Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Cơ cực nghề làm heo đất

Nhà nước và Pháp luật
24/01/2019 18:00
Bùi Yên
aa
Ký ức tuổi thơ về niềm vui có con heo đất đựng tiền lì xì, chắc ai cũng có. Kỷ niệm là vậy nhưng có lẽ ít đứa trẻ nào lớn lên lại bỏ công đi tìm cách thức hình thành một chú heo đất qua bàn tay tài hoa của những người thợ.


Để heo đất ra đời, phải vất vả từ khâu chọn đất, đổ khuôn, làm rỗng ruột đến phơi khô.
Để heo đất ra đời, phải vất vả từ khâu chọn đất, đổ khuôn, làm rỗng ruột đến phơi khô.

Bí quyết làm rỗng ruột heo

Làng nghề làm heo đất ở Lái Thiêu (phường Lái Thiêu, TX Thuận An, Bình Dương) ra đời cách nay gần nửa thế kỷ. Trải qua những thăng trầm, số người theo nghề heo đất vơi đi gần hết.

Thuở xưa, làng làm heo đất có gần 200 hộ làm nghề. Dọc hai bên đường, heo to, heo nhỏ, đứng, ngồi, nằm, đủ màu sắc trưng bày thu hút người mua. Nhưng nghề truyền thống khó giữ, khó tồn tại một cách đủ đầy khi kinh tế phát triển. Nay Lái Thiêu chỉ còn khoảng 20 hộ dân làm nghề heo đất.

“Nghề này khó thuê người làm vì vất vả, tối ngày vật lộn với đất, với cái nóng. Người ta so sánh làm công nhân lương tháng 7 – 8 triệu đồng mà lại có bảo hiểm, có chế độ. Còn làm nghề này, lương cũng thế nhưng không có thêm quyền lợi khác”, ông Nguyễn Văn Bình (sinh năm 1955, ngụ phường Lái Thiêu, TX Thuận An, Bình Dương) bộc bạch.

Những ngày giáp Tết Kỷ Hợi, ở làng heo đất Lái Thiêu, người trẻ, người già, kẻ có thâm niên đôi ba chục năm, người mới vào nghề vẫn đang miệt mài, chạy đua cho ra lò những chú heo đất thật đẹp nhằm cung cấp cho thị trường. Tết con heo, nhiều gia đình muốn nuôi một heo đất thật đẹp, hợp phong thủy, cầu tài lộc.

Chúng tôi ghé thăm lò heo đất của ông Nguyễn Văn Bình (sinh năm 1955, ngụ phường Lái Thiêu), người có thâm niên làm nghề heo đất 5 năm. Lưng trần, người đầy đất sét, mồ hôi nhễ nhãi, ông Bình lúi cúi lùa từng khúc củi to, dài vào lò nung. Mẻ heo đất sắp chín nên cần đều tay cho đủ lửa.

Ông Bình kể: “Lái Thiêu là vùng đất làm gốm hàng trăm năm qua do người Hoa mang theo khi di cư đến Việt Nam. Nghề heo đất cũng xuất phát từ đây. Ngày xưa, nghề thịnh vượng nhưng giờ dần mai một”.

Để cho ra một chú heo đất ngộ nghĩnh, xinh xinh, phải mất rất nhiều công đoạn. Đất sét dùng làm heo đất lấy từ vùng Tân Uyên (Bình Dương) mới đúng chuẩn. Đất sét phải dùng máy đánh cho đều, nhuyễn tạo nên sự kết dính vững chắc khi khô.

Công đoạn tiếp theo là đổ đất sét vào khuôn tạo hình heo đất. Đây là giai đoạn quan trọng và lý giải tại sao heo đất rỗng ruột bên trong. Có đủ loại khuôn lớn bé, mỗi khuôn do bốn mảnh ghép lại và cố định bằng dây.

Đất sét lỏng được đổ đầy vào khuôn thông qua hai lỗ ở chân. Lúc này, heo đất đang đặc ruột. Vậy người ta làm sao để rỗng ruột cho heo đất? Rất đơn giản. Khuôn heo đất lúc nào cũng khô, hút nhiều nước. Do đó, phần đất sét lỏng tiếp xúc với khuôn sẽ khô nhanh cứng hơn phần bên trong.

Kinh nghiệm nhiều đời truyền lại, sau khi đổ đất sét vào khuôn tầm 20 phút, người thợ lại đổ ngược phần đất sét ra ngoài. Lớp đất sét khô nhanh, bám vào khuôn tạo hình heo đất và phần đất sét lỏng bị đổ ra ngoài sẽ tạo ra sự rỗng ruột bên trong heo đất.

Bí quyết này, theo ông Bình không rõ từ đâu đến, do ai nghĩ ra, ông chỉ biết người đi trước truyền lại cho người đi sau. “Nhiều người cứ nghĩ, người thợ sẽ đúc khuôn trong khuôn ngoài. Nhưng nếu như vậy, khi đất sét khô lại, tạo hình con heo đất thì làm sao lấy khuôn bên trong ra. Không lẽ mình xẻ đôi. Làm như thế mất nhiều công sức, không đạt kinh tế”, ông Bình nói.

Sau đó, phơi heo đất tầm vài tiếng, người thợ tháo phần khuôn ở đế và dùng đất sét vá hai lỗ ở chân lại (nơi đổ đất sét từ trong khuôn ra ở giai đoạn tạo hình heo đất – PV). Vá xong, người thợ mới tháo khuôn. Lúc này, heo đất đã thành hình thô nhưng chưa chắc chắn, dễ vỡ.

“Nếu ngày nắng đẹp, heo đất sẽ được phơi thêm một ngày nữa mới đạt độ cứng cần thiết trước khi cho vào lò nung. Ngày mưa hoặc âm u thì phải phơi mấy ngày. Sau khi phơi xong, heo đất sẽ được xếp vào lò nung, mỗi mẻ cho khoảng 2.000 con heo đất. Giống như các lò nung gạch, lò nung heo đất được đắp kín, hình mái vòm và có nhiều lỗ để đút củi vào. Mỗi lần nung phải mất 12 tiếng, heo đất mới chắc chắn”, ông Bình giải thích.

Lò tạo hình, lò… trang điểm

Cơ cực nghề làm heo đất

Cứ bốn ngày ông Bình cho một mẻ heo đất ra lò. Giá mỗi con heo đất từ 5.000 – 10.000 đồng, tùy theo loại to, nhỏ. Trừ hết chi phí, ông lãi khoảng ba triệu đồng. Giáp Tết Kỷ Hợi này, lượng hàng tăng nhiều nhưng ông Bình bất lực vì không thể mướn được người làm. Thế nên, ông Bình chỉ làm công đoạn heo đất thô rồi bán cho các cơ sở trang trí.

Theo chỉ dẫn của ông Bình, chúng tôi đến cơ sở tô “trang điểm” heo đất của chị Tạ Thị Ngọc Lan có thâm niên trong nghề 30 năm. Vợ chồng chị Lan đang tất bật cùng với ba công nhân khác đang tô màu, vẽ đường nét cho những chú heo đất.

Cả cơ sở đủ màu sắc, từ chú heo đất vàng có kim tuyến lấp lánh đến heo đất tô màu giống gấu trúc, heo đất cách điệu… Mẫu mới nhất mà chị Lan vừa đóng gói cho các cửa hàng là heo đất dành riêng cho Tết Kỷ Hợi. Những chú heo đất lớn có khắc hình đồng tiền hoặc câu chúc “vạn sự như ý”…

Chị Lan cho hay: “Mẫu mới thì phải tạo khuôn mới, cực lắm nên chỉ có vài lò làm được. Mình lấy về tô màu, bỏ mối thử. Ai ngờ cháy hàng, nhưng số lượng có hạn nên khó cung ứng được”.

Cả nhà chị Lan đều làm nghề này, em trai chị đang có lò heo đất ở Tân Phước Khánh (Tân Uyên, Bình Dương). “Coi nhẹ nhàng vậy chứ nghề này cực và độc hại lắm, không phải ai cũng làm được đâu. Người nào mới làm thì chỉ được tô màu những chú heo đất có một màu, người có thâm niên mới được vẽ hoa, vẽ chữ trên thân. Ngày nào cũng phải tiếp xúc với sơn, váng đầu chứ không phải chơi”, chị Lan chia sẻ. Một ngày, người thợ có thể sơn cả ngàn con heo đất nhỏ, nhưng với heo lớn, hoặc có vẽ họa tiết thì chỉ làm vài trăm con là cùng.

Tưởng chừng đơn giản nhưng cũng phải trải qua nhiều công đoạn, heo đất thô mang về phải dùng giấy nhám chà cho láng, không còn các cạnh thừa.

Sau đó, người thợ tô sơn, vẽ họa tiết. Sơn phải được pha thế nào cho thật loãng, có độ bám dính cao và nhanh khô. “Cái này là do kinh nghiệm mình làm nhiều năm chứ không có sách vở gì. Ngày xưa làm gì có chuyện heo đất được sơn màu. Việc này không khó nhưng đòi hỏi người làm phải cần mẫn và khéo léo”, chị Lan tâm sự.

Khu trưng bày heo đất của cơ sở chị Lan có hàng ngàn chú heo đủ sắc màu, được kẻ mắt, chân mày, tô son điệu đà. Vẫn là những đường nét trang trí truyền thống ngày xưa như chiếc lá, búp sen, hoa hồng. Mỗi ngày cơ sở cho ra lò khoảng 1.300 chú heo đất.

Dịp Tết này, nhu cầu heo đất tăng vùn vụt, cơ sở chị Lan phải làm việc từ 3h sáng đến tận 21h đêm mới kịp hàng giao cho các nơi. Dù mệt nhưng có thêm thu nhập, bởi công nhân làm ăn theo sản phẩm nên ai nấy cũng phấn khởi, thậm chí có người còn kêu cả chồng, con đến phụ.

bài liên quan
Năm Hợi, về xứ Quảng nghe kể chuyện nghề bồng heo lấy may

Năm Hợi, về xứ Quảng nghe kể chuyện nghề bồng heo lấy may

Cả xứ Quảng, gần như ai cũng thân quen với sự ra đời và hoạt động tấp nập của một khu chợ đặc biệt - Chợ heo Bà Rén (xã Quế Xuân 1, Quế Sơn, Quảng Nam). Với niên đại hơn nửa thế kỷ, chợ trở thành điểm đầu mối mua bán heo (lợn) lớn nhất nhì cả nước. Nhưng ở đây, còn có nghề độc đáo không phải ai cũng biết: “Nghề ẵm heo thuê lấy hên”.
Năm Hợi, về xứ Quảng nghe kể chuyện nghề bồng heo lấy may

Năm Hợi, về xứ Quảng nghe kể chuyện nghề bồng heo lấy may

Cả xứ Quảng, gần như ai cũng thân quen với sự ra đời và hoạt động tấp nập của một khu chợ đặc biệt - Chợ heo Bà Rén (xã Quế Xuân 1, Quế Sơn, Quảng Nam). Với niên đại hơn nửa thế kỷ, chợ trở thành điểm đầu mối mua bán heo (lợn) lớn nhất nhì cả nước. Nhưng ở đây, còn có nghề độc đáo không phải ai cũng biết: “Nghề ẵm heo thuê lấy hên”.
Khám phá những địa điểm ấn tượng đón Xuân Kỷ Hợi trên thế giới

Khám phá những địa điểm ấn tượng đón Xuân Kỷ Hợi trên thế giới

Nếu bạn đang có mặt tại Việt Nam, Hong Kong, Hàn Quốc hay bất kỳ nơi nào trên thế giới có ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Trung Hoa, thì đây là lúc để tận hưởng một dịp Tết Nguyên Đán đáng nhớ, chào mừng Xuân Kỷ Hợi. CNN đã liệt kê 13 địa điểm tuyệt vời để bạn và gia đình cùng đón Xuân Kỷ Hợi.
HH Dương Thuỳ Linh: “Có mẹ ở bên là thấy mùa xuân”

HH Dương Thuỳ Linh: “Có mẹ ở bên là thấy mùa xuân”

Trước khi bước sang thềm năm Kỷ Hợi, HH Dương Thuỳ Linh chia sẻ bộ ảnh tình cảm của cô bên mẹ ruột. Đây là lần hiếm hoi ‘gái một con’ cùng mẹ lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ.
Xu hướng thời trang không bao giờ lỗi “mốt” dịp Tết

Xu hướng thời trang không bao giờ lỗi “mốt” dịp Tết

Áo dài là trang phục không thể thiếu trong các dịp lễ Tết cổ truyền, trong những năm gần đây trở thành xu hướng thời trang, có tính ứng dụng rộng khắp.
Lời chúc Tết Kỷ Hợi ý nghĩa tặng người thân, bạn bè

Lời chúc Tết Kỷ Hợi ý nghĩa tặng người thân, bạn bè

Lời chúc Tết là món quà ý nghĩa tặng người thân nhân dịp năm mới.
Mới nhất
Đọc nhiều
TP.HCM: Cơ sở chăm sóc da 3 lần bị xử phạt vì “lấn sân” phẫu thuật thẩm mỹ

TP.HCM: Cơ sở chăm sóc da 3 lần bị xử phạt vì “lấn sân” phẫu thuật thẩm mỹ

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết, đơn vị vừa phát hiện một hộ kinh doanh về chăm sóc da trên địa bàn Quận 7 ba lần bị xử phạt do lấn sân sang phẫu thuật thẩm mỹ, liên tục đổi địa bàn hoạt động.
Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Tây Bắc là một vùng đất xinh đẹp, thơ mộng với những bản làng dân tộc thiểu số mang đậm bản sắc văn hóa.
Khởi động mùa du lịch biển, lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh

Khởi động mùa du lịch biển, lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh

Thông tin được đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2024 do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.