Nhiều tình tiết ngờ bất ngờ, đầy mâu thuẫn trong vụ Giám đốc bị tố lừa đảo tại Quảng Nam?
Sau khi các cơ quan báo chí phản ánh, ông Khải đã lên tiếng khẳng định mình không lừa đảo và cung cấp tài liệu trong qúa trình thực hiện dự án EB-5 cho bà Vân nhưng chính những tài liệu mà ông Khải cung cấp đã bộc lộ nhiều bất cập và đầy mâu thuẫn.
Quảng Nam: Bí thư phường Điện Dương đánh bài ngay tại trụ sở!
Căn cứ buộc tội là văn bản hành chính liệu có thể áp dụng trong vụ án Khu dân cư làng chài Điện Dương?
Vụ cựu Chủ tịch phường Điện Dương (Quảng Nam) bị truy tố: Cần xem xét toàn diện vụ án, xử lý đúng người, đúng tội
Vụ Chủ tịch phường Điện Dương (Quảng Nam) bị truy tố: Cơ quan điều tra thừa nhận các sai sót tố tụng
Quảng Nam: Nguyên Chủ tịch phường Điện Dương bị khởi tố, nhiều "điểm mờ" cần được làm rõ, tránh gây oan sai?
Trước đó, Báo Pháp luật Việt Nam đã có bài viết “Quảng Nam: Không được cấp phép xin Visa, Giám đốc vẫn ôm tiền để thực hiện” phản ánh về việc năm 2018, bà Nguyễn Thị Từ Vân có thỏa thuận với ông Nguyễn Tấn Khải (SN 1955, tại xã Tam Đại, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) làm thủ tục đầu tư định cư tại Mỹ theo Chương trình EB-5 với số tiền là 600.000 USD.
Hai bên thống nhất, số tiền này được quy đổi thành 14 tỷ đồng, thanh toán bằng cách bà Vân sang tên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (4 thửa đất) của bà, cùng một khoản tiền mặt cho ông Khải.
Theo Biên bản đặt cọc Chương trình EB-5 ngày 24/6/2018 giữa ông Khải (đại diện cho bà Vân), có thống nhất, thỏa thuận rằng bên A (tên Tran Vinh, Công ty One Bright Life LLC làm đại diện) sẽ hoàn lại tiền cọc 100% cho bên B (tức bà Vân) trong vòng 7 ngày nếu như không thực hiện đúng theo cam kết và nghĩa vụ như đã nêu ở “Phụ lục A”.

Thư trả lời khẳng định không phải chữ ký của Luật sư Olivia Orza (tài liệu do bà Vân cung cấp).
Cũng tại biên bản cam kết này, Bên A cam kết sẽ thực hiện đúng quy trình và trách nhiệm như cam kết tại phụ lục đính kèm và phối hợp hiệu quả để hoàn thành xong thủ tục xin định cư cho nhà đầu tư và thân nhân cho bên B trước ngày 15/8/2018.
Thỏa thuận, cam kết là vậy nhưng trên thực tế, đến nay đã hơn 4 năm trôi qua ông Khải vẫn chưa hoàn thành hồ sơ cho gia đình bà Vân và bà Vân cũng chưa nhận được tài sản/ tiền hoàn trả như cam kết.
Mặc dù bà Vân nhiều lần nhắn tin, gọi điện hỏi ông Khải về thực trạng hồ sơ của mình như thế nào. Sau khi thu thập các chứng cứ chứng minh ông Khải không được phép làm hồ sơ Chương trình EB-5 nhưng vẫn ký vào các văn bản trong hồ sơ, bà Vân đã có đơn tố cáo ông Khải.
Trong đơn tố cáo ông Khải, bà Vân đã chỉ ra những tình tiết đáng ngờ có nhiều dấu hiệu mập mờ trong quá trình làm thủ tục hồ sơ định cư ở Mỹ trong dự án EB-5 như:
Cụ thể, chữ ký của bà Olivia Orza (Công ty Luật Di trú toàn cầu Oorza) trong Hợp đồng thỏa thuận ngày 13/8/2019 được bà Olivia thông báo rằng không phải là chữ ký của bà.
Còn Công ty TNHH KVC Holding LLC mà ông Khải làm đại diện để ký cam kết thực hiện Chương trình EB-5 cho gia đình bà Vân không có trong hồ sơ lưu tại bang Georgia (Mỹ).
Thậm chí, Công ty TNHH US Catfish LLC xác minh rằng Công ty TNHH KVC Holding LLC không phải là đại diện hợp pháp của họ tại Việt Nam…
Trong các tài liệu, hồ sơ được trợ lý của ông Khải cung cấp đã “hé lộ” có nhiều điểm mâu thuẫn, những tình tiết bất ngờ, cụ thể: Trong văn bản gửi các cơ quan hữu quan đề ngày 17/10/2019 về việc thông tin đầu tư EB5 của bà Vân do ông Jewwon Nathan Park chủ sở hữu của KVC Holdings.LLC, thành viên hợp danh của US Catfish Farms, LLC (Chủ sở hữu dự án EB5 -PV) đã khẳng định :“Ông Khải không có bất kỳ nghĩa vụ pháp lý nào đối với giao dịch này vì ông Khải không phải là người đại diện tổ chức cũng như những người môi giới hay người trung gian và ông Khải chỉ là một người bạn tốt của chúng tôi ( Chủ đầu tư dự án EB-5)...”.

Thông báo của ông Nathan Jowon Park, chủ sở hữu của Công ty US Catfish Farme, LLC xác nhận đã nhận đủ tiền của ông Nathan đối với số tiền 600.000 đô gửi cho bà Vân.
Mặc dù, không phải là người đại diện, người môi giới hay trung gian nhưng ông Nguyễn Tấn Khải vẫn nhận đủ số tiền 600.000 USD tương ứng với 14 tỷ đồng tiền Việt Nam vào ngày 17/12/2018 với lý do số tiền trên là chi phí của chương trình đầu định cư tại Mỹ (EB5) của 5 thành viên trong gia đình bà Nguyễn Thị Từ Vân và ông Nguyễn Tuấn.
Nếu chương trình EB5 thất bại, ông Khải cam kết sẽ hoàn trả lại số tiền nêu trên. Như vậy, việc ông Khải nhận tiền của bà Vân là không đúng với ý kiến chỉ đạo của ông Jewwon Nathan Park chủ sở hữu của KVC Holdings.LLC.
Hơn nữa, qua kiểm tra danh mục ngành, nghề kinh doanh mà Công ty TNHH Đức Quang Khải đã đăng ký, công ty này không đăng ký hoạt động dịch vụ Visa hay Chương trình EB-5", Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam khẳng định thì ông Khải lấy danh nghĩa gì để nhận tiền của bà Vân để chi phí cho chương trình đầu tư tại Mỹ.
Ông Khải đã cố tình nhận 600.000 USD tương đương với 14 tỷ đồng còn được công chứng tại Văn phòng công chứng số 1 thuộc Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam để tạo niềm tin cho tôi và gia đình...”, bà Vân bức xúc cho hay.
Cũng tại văn bản này, ông Jewwon Nathan Park chủ sở hữu của KVC Holdings.LLC cho biết: “Ngày 25/7/2018 tôi (Tức ông Jewwon Nathan Park chủ sở hữu của KVC Holdings.LLC-PV) đã bay đến Việt Nam và đã gặp bà Vân cùng chồng bà Vân là ông Nguyen Tuan tại văn phòng của ông Khải ở TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam để bàn luận, tham vấn và ký thoả thuận với bà Vân về chương trình đầu tư EB5...
Đến ngày 17/10/2018, chúng tôi nhận được toàn bộ 500.000 USD tiền góp vốn cho dự án EB-5 từ tài khoản US Bank của bà… Hiện tại, đơn xin định cư của bà Nguyễn Thị Từ Vân đã được tiến hành xử lý tại USCIS..”, văn bản của ông Nathan nêu rõ.
Tuy nhiên, trao đổi với bà Vân về văn bản này, bà Vân khẳng định: “Văn bản của ông Jewwon Nathan Park bà chưa từng được biết, ông Khải cũng không cung cấp cho bà xem.
Nghiêm trọng hơn trong văn bản này có nhiều tình tiết không đúng sự thật bởi bà chưa từng gặp ông Jewwon Nathan Park tại văn phòng của ông Khải hay bất kỳ đâu mà chỉ gặp ông Khải và thư ký của ông Khải để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của ông Khải mà thôi...”, bà Vân khẳng định.

Trả lời của Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ trong đó khẳng định thông báo này không phải là bằng chứng về việc hồ sơ đang được chờ xử lý.
Bên cạnh đó, tài liệu được thư ký của ông Khải cung cấp còn thể hiện ngày 5/2/2020, Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) thuộc Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ cũng đã có thông báo liên quan đến hồ sơ bảo lãnh định cư nước ngoài của bà Nguyễn Thị Từ Vân. Theo đó, USCIS đã nhận được đơn hoặc hồ sơ bảo lãnh định cư.
Nhưng điều kỳ lại là thông báo này của USCIS chỉ thể hiện rằng hồ sơ của bạn đã được nộp vào “ngày nhận” nêu trên.
Còn thông báo này không cấp cho bạn bất kỳ lợi ích nhập cư hoặc tình trạng lưu trú, thông báo này cũng không phải là bằng chứng về việc hồ sơ của bạn đang chờ được xử lý”- thông báo của USCIS khẳng định.
Bởi đến ngày 5/2/2020, USCIS mới phát đi thông báo là đã nhận hồ sơ của bà Vân thì không hiểu lý do vì sao trong văn bản gửi các cơ quan hữu quan, ông Jewon Nathan Park lại khẳng định là bà Vân đã trở thành thành viên của Chương trình EB5 vào ngày 15/2/2019.
Chính điều này đã khiến cho bà Vân nghi ngờ về tính xác thực của các văn bản mà ông Khải cung cấp cũng như tính pháp lý và tính chân thực của dự án này?
Theo tìm hiểu của phóng viên được biết, Công ty KVC Holdings LLC đã giải thể ngày 23/9/2005 nhưng không hiểu vì sao đến ngày 7/12/2019, ông Jewwon Nathan Park lại lấy pháp nhân là đại diện Công ty KVC Holdings LLC là Chủ Dự án đầu tư EB-5 để ký hợp đồng với bà Vân với “người đại diện” cho bà Vân là ông Khải.
Nghiêm trọng hơn, Trung tâm Thương mại Mỹ - Việt Nam cũng khẳng định Công ty KCV Holdings LLC không có đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Giấy giao nhận tiền 600.000 USD ký giữa bà Vân với ông Khải ngày 17/12/2018.
Hơn nữa, ngày 25/07/2018, tại khách sạn Bàn Thạch, Tam Kỳ, Quảng Nam, ông Khải đã ký với tư cách người đại diện bà Từ Vân chuyển 100.000 đô cho ông Nathan.
Tiếp đến, ngày 17/10/2019, ông Nathan Park đã ký văn bản gửi đến các cơ quan hữu quan xác nhận, ngày 17/10/2018, phía ông đã nhận được 600.000 đô la Mỹ cho tiền góp vốn của bà Vân và dự án EB-5 từ khoản US Bank của bà.
Theo các tài liệu các bên cung cấp cho thấy, ngày 8/7/2018, bà Từ Vân đã có tên tại tờ khai mở tài khoản tại Ngân hàng First Intercontinental Bank (thuộc Hoa Kỳ).

Tài khoản ngân hàng tại Hoa Kỳ được cho là của bà Từ Vân (Ảnh bà Vân cung cấp).
Đáng chú ý ngoài tên được in trong tờ khai hoàn toàn không có chữ ký cá nhân của bà Vân. Hơn nữa các giấy tờ được ký kết đều được bà Vân và ông Khải thực hiện tại Việt Nam. Theo phản ánh, bà Vân cho rằng bản thân chưa từng qua Hoa Kỳ để cùng mở tài khoản nào với ông Khải cả...”.
Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi ông Khải lấy căn cứ nào để đại diện bà Vân chuyển số tiền 600.000 đô (tương đương tài sản là 4 lô đất khoảng 14 tỷ đồng) ra khỏi lãnh thổ Việt Nam?
Bởi bản thân ông Khải là 1 người công dân Việt Nam khi nhận thực hiện giao dịch ở tại Việt Nam phải tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam mặc dù ông Khải có cả quốc tịch Hoa Kỳ.
Liên quan đến việc chuyển tiền đầu tư vào dự án EB-5, trả lời báo chí ông Đặng Quang Vinh - Giám đốc Công ty Khai phú Investment and Migration, một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực môi giới, tư vấn, hỗ trợ người làm hồ sơ Chương trình EB-5 cũng cho rằng: "Sau khi tìm kiếm dự án và trung tâm vùng được USCIS cấp phép kêu gọi vốn cho Chương trình EB-5, nhà đầu tư sẽ được cung cấp chi tiết tài khoản ngân hàng của dự án mà mình chuẩn bị đầu tư tại Mỹ.
Toàn bộ chi phí đầu tư phải được nhà đầu tư nộp trực tiếp vào tài khoản này, chứ không giao trực tiếp cho các cá nhân tại Việt Nam hay luật sư. Việc nộp tiền một lần hay nhiều lần tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng...”.
Tuy nhiên qua trao đổi, ông Khải luôn khẳng định: “Ông không lừa đảo bởi hồ sơ của bà Vân đang tiến hành được Sở di trú và nhập tịch Hoa Kỳ cùng với Bộ an ninh nội địa Hoa Kỳ đã có chứng nhận mã hồ sơ cho bà Vân rồi đang chờ đi phỏng vấn thôi...
Hiện tại, chủ dự án EB5 đã có thông báo về tình trạng hồ sơ cho bà rất rõ ràng về lý do vì sao mà hồ sơ bị chậm, kể cả bà việc bà Vân không đi nữa thì bà Vân phải làm đơn và chờ phía Chủ đầu tư dự án EB5 giải quyết theo đúng quy định của pháp luật Hoa Kỳ chứ không thể giải quyết ngày một ngày hai được...Đồng thời, ông Khải còn cho rằng, những thông tin bà Vân cung cấp liên quan đến trả lời của Trung tâm Thương mại Mỹ - Việt là “không có thật”. ông Khải cho hay.
Như vậy, Công ty KCV đã giải thể, không có địa diện tại Việt Nam và bản thân ông Khải không đăng ký hoạt động dịch vụ Visa hay Chương trình EB-5 tại tỉnh Quảng Nam và việc chuyển tiền đầu tư có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật về đầu tư, các quy định của ngân hàng nhà nước nhưng vẫn đứng ra thu tiền và hứa hẹn để đưa bà Nguyễn Thị Từ Vân qua Mỹ là đúng hay không rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam tránh việc khiếu kiện khiếu nại, kéo dài.
Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.
Gửi bình luận