Hà Nội 33 °C
TP Hồ Chí Minh 35 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 34 °C
  • Hà Nội Hà Nội 33°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 35°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 34°C

Lãng phí nghiêm trọng làm mất đi cơ hội phát triển

Dự án
06/11/2022 09:25
Trần Hà
aa
Lãng phí đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng đến việc khai thác, phát huy các tiềm lực phát triển đất nước.


Tin nên đọc

Tình trạng lãng phí kéo dài đang như những “tổ mối” hàng ngày làm rỗng “thân đê”, gây thất thoát ngân sách, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân. Đó là vấn đề được chỉ ra qua giám sát tối cao của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) giai đoạn 2016 - 2021.

Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (ở Hà Nam) được đầu tư xây dựng quy mô lớn nhưng khó khăn trong việc đưa vào hoạt động gây lãng phí. Ảnh: Ngọc Thành

“Nhìn đâu cũng thấy lãng phí”

Qua giám sát của Quốc hội cũng như thực tiễn cho thấy, việc tăng cường THTK, CLP đã tạo nguồn lực quan trọng để phát triển. Một số địa phương đã chú trọng, quyết liệt xử lý thu hồi được nhiều dự án treo, dự án chậm tiến độ, yêu cầu đưa vào sử dụng gần 100.000 héc ta đất của các dự án chậm triển khai. Tuy nhiên, tình trạng lãng phí vẫn diễn ra rất nghiêm trọng, biểu hiện muôn mặt, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm công, quản lý đất đai, tài sản công… gây thất thoát nguồn lực quốc gia.

Những con số được chỉ ra khiến các đại biểu phải thốt lên “thật xót xa”. Giai đoạn 2021 - 2026 có đến 3.085 dự án sử dụng vốn Nhà nước có thất thoát, lãng phí; tổng số tiền gây thất thoát lãng phí trong 5 năm là 31.800 tỷ đồng; 74.378,7ha đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa, vi phạm pháp luật. Đáng lưu ý là dự án chậm tiến độ và có xu hướng tăng lên qua các năm (tổng hợp chưa đầy đủ cho thấy, năm 2016 có 1.448 dự án chậm tiến độ, năm 2017 là 1.609 dự án, năm 2018 là 1.778 dự án, năm 2019 là 1.878 dự án, năm 2020 là 1.867 dự án, năm 2021 là 1.962 dự án, trong đó hầu hết dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm đều chậm tiến độ). Hàng nghìn dự án phải điều chỉnh quyết định đầu tư, có dự án điều chỉnh nhiều lần, tổng mức đầu tư điều chỉnh cao hơn nhiều so với tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu.

Những con số biết nói về hàng trăm dự án, hàng trăm nghìn héc ta đất, hàng chục nghìn tỷ đồng bị lãng phí là một cảm giác rất xót xa. Tình trạng lãng phí đã xảy ra một thời gian dài mà chúng ta đều nhận định được, đều nhận thấy được. Việc Quốc hội giám sát tối cao sẽ giống như là một liều thuốc kháng sinh cực mạnh đặc trị để chúng ta xử lý dứt điểm; mà để xử lý vụ việc này thì chúng ta phải chỉ rõ được trách nhiệm của ai, của cá nhân nào, của tổ chức nào.

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (đoàn tỉnh Đồng Nai)

Rồi tình trạng quy hoạch treo, dự án treo khá phổ biến. Chỉ tính riêng 7/15 địa phương Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc có báo cáo, đã có 1.739 công trình, dự án được UBND cấp tỉnh phê duyệt, nhưng không triển khai phải hủy bỏ, với tổng diện tích 12.015ha… Thanh tra Chính phủ và bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2016 - 2021 đã triển khai gần 50.000 cuộc thanh tra, kiểm tra về THTK, CLP tại hơn 73.200 đơn vị. Qua đó, cơ quan thanh tra phát hiện vi phạm về kinh tế trên 150.100 tỷ đồng với 63.200ha đất; kiến nghị thu hồi gần 71.800 tỷ đồng, hơn 31.200ha đất.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường, các vụ việc gây thất thoát, lãng phí, thực hiện không đúng quy định ngày càng tinh vi, phức tạp; xảy ra ở cả các cơ quan của Chính phủ, trong chính ngành, lĩnh vực được giao quản lý, tham mưu. Nhiều vụ việc sai phạm trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công được phát hiện và xử lý, thu hồi số vốn, tài sản Nhà nước lớn; nhiều tổ chức, cá nhân đã bị kỷ luật, xử lý hình sự.

Nhấn mạnh cần minh định nội hàm “tiết kiệm” và “lãng phí”, nhiều ý kiến cho rằng, tiết kiệm được thì tốt, mà chưa tiết kiệm được cũng chưa sao, song lãng phí không chống được lại rất nguy hại như đất đai hoang hóa thì không được đưa vào sử dụng tạo ra của cải vật chất, vốn ODA chậm giải ngân vẫn phải trả lãi, công trình chậm tiến độ thì đội vốn... Các số liệu về thất thoát, lãng phí nêu trên chỉ là ví dụ điển hình thu thập được qua giám sát. Điều này có nghĩa, con số về thất thoát, lãng phí có thể còn lớn hơn nữa, nhiều hơn nữa.

Cùng với nhận định “nhìn đâu cũng thấy lãng phí và thất thoát”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Thông (đoàn tỉnh Bình Thuận) đề cập đến chỉ một vấn đề là dự án treo. "Những ai có đất, có nhà trong vùng dự án treo, quy hoạch treo mới thấu hiểu được nỗi khổ của người dân. Đây là những lãng phí vô cùng lớn. Lãng phí về nguồn lực đất đai, làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư của địa phương, làm mất cơ hội phát triển của đất nước. Nhưng lãng phí lớn hơn là làm suy giảm, lãng phí niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, đối với Nhà nước…” - đại biểu Nguyễn Hữu Thông nói.

Đồng thời, đại biểu này đề nghị kiên quyết thu hồi, hủy bỏ những dự án treo chậm tiến độ; đánh thuế cao đối với những diện tích đất không sử dụng; quy định 3 hoặc 5 năm nếu quy hoạch không triển khai thực hiện thì đương nhiên quy hoạch đó không còn giá trị pháp lý, đồng thời xử lý nghiêm trách nhiệm đối với những cá nhân, tổ chức có liên quan.

Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (ở Hà Nam). Ảnh: Ngọc Thành

Ai chịu trách nhiệm?

Đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn tỉnh Lâm Đồng) cũng cho rằng, trực tiếp và dễ nhận diện nhất là nguồn lực về nhà cửa và đất đai đang bị lãng phí rất lớn, đây cũng là vấn đề có tính nhạy cảm cao, không chỉ ảnh hưởng đến nguồn lực phát triển mà còn gây ra nhiều hệ lụy liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm, lạm dụng chính sách. Qua các vụ án gần đây liên quan đến cán bộ quản lý Nhà nước đều có bóng dáng công tác quản lý nhà đất. Theo đại biểu này, đây cũng là một trong những nội dung cần được quan tâm trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai.

Từ thực tế, việc làm rõ nguyên nhân để có giải pháp khắc phục triệt để là vấn đề được đặt ra. Theo đại biểu Quốc hội Lê Hữu Trí (đoàn tỉnh Khánh Hòa), sự lãng phí trên nhiều lĩnh vực ngày càng nghiêm trọng hơn, điều đó cho thấy hệ thống pháp luật, chính sách, biện pháp tổ chức THTK, CLP chưa bảo đảm tính pháp chế, tính kỷ luật, kỷ cương và chưa đạt hiệu quả. Vì vậy, Chính phủ cần sớm rà soát các hệ thống pháp luật hiện hành, các chính sách quản lý nhà nước trên các lĩnh vực gây ra sự lãng phí lớn tài sản của Nhà nước và xã hội.

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (đoàn tỉnh Đồng Nai) cũng cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lãng phí nghiêm trọng là yếu tố chủ quan, trách nhiệm quản lý, điều hành và trách nhiệm con người. Tuy nhiên, vẫn cần chỉ rõ hơn nữa trách nhiệm của chủ thể, của tổ chức, cá nhân nào để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí.

Dẫn ra thực tế trụ sở, nhà đất công bỏ hoang, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (đoàn tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết, nhiều khu đất có vị trí đắc địa là đất vàng, giá trị lớn ở các trung tâm đô thị nhưng bị bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí nguồn lực. Theo đại biểu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng việc thiếu quyết liệt, quyết tâm trong chỉ đạo, điều hành của các cấp có thẩm quyền vẫn là chủ yếu.

Do đó, việc làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm giải trình của người đứng đầu có liên quan và thực hiện các giải pháp khắc phục, cương quyết xử lý sai phạm là yêu cầu được đặt ra qua giám sát tối cao, đồng thời cũng là mong mỏi của đại biểu và cử tri.

Thực tế thất thoát lãng phí vốn công, tài sản công hiện nay còn khá tràn lan, đặc biệt gần như phổ biến trong lĩnh vực đất đai. Chất lượng chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án còn thấp, khảo sát, lập và phê duyệt dự án không hợp lý, xác định dự toán, tổng mức đầu tư còn nhiều sai sót, thiếu chính xác... dẫn đến hàng nghìn dự án phải điều chỉnh quyết định đầu tư, tổng mức đầu tư điều chỉnh cao gấp nhiều lần so với tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu… Thực trạng này đã và đang xảy ra tại khu vực tư nhân và khu vực công. Do đó, để khắc phục tình trạng này, cần làm rõ trách nhiệm người đứng đầu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

GS.TS Hoàng Văn Cường (Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội)

Một thực tế vẫn đang diễn ra là cùng một cá nhân nhưng cách ứng xử với tài sản công khác hẳn với tài sản tư, với tài sản của bản thân. Do đó, trong khu vực công phải làm sao cho tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ là việc thực thi những quy định của pháp luật mà phải trở thành lối sống, ý thức của mỗi cá nhân và đây mới là gốc rễ sâu xa nhất của vấn đề. Nếu không, dù hệ thống pháp luật về tiết kiệm, chống lãng phí có đồng bộ, chặt chẽ đến đâu mà tiết kiệm chưa trở thành lối sống, thành phẩm chất của mỗi cá nhân thì chừng đó việc chấp hành vẫn chỉ mang tính chất đối phó và vẫn còn rất nhiều vi phạm.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn tỉnh Hải Dương)

(Link gốc: https://kinhtedothi.vn/lang-phi-nghiem-trong-lam-mat-di-co-hoi-phat-trien.html)

bài liên quan
Tổng Công ty chè và UBND tỉnh Yên Bái đang lãng phí gần 100ha đất

Tổng Công ty chè và UBND tỉnh Yên Bái đang lãng phí gần 100ha đất

Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ: UBND tỉnh Yên Bái có quyết định thu hồi đất nông nghiệp của Công ty CP Chè Liên Sơn nhưng đến nay Công ty chưa bàn giao và địa phương chưa tiếp nhận 87.53 ha, gây lãng phí đất đai.
Kém minh bạch trong

Kém minh bạch trong 'Quy hoạch đất vàng' gây lãng phí nguồn lực, thất thu ngân sách lớn

Việc kém minh bạch đã khiến hàng loạt các khu đất vàng ở các đô thị lớn đang kém phát huy được tiềm lực.
Mới nhất
Đọc nhiều
Độc đáo văn hoá khăn Piêu của người phụ nữ Thái

Độc đáo văn hoá khăn Piêu của người phụ nữ Thái

Đồng bào Thái có nền văn hóa lâu đời mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó thêu khăn Piêu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người phụ nữ dân tộc Thái ở Tây Bắc.
Kế hoạch tinh vi của nhóm đối tượng lừa kết hôn với người nước ngoài, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Kế hoạch tinh vi của nhóm đối tượng lừa kết hôn với người nước ngoài, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Một nhóm đối tượng lên kế hoạch lừa kết hôn với người Trung Quốc nhằm chiếm đoạt tài sản vừa bị lực lượng chức năng Công an TP Hà Nội bắt giữ.
Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) mới đây đã phát đi thông tin về việc Canada điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với ghế bọc đệm có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.
Tin bài khác
Chuyển mục đích sử dụng đất làm đường kết nối Đê bao ven biển với Cầu Thứ Ba, tỉnh Kiên Giang

Chuyển mục đích sử dụng đất làm đường kết nối Đê bao ven biển với Cầu Thứ Ba, tỉnh Kiên Giang

Tại Công văn 1275/TTg-NN ngày 1/12/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chấp thuận UBND tỉnh Kiên Giang quyết định chuyển mục đích sử dụng 17,50 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án Đường kết nối Đê bao ven biển với Cầu Thứ Ba tại huyện An Biên.
Khai trương Khu nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn 5 sao Lady Hill Sapa Resort

Khai trương Khu nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn 5 sao Lady Hill Sapa Resort

Sau 3 năm xây dựng, ngày 29/10/2023 Lady Hill Sapa Resort, Khu nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn 5 sao tại Khu du lịch quốc gia Sa Pa, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã chính thức được khai trương.
Phú Thọ: Người dân “kêu” dự án Vườn Vua tồn tại những dấu hiệu sai phạm

Phú Thọ: Người dân “kêu” dự án Vườn Vua tồn tại những dấu hiệu sai phạm

Dự án Vườn Vua thuộc xã Đồng Trung huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ được coi là dự án du lịch sinh thái lớn nhất vùng. Thế nhưng trong quá trình triển khai, dự án vướng phải nhiều “lùm xùm” về đất đai và môi trường.
Hải Dương có thêm cụm công nghiệp rộng 75ha

Hải Dương có thêm cụm công nghiệp rộng 75ha

Dự án có tổng vốn đầu tư trên 842 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của nhà đầu tư là 140 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động 50 năm.
Lên phương án rà soát xử lý các dự án chậm triển khai tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Lên phương án rà soát xử lý các dự án chậm triển khai tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 54 dự án chậm triển khai chủ yếu thuộc lĩnh vực nhà ở, khu đô thị; dự án cảng biển…
Đồng Nai: Trình HĐND tỉnh danh mục một số dự án sẽ thu hồi đất

Đồng Nai: Trình HĐND tỉnh danh mục một số dự án sẽ thu hồi đất

Các sở ngành thống nhất sẽ trình thêm 2 dự án xây dựng khu tái định cư trên địa bàn TP.Biên Hoà vào danh mục dự án thu hồi đất năm 2023.
Đầu tư tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang với quy mô 2 làn xe

Đầu tư tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang với quy mô 2 làn xe

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến chỉ đạo về việc đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Động thổ dự án đầu tiên tại Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành

Động thổ dự án đầu tiên tại Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành

Dự án nhà máy chiếu xạ Ánh Dương có diện tích đất hơn 2ha là dự án thứ cấp đầu tiên động thổ tại Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành.
Phương án đầu tư Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giai đoạn 2

Phương án đầu tư Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giai đoạn 2

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến đối với đề nghị của UBND tỉnh Cao Bằng về Phương án đầu tư giai đoạn 2, Dự án tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn)- Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng).
Động thổ xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương

Động thổ xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương

Tuyến đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh kết nối thành phố Hồ Chí Minh với Đồng Nai, Bình Dương, Long An và các địa phương khác trong vùng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.