Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Mỗi ngày các dòng sông Hà Nội nhận 600.000 m3 nước thải

Nhà nước và Pháp luật
29/10/2019 09:39
Nguyễn Dương
aa
Theo Dữ liệu tổng hợp của Ngân hàng Thế giới (World Bank) về nước thải của Hà Nội, mỗi ngày các con sông như Tô Lịch, Sét, Lừ, Kim Ngưu, Nhuệ phải nhận tới 600.000 m3 nước thải và trở thành nguồn ô nhiễm lộ thiên nguy hiểm.


Sông Tô Lịch là một dòng sông chảy qua nhiều quận nội thành của Thủ đô Hà Nội. Ngày nay, sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đang làm cho con sông này ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Nước thải của gần 7 triệu người dân, các bệnh viện, nhà máy, khu công nghiệp… ở Hà Nội thải ra 5 con sông chính là sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét, Lừ và Nhuệ.

Theo Dữ liệu tổng hợp của Ngân hàng Thế giới (World Bank) về nước thải của Hà Nội, mỗi ngày các con sông như Tô Lịch, Sét, Lừ, Kim Ngưu, Nhuệ phải nhận tới 600.000 m3 nước thải và trở thành nguồn ô nhiễm lộ thiên nguy hiểm.

Đặc biệt, mới chỉ có 22% lượng nước thải được xử lý, còn lại vẫn chưa qua xử lý và xả trực tiếp ra các sông, hồ trên địa bàn thành phố. Lượng bùn tích tụ, lắng đọng lâu ngày gây ra mùi hôi thối nồng nặc. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng vứt, xả rác xuống dòng sông gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị, khiến cho tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng.

Anh277.

Cùng với sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ hợp thành hệ thống tiêu nước cho thành phố Hà Nội. Sông Lừ là một trong 5 dòng sông ở Hà Nội nước đen ô nhiễm quanh năm.

Ô nhiễm nguồn nước ở sông Tô Lịch ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người dân sống ở khu vực dọc 2 bên sông trong nhiều năm qua và tác động xấu tới hệ sinh thái thủy sinh, làm giảm khả năng phục hồi đa dạng sinh học.

Không chỉ có sông Tô Lịch, tại các sông khác của Hà Nội như sông Lừ, sông Nhuệ, sông Kim Ngưu... tình trạng ô nhiễm cũng đang ở mức báo động. Ở nhiều đoạn, lòng sông chẳng khác gì ao tù, nước đen đặc, nổi váng, bốc mùi xú uế nồng nặc, ruồi nhặng bu kín...

Hàng chục năm qua người dân sinh sống dọc hai bên bờ của những dòng sông trên vẫn tìm cách sống chung với cảnh ô nhiễm.

Bà Nguyễn Thị Hương (ở phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) cho biết: Đoạn sông Tô Lịch chảy qua địa bàn phường Yên Hòa đang ngày một cạn kiệt và cứ sau mỗi trận mưa, trời nắng lên hoặc nổi gió thường xuất hiện hơi độc từ dưới sông bốc lên rất khó chịu.

"Các hộ kinh doanh hàng quán dọc bờ sông luôn bị nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi... Không ít gia đình sống tại đây vì không chịu nổi không khí ô nhiễm, đành phải cho thuê lại nhà, chuyển tới nơi khác sinh sống. Có thể thấy ngần ấy năm trôi qua, dòng sông Tô Lịch này vẫn nguyên chỉ là một màu đen kịt, mức độ ô nhiễm ở đây thì đủ loại, đặc biệt phải kể tới mùi hôi thối đặc trưng của nước con sông, mùi xú uế bốc lên từ xác động vật trôi nổi... Nên dù có thể giờ đây dòng sông đen hơn, nặng mùi hơn người dân cũng không còn sức kêu than nữa" - bà Hương chia sẻ.

Anh278.

Sông Tô Lịch ô nhiễm, bốc mùi hôi thối khó chịu.

Cũng giống như bà Hương, bà Vũ Thị Hoàn (ở đường Tam Trinh, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) sống gần sông Kim Ngưu chia sẻ: “Sông bẩn lắm, ai cũng tiện tay là vứt rác xuống. Khổ nhất là những hôm trời nắng nóng, mùi bốc lên không chịu được. Tôi trước kia hay đi tập thể dục dọc đoạn sông này, nay phải bỏ vì mùi thối cứ xộc vào mũi, gây bệnh tật!”.

Anh279.

Công nhân môi trường nạo vét bùn ở sông Kim Ngưu.

"Khi nào trời mưa là mùi hôi thối bốc lên dữ lắm. Trước đây, sông Lừ mới làm sạch lắm, các cô rửa rau, tắm giặt ở đây mà, còn bây giờ có ai dùng nữa đâu. Các bà ở đây cũng trách nhiệm lắm, nhìn thấy ai vứt rác xuống sông là cũng nhắc, và cũng thường xuyên vệ sinh nhưng mình làm sao mà chủ động được vì không biết rác ở đâu chảy về đây” - Bà Nguyễn Thị Năm (phố Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) nói.

Anh280.

Rác, rong rêu ô nhiễm phủ một lớp dày trên mặt sông Lừ.

Khi trao đổi với phóng viên, những người dân sinh sống tại sông Sét, Nhuệ cũng chia sẻ tương tự các hộ dân sống ở gần các con sông nói trên.

Theo một chuyên gia về lĩnh vực môi trường, sự ô nhiễm của các dòng sông nói trên chính là nơi sản sinh ra các các vi khuẩn có hại như Coliform, E.coli gây bệnh tật cho con người.

Anh281.

Sông Nhuệ nước đen kịt, bốc mùi hôi thối.

Nhiều năm qua, thành phố Hà Nội cũng đã có nhiều cố gắng, quan tâm đến vấn đề xử lý sông Tô Lịch và các sông, hồ bị ô nhiễm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa giải quyết được triệt để vấn đề này. Trong khi đó, người dân, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ hàng ngày sống cạnh các dòng sông chết, bốc mùi ô nhiễm nồng nặc không biết kêu ai.

Chính vì vậy, người dân Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là những hộ dân sinh sống dọc các con sông ô nhiễm nói trên mong muốn chính quyền Hà Nội cần quyết liệt hơn nữa trong việc xử lý vấn đề này.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hơn 100 đại biểu đại diện chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến của tỉnh Nghệ An tham gia Chiến dịch về tham dự.
Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

English Challenge là Cuộc thi tiếng Anh dành cho sinh viên và học sinh đam mê tiếng Anh, là nơi để sinh viên tỏa sáng tài năng và tăng cường sự kết nối.
Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Chỉ vì giải quyết khó khăn trước mắt mà không ít người lao động đã rút BHXH một lần, nhưng khi về già mới thấy được khó khăn, thiệt đủ đường.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.