Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý toàn cầu (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam) cho biết:
“Trong những năm qua, trước những tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong những nước đã xảy ra nhiều trận động đất, và dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên kiến thức về động đất, sóng thần và các giải pháp phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro của cộng đồng dân cư và các cấp quản lý đang còn hạn chế. Việc tuyên truyền phổ biến kiến thức về động đất và các kỹ năng phòng tránh rủi do động đất cho cộng đồng sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro và nâng cao kỹ năng ứng phó.”
Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự được nghe phổ biến kiến thức về động đất và các kỹ năng phòng tránh rủi ro; các báo cáo tham luận từ chuyên gia.
Cụ thể: những kiến thức cơ bản về động đất cần làm rõ trong hoạt động báo tin, thông tin về động đất; Hoạt động quan trắc, xử lý và báo tin động đất tại Việt Nam, năng lực và hình thức; Mức độ nguy hiểm động đất tại các vùng lãnh thổ của Việt Nam; Hợp tác quốc tế trong báo tin động đất và cảnh báo sóng thần tại Việt Nam; Các kỹ năng phòng tránh rủi ro động đất...
Cho đến nay chưa có quốc gia nào trên thế giới có thể dự báo chính xác (dự báo ngắn hạn) về thời gian sẽ xảy ra động đất (chỉ có thể dự báo dài hạn về động đất). Điều này dẫn đến việc ứng phó với động đất gặp rất nhiều khó khăn.
Vì vậy, hiểu biết về những biện pháp phòng tránh, là cơ sở đầu tiên giúp giảm nhẹ thiệt hại khi có động đất xảy ra.
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu, mặc dù không nằm trên "vành đai lửa” của các tâm chấn động đất mạnh trên thế giới, Việt Nam vẫn có mối hiểm họa động đất khá cao.
Những trận động đất mạnh nhất với độ lớn (Magnitude-M) đạt tới 6,7-6,8 đã được ghi nhận trong lịch sử, điển hình như trận động đất năm 1935 tại Điện Biên M= 6,7, Tuần Giáo năm 1983 là M=6,8. Chỉ tính riêng từ năm 1903 đến năm 2021, hệ thống trạm địa chấn quốc gia đã ghi nhận trên 545 trận động đất với độ lớn trên dưới 4,0 ( động đất cơ độ lớn nhỏ, nhẹ) xảy ra tại khu vực Tây Bắc lãnh thổ nước ta.
Theo nghiên cứu có tổng cộng 46 hệ thống đới đứt gãy sinh chấn chính trên lãnh thổ, thềm lục địa và Biển Đông Việt Nam. Đây chính là nguồn nguy cơ tiềm ẩn hiểm họa động đất có thể xảy ra bất kỳ lúc nào tại Việt Nam trong tương lai. Bên cạnh đó, hoạt động của hệ thống các đập thủy điện trên khắp lãnh thổ Việt Nam cũng có thể trở thành nguồn gây động đất kích thích.
Lê Hải
8 nhóm giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành du lịch
Theo Tổng cục Du lịch, ngày 18/5, Diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh với Chuyên đề 2 “Chuyển đổi số - động lực phát triển bền vững”...
U23 Việt Nam quyết thắng để về Mỹ Đình mở hội
Không ngạc nhiên khi U23 Việt Nam, Thái Lan được đánh giá là sẽ đi tiếp. Nếu trường hợp này xảy ra sẽ là trận chung kết trong mơ tại Mỹ Đình.
Sắp khởi tranh giải đua xe đạp vòng quanh núi Tà Cú huyện Hàm Thuận Nam
Giải đua hướng tới việc phát triển loại hình thể thao gắn với quảng bá du lịch sinh thái trên địa bàn huyện, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích...
Khán giả phủ kín khán đài sân đấu Futsal SeaGames 31 tại Hà Nam
Theo lịch thi đấu, ngày 19/5 sẽ diễn ra chung kết futsal nữ và ngày 20/5 sẽ là trận chung kết nam.
Bình luận