Kinh tế bị nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch, nhờ sự chỉ đạo, lãnh đạo linh hoạt, Quảng Ninh đã hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đề ra.



Năm 2022 là một năm nhiều khó khăn đối với nên kinh tế nói riêng và các hoạt động văn hoá, xã hội nói chung trên địa bàn cả nước nói chung. Đặc biệt, do bất ổn tình hình thế giới và khu vực cùng với đó là những hệ quả tiêu cực của đại dịch Covid-19 để lại cũng như các chính sách kinh tế của các quốc gia giáp danh như Trung Quốc khiến cho chuỗi cung ứng hàng hoá có nhiều tác động làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh.

Tuy nhiên, bằng sự chỉ đạo quyết liệt và những giải pháp kịp thời, linh hoạt, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành các mục tiêu đề ra, với quyết tâm hoàn thành mức cao nhất nhiệm vụ thu NSNN năm 2022, ngay từ đầu năm, công tác quản lý thu NSNN được các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở đặc biệt chú trọng. Đây là một trong những nền tảng, thúc đẩy giúp cho kinh tế Quảng Ninh phát triển đồng bộ, bền vững trong những năm tiếp theo.

Cụ thể, thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 của Quảng Ninh ước đạt 56.500 tỉ đồng, tăng 8% so với năm 2021. Đây là số thu cao nhất của Quảng Ninh từ trước tới nay. Với mức thu trên, Quảng Ninh đứng thứ 6 trong số các tỉnh, thành có số thu ngân sách cao nhất cả nước năm 2022.

555.

Năm 2022 nhu cầu của thị trường và tình hình thực tế, cùng với đầy mạnh sản xuất, tăng sản lượng, chế biến, tiêu thụ các chủng loại than thúc đẩy sự phát triển chung của toàn tỉnh. (Ảnh minh hoạ).

Trong tổng số thu NSNN năm 2022, thì có 42.000 tỉ đồng thu nội địa, đạt 100% kế hoạch năm và thu xuất nhập khẩu đạt 14.500 tỉ đồng, tăng 45% so với kế hoạch.

Theo Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh, đối với thu nội địa, có 9/16 khoản thu hoàn thành dự toán năm, bao gồm: Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý; thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; thuế thu nhập cá nhân; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thu tiền sử dụng đất; tiền thuê mặt đất, mặt nước.

Một số doanh nghiệp trọng điểm của tỉnh có số thu NSNN lớn như: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), cả năm nộp trên 14.000 tỉ đồng, bằng 105% dự toán, bằng 106% so với năm 2021.

Tổng Công ty Đông Bắc nộp cả năm trên 2.000 tỉ đồng, bằng 101% dự toán. Các nhà máy nhiệt điện nộp cả năm gần 1.700 tỉ đồng, bằng 91% dự toán, trong khi đó, các công ty xăng dầu nộp thuế bảo vệ môi trường 1.255 tỉ đồng…

Đối với thu hoạt động xuất nhập khẩu, mặc dù chính sách biên mậu phía Trung Quốc thắt chặt do thực hiện chiến lược “Zero Covid”, vẫn thu được 14.500 tỉ đồng, tăng 45% so với kế hoạch năm.

Khôi phục thông quan các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn thành phố Móng Cái thúc đẩy sử phát triển trở lại mạnh mẽ hơn tại TP nơi địa đầu Tổ quốc.

Khôi phục thông quan các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn thành phố Móng Cái thúc đẩy sử phát triển trở lại mạnh mẽ hơn tại TP nơi địa đầu Tổ quốc.

Có được kết quả này, ngay từ những ngày đầu năm 2022, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động làm việc với phía Trung Quốc để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giúp hàng hóa được thông quan qua các cửa khẩu của tỉnh.

Các chi cục Hải Quan đã có các giải pháp quyết liệt trong công tác thu, áp dụng cải cách hành chính, qua đó thu hút trên 300 doanh nghiệp về làm thủ tục hải quan tại Quảng Ninh, với số phát sinh thuế trên 1.100 tỉ đồng.

Năm 20022 được đánh giá là một năm thành công nhất từ trước tới nay đối với ngành than với nhiều kỷ lục mới được xác lập. Theo số liệu báo cáo, TKV đã tiêu thụ 45,6 triệu tấn than, mức tiêu thụ kỷ lục trong bối cảnh khó khăn nhất từ trước đến nay.

Trong đó, than cung cấp cho các hộ điện đạt 35,02 triệu tấn, tăng so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, TKV đã chỉ đạo tiết giảm tối đa chi phí pha trộn giữa than nhập khẩu và than trong nước để giảm giá bán than pha trộn cho các hộ điện. 

Doanh thu toàn Tập đoàn đạt cao nhất từ khi thành lập đến nay, đạt 165.000 tỉ đồng, tăng trưởng lợi nhuận vượt 5.000 tỉ đồng so với kế hoạch, nộp ngân sách nhà nước 21,35 nghìn tỉ đồng, vượt 3,45 nghìn tỉ so với kế hoạch giao. Thu nhập bình quân người lao động toàn Tập đoàn đạt 16,5 triệu đồng/người/tháng, tăng trên 13% so với cùng kỳ năm 2021.

Năm 2022, Quảng Ninh đặt mục tiêu thu ngân sách NSNN đạt khoảng 54.000 tỉ đồng, bằng 103% dự toán năm 2022. Trong đó, số thu xuất nhập khẩu đạt khoảng 12.000 tỉ đồng, bằng 113% dự toán năm 2022; thu nội địa đạt 42.000 tỉ đồng, bằng 100% dự toán năm 2022.

Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra, biện pháp điều hành NSNN năm 2023 được tỉnh thống nhất là tiếp tục cơ cấu lại thu NSNN theo hướng bền vững, phấn đấu hoàn thành vượt chỉ tiêu dự toán được HĐND tỉnh giao, đảm bảo chỉ tiêu tăng thu nội địa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách, nắm chắc nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, tăng tỷ trọng các nguồn thu bền vững từ thuế, phí, lệ phí, bảo đảm thu đúng, thu đủ, nuôi dưỡng nguồn thu.

Đặc biệt sẽ phải tăng cường giải pháp chống thu thuế, chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế, quản lý chặt chẽ hoàn thuế; giảm tỷ lệ, xử lý thu hồi nợ thuế; kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế GTGT; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về thuế, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý thuế; thực hiện nghiêm quy định về đấu giá khi thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản công, giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật; đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Tiến tới hoàn thành các mục tiêu kinh tế của những năm tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm

Gửi bình luận