Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 35 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 35°C

Dự án nhấn chìm 15 triệu m3 vật chất ra biển: Quảng Ngãi đề nghị xem xét lại

Thương trường
27/03/2019 15:39
Vũ Vân Anh
aa
Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cấp phép cho Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất (Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi) nhận chìm 15 triệu m3 vật chất nạo vét từ khu vực cảng Dung Quất, dư luận không đồng tình cho rằng nguy cơ ô nhiễm, làm ảnh hưởng trầm trọng hệ sinh thái biển. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cũng chủ động tìm kiếm, đưa ra các đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm, tiết kiệm tài nguyên và dễ dàng xử lý vấn đề tác động đến môi trường…


Tin nên đọc

Theo giấy phép, vật chất được tàu hút bụng xả đáy tự hành thả từ mặt biển xuống độ sâu hơn 50m
Theo giấy phép, vật chất được tàu hút bụng xả đáy tự hành thả từ mặt biển xuống độ sâu hơn 50m

Nguy cơ hủy diệt hệ sinh thái biển

Ngày 21/2, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên ký Giấy phép nhận chìm ở biển số 372/GP-BTNMT, cho phép Hòa Phát Dung Quất được nhận chìm vật chất nạo vét cảng chuyên dùng Hòa Phát - Dung Quất, phục vụ cho Dự án Khu liên hiệp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Khối lượng vật chất được nạo vét tại cảng gần 15,4 triệu m3, gồm 86,4% cát nhiễm mặn, 13,6% bùn sét. Địa điểm khu vực nhận chìm rộng 180 ha, thuộc vùng biển Dung Quất cách bờ biển xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khoảng 7 km, vật chất được tàu hút bụng xả đáy tự hành thả từ mặt biển xuống độ sâu hơn 50m.

Những thông tin này vừa được phát đi đã nhận được sự lo ngại. Anh Phạm Kiều Huy, ngư dân xã Bình Đông (Bình Sơn) lo lắng, hồi đầu tháng 10 năm ngoái, chỉ một số tàu nhỏ hút cát, xả bùn tại khu vực cảng Dung Quất đã khiến gần 100 lồng nuôi cá của ngư dân gần đó chết đồng loạt, thiệt hại hàng chục tỷ và Nhà nước đã phải hỗ trợ hơn bảy tỷ để bà con chuyển đổi ngành nghề hoặc di chuyển lồng bè đến khu vực khác.

Nếu việc nhấn chìm vật chất nạo vét tại cảng Dung Quất gần 15,4 triệu m3 diễn ra, ngư dân như anh chỉ biết thốt lên: “Hệ sinh thái biển và đời sống an sinh của ngư dân gắn liền chắc chắn bị hủy diệt”.

Ở góc nhìn chuyên môn, kỹ sư hàng hải Trương Thanh Lâm, Phó Giám đốc Công ty CP Tư vấn xây dựng Phúc Hoàng Ngọc (Đà Nẵng) phân tích, với tỷ lệ 13,6% vật chất bùn sét, tương đương hơn hai triệu m3 là vô cùng lớn. Khi các tàu xả vật chất từ mặt biển xuống độ sâu hơn 50m, quá trình rơi trong nước biển, với dao động của sóng, tác động của dòng hải lưu và nước từ cửa sông Trà Bồng đổ ra, gần như toàn bộ bùn sét sẽ hòa tan trong nước biển.

Giả sử chỉ ở tỷ lệ 5% trong nước, sẽ là 40 triệu m3 nước biển bị vẩn đục, ô nhiễm. Và như vậy, không chỉ vùng biển Bình Sơn, mà cả Lý Sơn, rồi tiếp đó là các vùng biển phía nam Bình Sơn sẽ bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến việc đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản ven bờ không chỉ Quảng Ngãi, mà cả Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa…

Bí thư Huyện ủy Bình Sơn (Quảng Ngãi) Hà Thị Anh Thư chia sẻ: “Vấn đề nhấn chìm vật chất xuống biển là rất nhạy cảm, dư luận và bà con nhân dân rất quan tâm vì sẽ tác động không tốt đến môi trường, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng đến kế sinh nhai của ngư dân ven biển”. Vì thế, thay mặt chính quyền địa phương bị ảnh hưởng, Bí thư Huyện ủy Bình Sơn cũng mong muốn các cấp nên xem xét lại.

Giải pháp nào hợp lý hơn?

Trước những băn khoăn lo lắng trên, những ngày vừa qua, Bí thử Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã trực tiếp đi khảo sát hiện trường và làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh.

Theo ông Chữ, hướng xử lý hiệu quả nhất là tận dụng khối lượng cát nhiễm mặn trong quá trình nạo vét, nâng cấp luồng tàu vào cảng Hòa Phát Dung Quất để san lấp một số vị trí dự án đã được quy hoạch tại Khu kinh tế Dung Quất.

Cơ sở để thực hiện là Quyết định số 439 ngày 27/02/2019 của Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nâng cấp và mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất”, tại điểm e, khoản 3, Điều 1 ghi rõ: “Tiếp tục tìm kiếm các giải pháp khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật để giải quyết vật chất nạo vét phát sinh từ quá trình cải tạo, nâng cấp cảng xuất sản phẩm; chỉ thực hiện việc nhận chìm khi không có giải pháp khác”. Và cũng theo Quyết định này, toàn bộ vật chất nạo vét của dự án “tối đa 1,68 triệu m3”.

Còn ông Nguyễn Minh Tài, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế (KKT) Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi cho biết, qua khảo sát thực địa, tại KKT Dung Quất đang triển khai một số dự án với tổng diện tích lên đến hàng trăm ha ở vùng trũng sâu, nhiễm mặn ven sông, ven biển, với độ sâu cần san lấp từ 5-7m, cần một khối lượng lớn vật liệu san lấp mặt bằng.

Vì vậy, việc tận dụng vật chất nạo vét từ các luồng cảng dự án thép Hòa Phát, Nhà máy Lọc dầu hay cảng Hào Hưng là hợp lý và hiệu quả hơn nhiều.

“Ưu điểm của phương án thay thế việc nhận chìm bằng tận dụng cát, bùn sét nhiễm mặn để san lấp mặt bằng, là cát nhiễm mặn cũng là tài nguyên khoáng sản nên phải được tận dụng tối đa, tránh lãng phí.

Việc tận dụng cát nhiễm mặn làm vật liệu để san lấp mặt bằng cho các dự án có địa hình trũng sâu sẽ hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường và xử lý môi trường sẽ dễ hơn với việc nhận chìm ở biển, góp phần tăng nguồn thu từ thuế tài nguyên, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho nhà đầu tư khi phải nhận chìm ở biển. Đồng thời, bảo đảm nhu cầu về vật liệu san lấp mặt bằng cho các nhà đầu tư khác ở KKT Dung Quất”, ông Tài nói.

Ông Đỗ Minh Hải, Giám đốc Sở TN&MT Quảng Ngãi thông tin, ngoài các khu vực dự án vùng trũng sâu, nhiễm mặn đã được các nhà đầu tư đăng ký, dọc hai bờ sông Trà Bồng từ cửa biển vào sâu trong đất liền gần 10km có rất nhiều khu vực trước đây làm hồ nuôi tôm của người dân, nhưng những năm gần đây sản xuất không hiệu quả, đất nhiễm mặn không trồng trọt được nên người dân bỏ hoang, với diện tích gần 100 ha.

Những vị trí này đều nằm trong KKT Dung Quất và được phép triển khai các dự án về công nghiệp sạch, du lịch hoặc đô thị, khu dân cư… Nếu UBND tỉnh, Bộ TN&MT cho phép san lấp bằng vật chất nạo vét từ cảng biển sẽ rất an toàn, hiệu quả, có thể giải quyết từ 50-70% lượng cát nhiễm mặn được nạo vét; vừa giải quyết bài toán kinh tế cho chủ đầu tư, cho địa phương; vừa bảo đảm cuộc sống người dân các xã ven biển của huyện Bình Sơn.

Hiện UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các cơ quan liên quan và UBND huyện Bình Sơn đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án trong KKT Dung Quất, nhất là dự án vùng trũng thấp, nhiễm mặn. Đồng thời đề nghị Bộ TN&MT xem xét, chấp thuận việc sử dụng cát nhiễm mặn từ quá trình nạo vét cảng để san lấp mặt bằng ở những vùng trũng sâu, nhiễm mặn.

Năm 2017, dự án nhấn chìm gần một triệu m3 vật chất nạo vét xuống biển Bình Thuận cũng đã bị phản ứng mạnh mẽ. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lúc đó đã chỉ đạo xem xét đánh giá toàn diện tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường, buộc Bộ TN & MT, UBND tỉnh Bình Thuận cùng các cơ quan liên quan đi đến thỏa thuận, thống nhất không nhận chìm xuống vùng biển Tuy Phong, Bình Thuận.

bài liên quan
Mưa lớn kèm theo lũ quét ở Bình Thuận nhấn chìm gần 100 tàu thuyền

Mưa lớn kèm theo lũ quét ở Bình Thuận nhấn chìm gần 100 tàu thuyền

Trong 98 chiếc tàu cá, xuồng máy bị thiệt hại có 52 chiếc bị nhấn chìm và 46 chiếc bị hư hỏng, tổng thiệt hại gần 10,4 tỷ đồng.
Nghệ An: Video nước đã đến mái nhà, tiếp cận giải cứu người dân trong đêm

Nghệ An: Video nước đã đến mái nhà, tiếp cận giải cứu người dân trong đêm

Trong đêm người dân cuống cuồng chạy lũ, qua một đêm có nơi nước đã đến mái nhà dân.
Quảng Bình: Công an “xẻ” nước lũ, đưa nhiều sản phụ đến bệnh viện an toàn

Quảng Bình: Công an “xẻ” nước lũ, đưa nhiều sản phụ đến bệnh viện an toàn

Nhận được thông tin sản phụ sản phụ chuyển dạ nhưng đang bị vây giữa mênh mông nước lũ, lực lượng công an đã kịp thời ứng cứu đưa những sản phụ đến bệnh viện an toàn.
Nước thải đen ngòm ào ào tấn công biển Đà Nẵng, người dân và du khách tá hỏa tháo chạy

Nước thải đen ngòm ào ào tấn công biển Đà Nẵng, người dân và du khách tá hỏa tháo chạy

Hàng ngàn m3 nước thải đen ngòm, bốc mùi thối khủng khiếp từ cống xả ào ào tuôn ra bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) khiến người dân và du khách tá hỏa.
Nhận chìm 15,3 triệu m³ nạo vét xuống biển có ảnh hưởng tới đảo Lý Sơn?

Nhận chìm 15,3 triệu m³ nạo vét xuống biển có ảnh hưởng tới đảo Lý Sơn?

Việc cấp phép cho Hòa Phát nhận chìm hơn 15,3 triệu m³ chất nạo vét xuống biển Dung Quất có làm ảnh hưởng tới đảo Lý Sơn?
TP HCM: Hàng trăm người bỏ việc đi "mò" xe ngập trong hầm nước

TP HCM: Hàng trăm người bỏ việc đi "mò" xe ngập trong hầm nước

Sáng 27/9, hàng trăm người dân có xe gửi trong bãi xe trên đường Nguyễn Siêu (phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM) và bị nước nhấn chìm sau trận mưa chiều qua 26/9 đã đến nhận lại xe để mang đi sửa chữa. Được biết, mọi chi phí sửa chữa đều do chủ xe tự túc.
Mới nhất
Đọc nhiều
Khai hội du lịch Cửa Lò 2024: Khát vọng tỏa sáng

Khai hội du lịch Cửa Lò 2024: Khát vọng tỏa sáng

Tối 18/4, hàng vạn du khách thập phương đổ về Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) để theo dõi chương trình khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024.
Triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý đá được nguỵ trang hết sức tinh vi

Triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý đá được nguỵ trang hết sức tinh vi

Lực lượng chức năng Công an TP Đà Nẵng vừa triệt phá thành công ổ nhóm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý được nguỵ trang hết sức tinh vi.
Bắc Kạn: Bắt Kế toán Ban Quản lý dự án đầu tư công trình xây dựng huyện Ba Bể

Bắc Kạn: Bắt Kế toán Ban Quản lý dự án đầu tư công trình xây dựng huyện Ba Bể

Kế toán Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã có hành vi nâng khống giá trị các hợp đồng mua sắm trang thiết bị, sửa chữa thiết bị văn phòng để lấy tiền chi các khoản ngoài quy định nhà nước.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.