Hà Nội 18 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 19 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 17 °C
  • Hà Nội Hà Nội 18°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 19°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 17°C

Làm gì để lao động di cư không né tránh pháp luật?

Nhà nước và Pháp luật
03/12/2018 07:03
Hồng Minh
aa
Ly hương, rời gia đình ra thành phố kiếm kế sinh nhai, những người đàn ông và đàn bà không thể đoán định được điều gì đang đợi mình phía trước. Có thể là đổi đời, nhưng cũng có thể là chịu thiệt vì chưa am hiểu pháp luật...


Cần có giải pháp tổng thể để pháp luật bảo vệ được người lao động di cư. (Ảnh minh họa)
Cần có giải pháp tổng thể để pháp luật bảo vệ được người lao động di cư. (Ảnh minh họa)

Đổi đời nhờ những công việc nhỏ

Đó là câu chuyện của chị Lê Thị Xuyến, một nữ lao động di cư từ Hưng Yên lên Hà Nội. Quyết định lên Hà Nội mưu sinh đến với chị Xuyến sau chuỗi ngày vất vả làm ruộng chỉ mong đủ tiền nuôi hai con ăn học cùng chồng. Công việc nặng nhọc, thậm chí chấp nhận vay nặng lãi để đầu tư vào mấy sào ngô, thước lúa nhưng rồi đến vụ thu hoạch vẫn “xôi hỏng bỏng không” khiến gia đình lâm vào nợ nần túng thiếu.

Duy trì thúng xôi ở vỉa hè Hà Nội được 3 năm, chị Xuyến chuyển sang bán quần áo rong ruổi khắp các chợ trong quận Hoàng Mai. Chăm chỉ làm việc, chi tiêu tằn tiện, ban đầu chị Xuyên đều đặn gửi tiền về cho nuôi con ăn học.

Sau đó, chị bàn với chồng chuyển cả nhà lên Hà Nội để con trai có điều kiện học tốt hơn. Khoe căn nhà 22m2 trên mảnh đất nhỏ vừa mua chị Xuyến tự nhủ: “Quyết định rời quê ngày nào là không sai lầm. Tuy hành trình mưu sinh tuy gian nan nhưng rồi cũng có trái ngọt”.

Hôn nhân tan vỡ, chị Hà Thị Thanh ở Phú Thọ một mình cày cấy 7 sào ruộng. Nhưng ở vùng đất trung du, một năm chỉ trồng được một vụ lúa, chị phải vắt kiệt sức để lao động nuôi con. Thấy chị khổ quá, có người bạn mách mối, năm 1994, chị xuống Hà Nội làm nghề giúp việc.

Sau gần 25 năm đi làm, từ hai bàn tay trắng, chị Thanh đã tích cóp xây dựng được một căn nhà rộng rãi, khang trang và còn đầu tư được một quán cà phê cho con dâu. “Lúc đầu khi mới xuống Hà Nội cũng mặc cảm ghê lắm vì nghĩ nghề giúp việc là nghề đi ở.

Tôi giấu mọi người, chỉ nói là đi làm việc ở Hà Nội. Nhưng bây giờ với tôi nghề giúp việc gia đình là nghề có giá, thu nhập cao hơn hẳn so với làm nông nghiệp ở quê. Nhờ đó mà gia đình tôi đổi đời”, chị Thanh kể.

Câu chuyện đổi đời của chị Xuyến, chị Thanh là những ví dụ minh chứng cho vấn đề đóng góp của lao động di cư vào phát triển kinh tế - xã hội. Nói về vấn đề này, TS Trần Thị Hồng (Mạng lưới Hành động vì lao động di cư – M.net) nhấn mạnh, lao động di cư đã có những đóng góp về kinh tế, cụ thể là tăng thu nhập cho bản thân và gia đình.

Với mức thu nhập dao động 4 - 10 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào từng công việc, người di cư có nguồn thu nhập cao hơn đáng kể so với trước đó làm nông nghiệp, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống và dần dần có tích lũy tài sản.

Dưới góc độ xã hội, người lao động di cư ngày càng nhận thức tốt hơn về giá trị bản thân cũng như công việc của mình. Về mặt vật chất, thu nhập từ công việc lao động là nguồn kinh phí dành cho các thành viên trong gia đình được tiếp cận với giáo dục như đi học đại học, tham gia đào tạo nghề, học ngoại ngữ, tin học.

Bên cạnh đó, đa phần các gia đình lao động di cư đều được cải thiện về dinh dưỡng, nâng cao chăm sóc sức khỏe nhờ thay đổi nhận thức và kinh tế. Bình đẳng giới trong gia đình lao động di cư cũng được cải thiện. Ngoài ra, lao động di cư góp phần vào quá trình chuyên môn hóa nghề nghiệp trong xã hội với sự phát triển đội ngũ lao động giúp việc gia đình, thu gom rác, xe ôm…

Khó tiếp cận việc làm bền vững vì hạn chế pháp luật

Tuy nhiên, cũng theo TS. Trần Thị Hồng: “Do trình độ học vấn thấp, thiếu kỹ năng nghề nghiệp, hạn chế hiểu biết pháp luật… nên lao động di cư gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận việc làm bền vững”.

Bộ luật Lao động và Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động, trong đó quy định lao động là người giúp việc gia đình phải ký kết hợp đồng lao động; quy định cụ thể về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; an toàn vệ sinh lao động; giải quyết tranh chấp lao động...

Hợp đồng lao động bằng văn bản nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động và chủ sử dụng lao động về thỏa thuận tiền lương, chế độ an sinh xã hội. Tuy nhiên, phần lớn nữ lao động di cư, lao động khu vực phi chính thức lại rất ngại ngần nhắc tới vấn đề này.

Chị Nguyễn Thị Lộc, quê ở Nghi Xuân (Thanh Hóa) làm nghề giúp việc gia đình tại khu Royal City – phường Thượng Đình (Hà Nội) đã 5 năm và từng chuyển qua làm cho nhiều gia đình khác nhau. Tuy nhiên, chị Lộc cho biết chưa bao giờ đặt bút ký bản hợp đồng lao động nào với chủ nhà. Toàn bộ thỏa thuận về lương thưởng, chế độ nghỉ ngơi, lễ tết, ốm đau… đều được 2 bên thống nhất bằng… miệng.

Theo chị Lộc, nghề giúp việc vốn rất đặc thù là sống cùng với chủ nhà như một thành viên trong gia đình. Vì vậy, mối quan hệ làm công nhưng chủ yếu dựa trên lòng tin là chính. Trên thực tế, có những lúc xảy ra mâu thuẫn, cãi vã không thể thỏa thuận được, thì theo chị Lộc, “cũng không có cơ sở nào để mà đối chất. Thôi thì cả người giúp việc và gia chủ cùng chịu thiệt, đành tặc lưỡi cho qua và tìm kiếm nơi làm việc mới”.

Bên cạnh việc phần lớn lao động di cư, lao động tự do rất “ngại” ký hợp đồng bằng văn bản bởi chưa thật sự hiểu hết những lợi ích cũng như ngại với sự ràng buộc “giấy trắng mực đen” những vấn đề liên quan tới pháp luật, thì bà Nguyễn Thu Giang, Viện Phó Viện Phát triển Cộng đồng Ánh Sáng - LIGHT cho rằng còn lỗ hổng khá lớn là về vấn đề giám sát thực thi luật.

Hiện nay rất thiếu bộ máy giám sát, đặc biệt ở xã, phường chỉ có một cán bộ phụ trách về lao động, nhưng có tới vài ngàn lao động giúp việc. Trong khi đó, đặc thù của nghề giúp việc lại ẩn sâu trong mỗi gia đình. Chính vì vậy cần phải có giải pháp tổng thế là phối hợp, từ người dân trong tổ dân phố, tổ trưởng dân phố, chính chủ sử dụng lao động và người giúp việc… đều được nâng cao nhận thức về việc ký kết hợp đồng lao động để đảm bảo được những quyền lợi, về an sinh xã hội…

“Việc thực thi chưa tốt những quy định liên quan tới ký kết hợp đồng lao động, trước tiên phải nói tới ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt. Đặc biệt, ý thức của người lao động về quyền của mình, nên phần lớn lao động giúp việc gia đình không yêu cầu thực hiện quyền đó.

Trên thực tế, rất nhiều chị em lao động di cư còn tìm cách… né tránh tất cả những vấn đề về mặt pháp lý để giảm thiểu chi phí. Trong khi họ không hiểu đó chính là cơ sở pháp lý để giảm thiểu rủi ro cho cả hai bên người lao động và chủ sử dụng” – bà Giang nhấn mạnh.

bài liên quan
Hà Nội: Người dân miệt mài mưu sinh trong đêm giá rét

Hà Nội: Người dân miệt mài mưu sinh trong đêm giá rét

Đêm 22 và rạng sáng 23/1, nhiệt độ tại TP Hà Nội giảm xuống thấp còn 8 - 10 độ C do ảnh hưởng của không khí lạnh cường độ mạnh.
Thông tin mức thưởng Tết cao kỷ lục năm 2024

Thông tin mức thưởng Tết cao kỷ lục năm 2024

Nhiều Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã công bố lương, thưởng Tết năm 2024, trong đó, mức thưởng cao nhất hơn 5,6 tỷ đồng.
Không để người dân chậm về quê ăn Tết vì thiếu phương tiện

Không để người dân chậm về quê ăn Tết vì thiếu phương tiện

Ngày 15/12 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký chỉ thị yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Chi tiết lịch nghỉ tết Dương lịch 2024 và tết Nguyên đán Giáp Thìn

Chi tiết lịch nghỉ tết Dương lịch 2024 và tết Nguyên đán Giáp Thìn

Năm 2024, Tết Dương lịch rơi vào thứ Hai, vì vậy đối với các đơn vị có lịch nghỉ cố định hàng tuần 2 ngày thứ Bảy, Chủ nhật, người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày liên tục.
Trắng đêm mưu sinh Hà Nội phố, hiểm nguy trực chờ

Trắng đêm mưu sinh Hà Nội phố, hiểm nguy trực chờ

Dưới cái se lạnh của đêm Hà Nội, những chiếc xe bán hàng rong lung linh ánh đèn đang được con người lái đi khắp đường phố để mưu sinh trong đêm đông lạnh giá.
Đồng Nai: Xây dựng lực lượng tự vệ tại các doanh nghiệp có tổ chức Đảng

Đồng Nai: Xây dựng lực lượng tự vệ tại các doanh nghiệp có tổ chức Đảng

Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh việc thành lập lực lượng tự vệ có mục đích là bảo vệ tài sản, tính mạng nhà đầu tư.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng yêu cầu rà soát, bãi bỏ các chứng chỉ không cần thiết

Thủ tướng yêu cầu rà soát, bãi bỏ các chứng chỉ không cần thiết

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu rà soát, bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn các loại chứng chỉ trùng lặp về nội dung.
Agribank bán đấu giá 2 tài sản bảo đảm khoản vay của Công ty Ngôi Nhà Mới

Agribank bán đấu giá 2 tài sản bảo đảm khoản vay của Công ty Ngôi Nhà Mới

Theo đó, Agribank đang rao bán 2 bất động sản là tài sản đảm bảo cho khoản vay của Công ty CPTM Ngôi Nhà Mới - doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Lã Vọng.
Vùng 2 Hải quân đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì

Vùng 2 Hải quân đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì

Sáng 19/3, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì và kỷ niệm 15 năm ngày thành lập.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY
xe tai bi xe ban tai huc truc dien khi di qua nga tu

Xe tải bị xe bán tải "húc" trực diện khi đi qua ngã tư

Vụ va chạm xảy ra vào ngày 3/3/2024, tại ngã tư Xuân Lai, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Hình ảnh ghi lại được cho thấy, một chiếc xe tải đang bấm còi cảnh báo rồi di chuyển qua ngã tư. Vài giây sau, một chiếc xe bán tải từ bên phải lao tới, tông thẳng vào hông chiếc xe này. Cú tông mạnh khiến chiếc xe bán tải bị hư hỏng nặng phần đầu. Toàn bộ diễn biến sự việc đã được camera giám sát ghi lại. Đoạn clip sau khi đăng tải lên mạng xã hội đã nhận về nhiều sự quan tâm, chú ý và ý kiến bình luận. Nhiều người đưa ra nhìn nhận về việc xe bán tải đã đi quá nhanh khi qua khu vực ngã tư dẫn đến vụ va chạm này.