Làm sao để ly hôn và chia tài sản khi nửa kia đột nhiên mất tích?
Khi ly hôn, tài sản của người mất tích sẽ được giao cho những người thân thích như con chưa thành niên, cha, mẹ của người mất tích chứ không phải là người mới ly hôn.
Đi làm thủ tục ly hôn, người vợ bất ngờ bị chồng rạch mặt
Hậu ly hôn, chồng đem con về nhà nội mặc Tòa xử quyền nuôi con thuộc về mẹ
Bạn đọc Đức Cường (Thanh Hóa) hỏi: Xã hội ngày càng phát triển, việc tự do hôn nhân cũng không ngoại lệ. Nếu hai người là vợ chồng đang sống chung mà có cãi vã và muốn ly hôn thì đó là chuyện giải quyết của cả 2 nhưng có những trường hợp một bên mất tích mà người còn lại muốn ly hôn thì làm như thế nào? Và việc chia tài sản chung sẽ thực hiện như thế nào?

Làm sao để ly hôn và chia tài sản chung với người đang mất tích? (Hình minh họa)
Luật sư Nguyễn Hồng Thái - Đoàn luật sư TP Hà Nội trả lời: Sau đây là một vài quy định về luật nhằm làm rõ câu hỏi trên, để người còn lại trong quan hệ hôn nhân có thể đảm bảo quyền và lợi ích của mình.
Thứ nhất, về thủ tục ly hôn khi chồng mất tích. Trước tiên, muốn thực hiện thủ tục ly hôn với người mất tích thì người còn lại phải làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó mất tích.
Theo điều 68 Bộ Luật dân sự 2015 thì một người bị tuyên bố mất tích khi: một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Trong trường hợp này, người còn lại yêu cầu ly hôn với người mất tích theo yêu cầu của một bên quy định tại khoản 2 điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Như vậy trong trường hợp này sẽ giải quyết theo thủ tục đơn phương xin ly hôn.
Về thẩm quyền giải quyết, theo quy định của Pháp luật tố tụng dân sự quy định, nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về Hôn nhân và gia đình trong trường hợp nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản để giải quyết.
Trường hợp nếu tòa án tuyên bố người đó mất tích, theo điều 69 Bộ luật dân sự 2015 thì việc quản lý tài sản của người mất tích được quy định trong trường hợp tòa án chấp nhận cho ly hôn như sau: Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.
Như vậy, khi ly hôn, tài sản của người mất tích sẽ được giao cho những người thân thích như con chưa thành niên, cha, mẹ của người mất tích chứ không phải là người mới ly hôn. Tức là trong trường hợp này dù tòa án tuyên bố người đó đã mất tích thì người còn lại tức là người đòi ly hôn sau khi hoàn thành thủ tục ly hôn thì tài sản của người mất tích vẫn là của người mất tích và được quản lý bởi những người nêu trên.
Trường hợp nếu tòa án tuyên bố người đó chết: Một người được tuyên bố chết khi (điều 71 Bộ luật dân sự 2015). Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
Trong trường hợp tòa án tuyên bố người đó chết thì thủ tục ly hôn sẽ không cần thiết nữa vì không ai ly hôn với người chết cả. Trong trường hợp này tài sản sẽ được chia theo pháp luật về thừa kế.
Gửi bình luận