Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 25 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 25°C

Không thể không lên tiếng!

Diễn đàn luật sư
21/05/2023 16:37
Trần Trung Hiếu
aa
Từ thực tế 30 năm công tác giảng dạy ở bậc phổ thông, Thạc sỹ Trần Trung Hiếu - Giáo viên Sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An, đồng thời là một chuyên gia giáo dục đã thẳng thắn lên tiếng về tình trạng bạo lực học đường đang nhức nhối hiện nay...


Không thể thờ ơ với bạo lực học đường. (Ảnh minh họa)

Không thể thờ ơ với bạo lực học đường. (Ảnh minh họa)

Những sự việc đau lòng

Trong thời gian gần đây, báo chí chính thống đã liên tục đăng tải các vụ bạo lực học đường làm rúng động dư luận, gây tâm lý bất an của giáo viên, phụ huynh, học sinh:

Ngày 27/6/2022, tại xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, do mâu thuẫn nhau, một nữ sinh lớp 8 bị một nhóm bạn đưa vào nhà vệ sinh hành hung, quay clip đưa lên mạng gây phẫn nộ dư luận.

Ngày 24/10/2022, một clip dài 30 giây ghi lại cảnh một nữ sinh tại thành phố Vũng Tàu bị một nhóm người dùng mũ bảo hiểm tấn công liên tiếp và kéo lê trên đường.

Tháng 10/2022, một học sinh lớp 11 của Trường THCS & THPT Nguyễn Văn Rành, tỉnh Long An bị một nhóm bạn bên ngoài đánh và tử vong.

Tháng 12/2022, một nữ sinh lớp 9 Trường THCS Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa bị bạn nữ cùng trường hành hung, túm tóc, dùng tay đấm vào mặt và nhấn xuống bùn ngay trước cổng trường.

Ngày 26/12/2022, nam sinh lớp 10A6 của Trường THPT Tây Thụy Anh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình bất ngờ dùng vật nhọn đâm trọng thương một nam sinh cùng trường.

Ngày 4/4/2023, tại Trường THCS Lý Tự Trọng, thành phố Huế, một học sinh bị bạn đánh tử vong chỉ vì một lý do là trong giờ ra chơi, đi mua thạch dừa ăn, sơ ý để nước thạch dừa chảy vào tay của bạn và vậy là đánh nhau, xô ngã, đầu đập vào bàn học và tử vong...

Một tình trạng không còn hiếm ở các trường phổ thông khi học sinh bị gây áp lực từ phía nhà trường, gia đình, bạn bè đã rơi vào tâm lý hoảng loạn, bế tắc, trầm cảm, nhiều em đã chọn giải pháp tự tử. Rất đau lòng.

Sự việc đau lòng diễn ra gần đây nhất là một nữ sinh lớp 10 của Trường THPT chuyên ĐH Vinh đã thắt cổ tự tử xoay quanh những lý do rất lãng xẹt đã đánh lên một hồi chuông cảnh tỉnh, thức tỉnh.

Với giáo viên, vấn đề bạo lực học đường cũng diễn ra nhiều sắc thái, cử chỉ, hành vi rất đáng lên án. Bên cạnh rất nhiều giáo viên luôn hết lòng vì học sinh thân yêu, thì vẫn còn một bộ phận vi phạm đạo đức nhà giáo dùng và lạm dụng quyền uy của giáo viên để: lấy điểm số để gây sức ép, dọa dẫm, sàm sỡ, gạ tình với học sinh với mức độ nghiêm trọng; chửi bởi, xúc phạm học sinh; bạo hành, tát, đánh đập học sinh. Có nhiều giáo viên còn lên mạng xã hội đăng tải, chia sẻ nhiều nội dung sai lệch, trái với quy định của ngành và pháp luật của Nhà nước, gây nên sự bức xúc trong dư luận xã hội, làm phương hại đến văn hóa nhà trường, đến hình ảnh người giáo viên nhân dân.

Ngày 14/4/2023, tại Trường THPT dân lập Herman Gmeiner, TP Hồ Chí Minh, một giáo viên là giám thị của trường đã yêu cầu 8 học sinh nam cởi đồ khi nghi ngờ học sinh mang thuốc lá điện tử vào trường. Đây là một bài học đắt giá trong cách hành xử cho những người giáo viên khi vừa bước chân vào con đường sư phạm...

Theo Khoản 5 Điều 2 của Nghị định 80/2017/ND-CP thì bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

“Bạo lực học đường” ngày nay muôn màu, muôn vẻ. Bạo lực trong ngôn ngữ gặp nhau hàng ngày, trong việc lập các hội, nhóm để xúc phạm nhau, kỳ thị, tẩy chay, cô lập nhau qua tin nhắn đe dọa, chửi bới và hành xử bạo lực trên các nền tảng mạng xã hội. Chưa kể, hiện nay nhiều học sinh cố tình đăng tải những thông tin, hình ảnh, video clip kích động bạo lực học đường.

Nguy hiểm hơn, là việc học sinh lên mạng để lập nhóm, chia phe chửi nhau, xúc phạm nhau, cô lập nhau và trả thù nhau chỉ vì những lý do như bất đồng quan điểm, sở thích, đam mê nào đó. Đa số học sinh bây giờ dành thời gian hàng ngày vào mạng nhiều hơn thời gian học và đọc sách.

Học sinh bây giờ đánh nhau không cần giấu giếm, đánh nhau để quay clip tung lên mạng dằn mặt nhau, cố tình làm nhục nhau. Các em bạo lực với nhau không chỉ dùng chân tay nữa mà còn cầm dao, kiếm và cả súng tự chế để “xử nhau” chỉ vì những lý do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông, bất đồng quan điểm, sở thích, thời trang, đố kỵ nhau trên mạng xã hội hoặc đơn giản là đánh cho bõ ghét hoặc cố tình làm nhục cho chừa.

Một thực tế rất lạ là trước đây, học sinh đánh nhau chủ yếu ở học cấp 3, nay chuyển sang đối tượng là học sinh cấp 2 và thậm chí cả cấp 1. Trước đây chủ yếu là nam sinh đánh nhau, ngày nay chủ yếu là nữ sinh đánh nhau và đánh theo kiểu “hội đồng”.

Khi nhà trường còn “bệnh” thành tích, cha mẹ còn “buông” con

Ngành Giáo dục đã và đang triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị TW 8 khóa XI về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu: phát triển toàn diện con người Việt Nam, khơi dậy lòng tự hào, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả. Văn hóa học đường chính là nền tảng để rèn luyện, hoàn thiện những phẩm chất ấy cho thế hệ trẻ.

Song song, ngành Giáo dục cũng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (nói chính xác là Chương trình giáo dục phổ thông 2022 sửa đổi). Tuy nhiên, thực trạng bạo lực học đường vẫn ngày một gia tăng đến mức báo động. Có thể thấy bạo lực học đường xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, do sự chuyển biến về tâm, sinh lý của lứa tuổi “nổi loạn”, thích thể hiện mình và thích làm những gì mình muốn. Trong trường hợp cảm hứng, cảm xúc lên cao độ mà lý trí không đạt tới thì các em có thể lựa chọn cách cực đoan.

Thực tế, ở rất nhiều trường phổ thông còn nặng về giảng dạy kiến thức văn hóa mà quên đi nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống, về những kiến thức và nhận thức các bài học về lòng nhân ái, vị tha, sự tôn trọng và trách nhiệm của bản thân với người xung quanh. Học sinh bây giờ là học theo kiểu “ứng thi”, học để thi chứ không phải học để làm người, nên người. Trong các môn học phổ thông nhiều năm nay, nhóm môn khoa học xã hội là những môn học liên quan đến giáo dục hình thành thái độ, nhân cách, văn hóa ứng xử mà học sinh ít quan tâm, thậm chí là xem thường.

Thứ hai, sự thiếu quan tâm từ phía gia đình của ông bà, cha mẹ. Nhiều bậc cha mẹ hiện nay mải mê kiếm tiền và phó mặc con cái của mình cho nhà trường trong bối cảnh một xã hội đầy cám dỗ, một môi trường đầy rẫy thứ để ham, để mê, để nghiện. Và khi con cái rơi vào tình trạng bị bạo lực học đường thì rất nhiều bậc phụ huynh lại thường có thói quen đổ lỗi lên thầy cô, nhà trường.

Thứ ba, sự bùng nổ mạnh mẽ của thông tin trong thời đại công nghệ 4.0 với internet, mạng xã hội với rất nhiều sách báo, phim ảnh, game ái tình và bạo lực... Chính mạng xã hội với đủ loại thông tin không thể kiểm soát vô tình đã xâm nhập, định hướng ngôn ngữ, sở thích và hành vi của các em theo hướng trào lưu bởi hiệu ứng đám đông. Cái tốt thì tiếp thu rất chậm, cái xấu thì hấp thụ rất nhanh. Học sinh bây giờ khi ra chơi giữa các tiết học thường ít khi ra khỏi lớp vận động sau từng tiết học mà dán mắt vào điện thoại với đủ trò ở trong đó. Đặc biệt sau vài năm vì đại dịch COVID-19, hầu như học sinh phải học trực tuyến qua điện thoại, máy tính.

Hệ quả mà giáo viên, phụ huynh bây giờ thấy rõ là rất nhiều học sinh bị nghiện game, rất lười học, lười đọc sách giáo khoa. Nhiều trò bạo lực ngoài đời được kích động từ nhiều trò game bạo lực. Điều cực kỳ nguy hiểm ở trong các vụ bạo lực học đường hiện nay là học sinh cố tình phát trực tiếp trên facebook hoặc quay video tung lên mạng xã hội để làm nhục người khác gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng về tinh thần của nạn nhân. Thậm chí phải đánh đổi bằng cả tính mạng.

Thứ tư, trong quá trình đổi mới giáo dục, bên cạnh những mặt tiến bộ, tích cực thì Bộ GD&ĐT đã hủy bỏ nhiều giải pháp mang tính “chế tài” cùng với “căn bệnh” thành tích trong giáo dục đã trở nên “nan y” đã làm cho nhiều học sinh bây giờ không còn biết sợ trước kỷ luật của nhà trường. Có rất nhiều biểu hiện và vụ việc bạo lực diễn ra trong khuôn viên lớp học, trường học nhưng do “bệnh” thành tích đã quá nặng, giáo viên sợ mất thi đua, trường sợ mất danh hiệu nên giấu giếm, để “giải quyết nội bộ”. Học kém vẫn lên lớp, hạnh kiểm yếu vẫn không bị lưu ban hay đuổi học và nếu bị đuổi học thì cũng chỉ là “tạm thời buộc thôi học”. Vấn đề kỷ cương, kỷ luật trong nhiều nhà trường với những học sinh yếu kém về ý thức, đạo đức chưa được coi trọng đúng mức, xử lý chưa nghiêm minh.

Trung bình 5 vụ bạo lực học đường/ngày

Theo thống kê mới nhất của Bộ GD&ĐT thì trong một năm học trên toàn quốc có hơn 1.600 vụ học sinh đánh nhau, trung bình có 5 vụ/1 ngày và cứ trên 5.200 học sinh lại có 1 học sinh đánh nhau. Điều mà nhiều người thấy ngạc nhiên và lo ngại hơn là nạn bạo lực học đường lại xảy ra ở nữ giới với độ tuổi chủ yếu dao động từ 14 đến 17 tuổi.

Theo thống kê của Bộ Công an, mỗi tháng có hơn 1.000 thanh, thiếu niên phạm tội. Trước đây, tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Hiện giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi từ 18 đến dưới 30, trong đó có hơn 75% các trường hợp bạo lực mà đối tượng chủ yếu là học sinh phổ thông. Tình trạng này đang có dấu hiệu trẻ hóa và mức độ ngày càng nghiêm trọng.

bài liên quan
Không thể không lên tiếng!

Không thể không lên tiếng!

Từ thực tế 30 năm công tác giảng dạy ở bậc phổ thông, Thạc sỹ Trần Trung Hiếu - Giáo viên Sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An, đồng thời là một chuyên gia giáo dục đã thẳng thắn lên tiếng về tình trạng bạo lực học đường đang nhức nhối hiện nay...
Mới nhất
Đọc nhiều
Người đang chấp hành án treo có quyền và nghĩa vụ gì?

Người đang chấp hành án treo có quyền và nghĩa vụ gì?

Người đang bị án treo có thể tiếp tục cuộc sống như bình thường không, người bị án treo có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Cao Bằng: Hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, hoa màu thiệt hại nặng nề do thiên tai

Cao Bằng: Hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, hoa màu thiệt hại nặng nề do thiên tai

Đêm 17 và rạng sáng 18/4, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã xuất hiện mưa dông, lốc gây thiệt hại lớn về tài sản và hoa màu.
Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia, thu giữ hơn 180 bánh Heroin

Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia, thu giữ hơn 180 bánh Heroin

Lực lượng chức năng Công an TP. HCM vừa phát hiện, triệt phá thành công đường dây vận chuyển trái phép 184 bánh ma túy từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Đài Loan, Trung Quốc.
Tin bài khác
Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
Khi đã nghỉ hưu, có được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp?

Khi đã nghỉ hưu, có được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp?

Bạn Quang Mến (Khánh Hòa) hỏi: Bố tôi là người lao động tại một công ty về ngành công nghiệp nặng, hiện nay đã nghỉ hưu, được hưởng lương hưu 4 năm rồi. Dạo gần đây sức khỏe của bố giảm sút nên đi khám và phát hiện bố tôi bị nhiễm độc chì do ảnh hưởng từ công việc cũ. Xin hỏi, bố tôi có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp nữa không? Nếu được thì hồ sơ cần chuẩn bị những gì?
Hành vi người dân đập cửa kính khống chế tài xế có vi phạm pháp luật?

Hành vi người dân đập cửa kính khống chế tài xế có vi phạm pháp luật?

Theo tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, việc người dân đập kính ô tô bắt giữ Lê Tiến Dũng là cần thiết và hợp pháp.
Cha dượng đánh đập dã man con riêng của vợ cũ ở Bình Phước sẽ bị xử lý thế nào?

Cha dượng đánh đập dã man con riêng của vợ cũ ở Bình Phước sẽ bị xử lý thế nào?

Theo Tiến sĩ Đặng Văn Cường: "Bất kể vì lý do gì, dù là nguyên thế nào đi chăng nữa thì hành vi của người cha dượng này cũng rất đáng lên án và cần phải xử lý bằng chế tài nghiêm minh của pháp luật".
Nhìn từ vụ Tuấn "phò mã" bị bắt: Ảo tưởng vì sự nổi tiếng trên mạng và cái kết bị khởi tố, bắt giam

Nhìn từ vụ Tuấn "phò mã" bị bắt: Ảo tưởng vì sự nổi tiếng trên mạng và cái kết bị khởi tố, bắt giam

Theo luật sư Đặng Văn Cường: "Những người gây ra tai tiếng, chiêu trò trên không gian mạng, việc bị xử lý là điều khó tránh... Vậy nên mong những người này hãy bớt ảo tưởng sức mạnh, vì trước pháp luật, tất cả mọi người đều bình đẳng".
Luật sư nhận định về vụ lái xe taxi G7 bị đánh tử vong ở đường ven Hồ Tây

Luật sư nhận định về vụ lái xe taxi G7 bị đánh tử vong ở đường ven Hồ Tây

Theo Luật sư: "Tính mạng con người là điều cao quý và quan trọng nhất. Mọi hành vi tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh nhất...".
Xử lý như thế nào vụ tạo màn kịch 4 mẹ con nhảy cầu Đông Trù để gây áp lực cho chồng?

Xử lý như thế nào vụ tạo màn kịch 4 mẹ con nhảy cầu Đông Trù để gây áp lực cho chồng?

Theo luật sư: "Người vợ có thể bị xử phạt tiền đối với hành vi "Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền"...
Công dân vi phạm pháp luật có cơ hội được xóa tiền án, tiền sự không?

Công dân vi phạm pháp luật có cơ hội được xóa tiền án, tiền sự không?

Một người đã từng vi phạm pháp luật sẽ phải đạt điều kiện như thế nào để được xóa tiền án, tiền sự và trở thành một công dân bình thường?
Cần xử lý nghiêm 2 thanh niên đi xe máy SH đánh người trên đường Vành đai 2

Cần xử lý nghiêm 2 thanh niên đi xe máy SH đánh người trên đường Vành đai 2

Theo luật sư: Hành vi của các đối tượng thể hiện sự côn đồ, hung hãn, coi thường pháp luật... nên cần thiết phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Ba Vì - Hà nội: Nhiều day dứt sau một phiên tòa phúc thẩm

Ba Vì - Hà nội: Nhiều day dứt sau một phiên tòa phúc thẩm

Sinh ra chưa được nhìn thấy mặt bố, em bé chưa có tên. Ngày em được gặp bố là nơi chốn công đường với lời hẹn "Đợi bố được giải oan sẽ đặt tên cho con".
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.