Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định đương sự có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định pháp luật.



Những trường hợp được đề nghị thay đổi Thẩm phán

Theo khoản 14 Điều 70 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 thì đương sự có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định pháp luật.

Đương sự trong vụ án dân sự theo khoản 1 Điều 68 BLTTDS 2015 là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

tham-quyen-xem-xet-lai-quyet-dinh-cua-HDTPTANDTC

Hình minh họa.

Theo định pháp luật, những trường hợp sau đây phải thay đổi Thẩm phán: Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự; Người thân thích của đương sự là người có quan hệ sau đây với đương sự: Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự;

Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự; Là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đương sự; Là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

Căn cứ: Khoản 2 Điều 13 Nghị quyết 03/2013/NQ-HĐTP:

Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.

Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 46 của BLTTDS thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế,...) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Ai có quyền quyết định việc thay đổi Thẩm phán?

Trước khi mở phiên tòa, theo quy định pháp luật, việc thay đổi Thẩm phán do Chánh án Tòa án quyết định.

Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định việc thay đổi Thẩm phán như sau:

Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định;Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh đó quyết định;Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao thì do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán do Hội đồng xét xử quyết định.

Có thể bạn quan tâm

Gửi bình luận