Những phiên chợ cuối năm đa sắc màu nơi địa đầu tổ quốc
Hà Giang là một trong những tỉnh hội tụ đa sắc màu văn hóa, điều đó kéo theo nhu cầu của người dân tại mỗi phiên chợ vì thế mà khác nhau.
“Phớt lờ” chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh Hà Giang, cấp dưới "thả phanh" cho san gạt đất trái phép
Hà Giang: Chính quyền địa phương "im lặng" trước tình trạng khai thác đất trái phép để nới rộng nghĩa trang?
Tỉnh Hà Giang có 22 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào người H’Mông là dân tộc đông dân cư nhất. Kế tiếp là người Tày, Kinh, Dao…Do đa dân tộc nên tỉnh miền núi này có những nét văn hóa vô cùng đặc sắc và mang hơi thở riêng.
Tại huyện Bắc Quang, khu chợ thị trấn Việt Quang là nơi tập trung hàng hóa giao thương lớn nhất và là chợ đầu mối lớn của tỉnh, mật độ người dân đổ về buôn bán trong dịp giáp tết Nguyên Đán đông đúc đến mức vào giờ cao điểm người ta phải chen chúc nhau lưu thông .

Chợ Bắc Quang luôn là nơi nhộn nhịp vào bậc nhất của Hà Giang trong dịp cận tết Nguyên Đán.

Chợ nơi đây có sự giao thoa nhiều màu sắc văn hóa.
Chợ Bắc Quang mang hơi hướng hiện đại kèm theo những nét cổ truyền, cái hiện đại ở đây là nhờ văn hóa sản xuất, kinh doanh hàng hóa của người Kinh du nhập, kèm theo đó là những nét văn hóa cổ truyền của người Tày, người Dao…

Ngoài chợ, các siêu thị mi ni tại Bắc Quang cũng hút khách không kém.
Còn chợ huyện Mèo Vạc thì ngược lại, đây là phiên chợ vùng cao đúng nghĩa không thể pha trộn. Những mặt hàng phục vụ ngày tết ở phiên chợ này đều hướng đến phục vụ người bản địa như: Thổ cẩm, vải vóc, một góc phiên chợ này còn có gian riêng dành cho ẩm thực địa phương để phục vụ du khách và người dân bản địa.
Chợ Mèo Vạc - nơi giao lưu hàng hóa của đồng bào vùng Cao nguyên đá dịp giáp tết Nguyên Đán (Video:TTVH Mèo Vạc).
Khác với những phiên chợ ở các huyện vùng thấp hơn, chợ Mèo Vạc không có bóng dáng hoa đào, cành quất…Bán nhan nhản như các huyện động lực như: Bắc Quang, Vị Xuyên… Bởi người dân vùng cao nguyên đá không có thói quen, cũng như tập tục trang trí nhà cửa bằng những loài hoa, cây quả này.
Tại chợ xã Xuân Giang (huyện Quang Bình) thời điểm giáp tết cũng nhộn nhịp không kém gì chợ huyện. Cảnh người dân đi sắm tết đã thành thông lệ vào dịp cuối năm.

Những cơn mưa cuối năm không làm chùn bước người dân đi sắm tết.

Chợ xã Bằng Lang, huyện Quang Bình đông đúc không kém những chợ huyện.
Phiên chợ này thường gọi là chợ của người Tày, bởi các xã xung quanh chợ chủ yếu là đồng bào người Tày sinh sống. Đến với những phiên chợ mang đậm bản sắc văn hóa như Hà Giang, du khách sẽ hiểu được trải nghiệm thực tế về cuộc sống, con người ở vùng đất phên dậu của tổ quốc.
Gửi bình luận