài năm trở đây, dù đã được Bộ Y tế vào cuộc quyết liệt nhưng vấn đề về chất lượng dược liệu nhập khẩu vẫn còn nhiều điều phải “lăn tăn”.

Nếu như nước ta có thể tự túc dược liệu đến 50-60% thì người dân ta không chỉ đỡ khổ về kinh tế, bộ mặt nông thôn mới được cải thiện mà còn được dùng nguồn dược liệu, nguồn thuốc sạch.

Chúng ta sẽ tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng ở từng vùng mà phát triển các loại cây dược liệu phù hợp như tam thất phải trồng ở vùng lạnh, sâm ngọc linh hay một số loại thuốc quý khác kén thổ nhưỡng, phải trồng ở nơi có độ cao...

Ngoài ra, cũng có một số vị thuốc không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu như xiêm quy, bạch chỉ, hoài sơn, kim ngân, ké và hàng trăm vị thuốc khác có thể trồng ở vùng đồng bằng, như Đồng bằng Bắc bộ, Đồng bằng Nam bộ.

Thế nhưng, để tự túc được dược liệu cần có một kế hoạch cụ thể với sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương…”.

Ông Siêm cho biết thêm, trong vài năm trở lại đây, Hội Đông y TP Hà Nội đã xây dựng mô hình trồng cây thuốc ở một số địa phương trong địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Cụ thể, năm 2015, trồng thí điểm cây thuốc trên chân ruộng trũng ở huyện Đông Anh, là những chân ruộng bị hoang hóa không trồng được lúa. Sau một năm, kết quả cho thấy có những cây thuốc không thích nghi được, nhưng có những cây thuốc lại thích nghi rất tốt.

Ví dụ như cây thủy xương bồ, cây sen, cây súng, cây dừa nước… cho sản lượng rất tốt, cao gấp 5 lần so với trồng lúa.

Năm 2016, tiếp tục thực hiện mô hình trồng thí điểm cây thuốc trên chân ruộng hai lúa (chân ruộng trồng hai vụ lúa/năm) và trên gò đồi ở 3 huyện Sóc Sơn, Mỹ Đức, Chương Mỹ thì thấy sản lượng cũng rất cao, gấp 5 – 8 lần so với trồng lúa.

“Tuy nhiên, sản lượng cao nhưng không có đầu ra thì người dân cũng khổ. Ví dụ như cây thủy xương bồ, lúc chỉ đạo người dân trồng rất nhiều, sản lượng rất tốt nhưng lại không bán được, không ai đến thu mua nên bà con phải bán lẻ, bán sỉ manh mún từng ít một khiến nhiều người chán nản.

Hay như cây thanh hao hoa vàng chiết xuất ra thuốc điều trị sốt rét rất tốt, cách đây ba, bốn năm, một công ty đứng ra thu mua để sản xuất thuốc chống sốt rét rất nhiều, nhưng đến khi công ty dừng thu mua đột ngột thì bà con nông dân lại “chết dở” vì không biết bán dược liệu cho ai nữa.

Do vậy, khi trồng dược liệu phải có một kế hoạch cực kỳ khoa học, nếu không dân trồng ra sẽ không bán được. Nếu như Bộ Y tế vào cuộc quyết liệt, có quy hoạch vùng trồng cụ thể, đảm bảo đầu ra cho bà con nông dân thì kế hoạch tự túc dược liệu này chắc chắn sẽ thành công thôi”, ông Siêm trăn trở.

bài liên quan
Nhân lực chất lượng cao

Nhân lực chất lượng cao

Mới đây, khi dự và chỉ đạo tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định, diễn ra tại TP Quy Nhơn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý tỉnh Bình Định phải hết sức chú trọng chăm lo việc đào tạo nguồn nhân lực, bởi chất lượng của nguồn nhân lực mới chính là yếu tố quan trọng nhất để thu hút và giữ chân nhà đầu tư.
Hội đàm giữa Đồn Biên phòng Hà Giang với Trạm Kiểm soát biên phòng Thiên Bảo

Hội đàm giữa Đồn Biên phòng Hà Giang với Trạm Kiểm soát biên phòng Thiên Bảo

Ngày 28/3, tại trấn Điền Bồng, huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc diễn ra Hội đàm tổng kết công tác kiểm soát cửa khẩu, lối mở năm 2023, quý I năm 2024; triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2024 giữa đoàn đại biểu Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang, Việt Nam) với Phân trạm Hòa Bình, Phân trạm Điền Bồng (Trạm Kiểm soát Biên phòng xuất, nhập cảnh Thiên Bảo, Trung Quốc)
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Tổng kim ngạch xuất/nhập khẩu hàng hóa tăng 18,6% so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch xuất/nhập khẩu hàng hóa tăng 18,6% so với cùng kỳ

Trong 2 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 113,96 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Cục Quản lý thị trường TP HCM tạm giữ gần 28.000 đơn vị sản phẩm tại 3 điểm kinh doanh phụ kiện điện thoại.
Mới nhất
Đọc nhiều
Sản lượng điện “đạt kỷ lục mới”, toàn bộ các tổ máy nhiệt điện than được huy động

Sản lượng điện “đạt kỷ lục mới”, toàn bộ các tổ máy nhiệt điện than được huy động

Nắng nóng vẫn diễn biến tiêu cực tuần qua, nhiều kỷ lục mới về công suất cực đại (Pmax) và sản lượng điện tiêu thụ ngày đã được thiết lập.
Sở Y tế TP.HCM cảnh báo về những quảng cáo sai lệch trên Facebook

Sở Y tế TP.HCM cảnh báo về những quảng cáo sai lệch trên Facebook

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa có cảnh báo về những quảng cáo sai lệch trên Facebook có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, khi người dân bị thu hút đến các cơ sở không phép và sử dụng các kỹ thuật y tế không an toàn.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 238 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 238 tỷ USD

Trong 4 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế có nhiều khởi sắc, xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng tăng so với cùng kỳ.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.