Hà Nội 23 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 23°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Xử lý khủng hoảng tâm lý vì học trực tuyến

Xét xử
31/10/2021 10:05
Nguyễn Mỹ
aa
Trong đại dịch COVID-19, nhiều trẻ em bị tổn thương sức khỏe tinh thần; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi 15-18 có triệu chứng lo âu, trầm cảm cao hơn hẳn so với các nhóm tuổi khác…


Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Học sinh dễ bị “mắc kẹt” trong trầm cảm

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Ngô Thị Minh nhận định, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến tâm lý các học sinh trong thời gian không thể đến trường. Các em vừa phải trải qua thời gian biến chuyển tâm sinh lý lại vừa phải làm quen với việc chuyển đổi từ hình thức học trực tiếp sang gián tiếp.

Nhiều em điều kiện kinh tế gia đình trở nên khó khăn hơn, chưa kể những yếu tố rủi ro, có những học sinh mồ côi cha mẹ, mất đi người thân và những sang chấn tâm lý đối với các em là không thể tránh khỏi. Có một số em bị khủng hoảng tâm lý.

Thạc sĩ Tô Thị Hoan, chuyên viên tâm lý học trường học, nêu lên nhiều vấn đề về tâm lý học sinh khi học trực tuyến. Đó là tình trạng học sinh rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu tương tác và cô lập xã hội. Việc thiếu tương tác xã hội, đặc biệt là với bạn đồng lứa, có thể dẫn trẻ đến cảm giác cô đơn, thiếu động lực và bị cô lập. Nhiều học sinh cũng có thể rơi vào tình trạng tăng lo âu và căng thẳng khi học trực tuyến.

PGS.TS Trần Thành Nam, Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội, dẫn báo cáo chưa đầy đủ từ Bộ LĐTBXH, đến ngày 10/9 có hơn 40.000 trẻ là F0, F1; hàng nghìn trẻ rơi vào cảnh mồ côi cha, mẹ sau đại dịch. Tỉ lệ tổn thương sức khỏe tâm thần của trẻ trong đại dịch là phổ biến, gây ra những hậu quả cụ thể về mặt cảm xúc, trong đó độ tuổi từ 15-18 có triệu chứng lo âu, trầm cảm cao hơn hẳn so với các nhóm tuổi khác.

Thời điểm lo lắng nhất của trẻ là khoảng sau 6 tuần giãn cách, một số trẻ có hành vi tự hại bản thân. Ở nhà quá nhiều vì dịch, trẻ từ 3-6 tuổi tiếp cận thiết bị điện tử nhiều dễ dẫn đến các hành vi thái quá; trẻ 6-12 tuổi sử dụng thiết bị điện tử nhiều cũng dễ có cảm xúc tiêu cực…

Và như thế, học sinh có nguy cơ bị tổn thương sức khỏe tâm thần sau khi quay lại trường do phải đối diện quãng thời gian dài sợ hãi, cô lập, mắc kẹt trong không gian chật chội, tiếp xúc nhiều thông tin xấu độc trên mạng, bạo lực gia đình. Khi đến trường, có thể trẻ sẽ có xu hướng nghịch ngợm, hung hăng, phá vỡ mọi nội quy. Trẻ căng thẳng thường có dấu hiệu như dễ khóc, dễ thay đổi tâm trạng, hay lo lắng, buồn bã, mệt mỏi, không muốn tham gia các hoạt động trước đó từng yêu thích, hay nói “Hãy để con yên”… Đặc biệt, những trẻ phải đối diện cái chết của bố mẹ, người thân trong đại dịch có thể bị tổn thương nghiêm trọng về tinh thần, sợ hãi đến mất kiểm soát, thường xuyên gặp ác mộng, khó tập trung, chán nản, thờ ơ với mọi việc…

Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hà, trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội, học sinh chịu tác động dịch COVID-19 có thể có biểu hiện suy giảm trí nhớ, khó tiếp thu bài học, căng thẳng, lo âu. Những gia đình nghèo, bố mẹ mất việc, đối mặt nỗi lo cơm áo gạo tiền cũng khiến học sinh tự ti, sợ hãi.

Học trực tuyến trong thời gian dài, thiếu vắng sự tương tác trực tiếp với giáo viên, học sinh cũng dễ chán nản, không có hứng thú học tập. Ông lưu ý phụ huynh, giáo viên để ý những dấu hiệu căng thẳng ở học sinh, như thích ở một mình, buồn bực không lí do, mất hứng thú với đam mê, luôn cảm thấy mình thất bại…

“70% học sinh khi bị stress có những trường hợp tiêu cực nghĩ đến cái chết và thực tế đã có những cái chết thương tâm xảy ra. Ở độ tuổi vị thành niên, học sinh chịu nhiều áp lực từ gia đình, ganh đua điểm số với bạn bè và những buổi học dày đặc khiến các em kiệt quệ về tinh thần”…

Thầy cô, phụ huynh sẵn sàng “ứng phó” khi trò trở lại trường

PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng, trước khi học sinh trở lại trường, cần phải giảm tải học trực tuyến. Khi học sinh đi học, các trường không vội vàng ép các em học cho kịp chương trình; thay vào đó, cần giảm tải, nới lỏng, ưu tiên các hoạt động giao lưu để trẻ dần thích ứng. “Tuần đầu học sinh quay lại trường, giáo viên chú ý mọi xích mích nhỏ cần được giải quyết nếu không để tâm sẽ có nguy cơ xảy ra các vụ việc bắt nạt, bạo lực học đường để giải tỏa bức bí lâu ngày”, ông nói.

Cùng với đó, theo PGS.TS Trần Mạnh Hà, những triệu chứng trầm cảm ở học sinh không tự nhiên mất đi và chúng có thể tồi tệ hơn nếu không được chữa trị. Do vậy, khi học sinh tới trường, nếu giáo viên phát hiện dấu hiệu bất thường thì không nên giận dữ, quát mắng hay ép học sinh học tập bằng những lời lẽ gay gắt, mỉa mai. Cần lắng nghe vấn đề học sinh đang gặp phải để chia sẻ, động viên, kéo các em vào những hoạt động tập thể, trao đổi với phụ huynh để cùng hỗ trợ…

Các chuyên gia tâm lí khẳng định, giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành nhân cách và tiếp thu kiến thức của học sinh, do đó, nếu tạo lập được mối quan hệ tốt giữa thầy và trò thì có tác động rất tích cực. Do đó, giáo viên cần ứng xử đúng mực, tôn trọng học sinh, tạo môi trường vui vẻ, thoải mái, đánh giá các em một cách công bằng.

Với nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến sức khoẻ về thể chất, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chủ động chăm sóc bản thân, lên kế hoạch sinh hoạt khoa học như ăn, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc; thời gian ngủ nên trước 10h30' tối và thức dậy vào giờ phù hợp để kịp ăn uống, học online mà không quá cập rập.

PGS.TS Trần Mạnh Hà cho rằng, khi có vấn đề tâm lý liên quan đến gia đình, giáo viên hãy gợi mở cho học sinh biết cách tìm đến người mà mình yêu thích để chia sẻ, không nên giữ trong lòng và chịu đựng một mình; giữ khoảng cách với thành viên mà bản thân thấy không hợp; tìm đến các thú vui của bản thân như nghe nhạc, xem phim hài,.. Học sinh cũng không nên tìm hiểu sâu, quá nhiều về những thông tin liên quan đến dịch bệnh hay tệ nạn xã hội, mà dành thời gian cho công việc gia đình như nấu cơm, dọn rửa nhà cửa,..

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh, việc triển khai tư vấn tâm lý học đường hiện còn nhiều khó khăn trong bối cảnh ngành giáo dục chưa có đội ngũ chuyên trách. Đây là vấn đề khó mà ngành giáo dục đang phải tháo gỡ. Trên thực tế, Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến các học sinh mà cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của các thầy cô giáo. Trước mắt, chính các thầy cô cũng phải biết cách cân bằng công việc gia đình và công việc của trường lớp để có quỹ thời gian phù hợp, làm tốt công tác tư vấn tâm lý cho các học sinh.

Để khắc phục phần nào thực trạng này, Bộ GD-ĐT vừa phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức tập huấn trực tuyến cho 1.000 cán bộ, giáo viên ở các trường phổ thông về tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh trong bối cảnh dịch COVID-19. Các chuyên gia tâm lý Việt Nam và quốc tế đã chia sẻ với các thầy cô về kinh nghiệm và kiến thức của 4 chuyên đề quan trọng. Đó là nhận diện những vấn đề tâm lý học sinh phổ thông trong đại dịch COVID-19; hướng dẫn kỹ năng tư vấn hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong đại dịch COVID-19 và sau khi quay lại trường học; nguy cơ tổn thương tâm lý trên không gian mạng và những phương thức giáo viên, phụ huynh tư vấn hỗ trợ và cuối cùng là hướng dẫn các kỹ thuật cân bằng công việc và gia đình cho cán bộ, giáo viên.

Chương trình cũng trang bị cho cán bộ tư vấn tâm lý, giáo viên những kỹ năng về tư vấn, hỗ trợ học sinh khi gặp những khó khăn tâm lý, kỹ năng giúp học sinh bảo đảm an toàn, phòng chống bạo lực, xâm hại và các kỹ thuật giúp cán bộ, giáo viên cân bằng giữa công việc và gia đình…

Thầy cô cũng phải vượt qua những thời gian căng thẳng

Cô Trần Vân Thu, Trường THPT Trần Khai Nguyên (Quận 5, TP HCM) chia sẻ, nhờ có sự lạc quan, yêu đời, mong muốn chiến thắng dịch bệnh mà tôi cùng gia đình đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất.

Cô Thu khóc khi nhớ lại cảm giác rối bời lo lắng khi gia đình cô gồm có 18 người thì 16 người là F0, nhiều người phải vào bệnh viện, vào khu cách ly tập trung, có thời gian phải thở oxy để giành sự sống. Tự nhủ phải cố gắng để vượt qua, hàng ngày, cô Thu theo lời khuyên của bác sĩ ăn uống đầy đủ, tập thể dục chăm chỉ. Niềm lạc quan đã giúp cô vượt qua và chiến thắng dịch bệnh, có thể gặp học trò qua giờ học online.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Evergreen Bắc Giang bị xử phạt hơn 300 triệu đồng

Evergreen Bắc Giang bị xử phạt hơn 300 triệu đồng

UBND tỉnh Bắc Giang ​​​​​​​đã ban hành quyết định xử phạt Công ty cổ phần Đầu tư phát triển bền vững Evergreen Bắc Giang 320 triệu đồng.
Khối lượng phát hành trái phiếu bất động sản đã giảm 36% so với cùng kỳ

Khối lượng phát hành trái phiếu bất động sản đã giảm 36% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, thị trường bất động sản đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên khối lượng phát hành trái phiếu giảm 36% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Chu Hồng Uy giữ chức Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng

Ông Chu Hồng Uy giữ chức Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng

Ngày 8/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng.
Tin bài khác
Xét xử vụ án “Huỷ hoại rừng”ở Hà Giang: Thanh toán tiền mua đất gấp 7 lần trên hợp đồng

Xét xử vụ án “Huỷ hoại rừng”ở Hà Giang: Thanh toán tiền mua đất gấp 7 lần trên hợp đồng

Ngày 6/5, TAND huyện Quang Bình tiếp tục mở phiên toà xét xử bị cáo Nguyễn Trọng Khánh (SN 1982, thường trú ở tổ 8, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) về tội “Huỷ hoại rừng”.
Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ở Bắc Giang

Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ở Bắc Giang

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ, kết quả xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, xét thấy tại phiên tòa phát sinh thêm một số tình tiết mới có căn cứ cho rằng thiếu chứng cứ để chứng minh một số vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật tố tụng hình sự mà không thể bổ sung tại phiên toà được, nên HĐXX đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Hà Giang: Xét xử vụ án “Huỷ hoại rừng” ở Quang Bình

Hà Giang: Xét xử vụ án “Huỷ hoại rừng” ở Quang Bình

Ngày 3/5, TAND huyện Quang Bình mở phiên toà xét xử bị cáo Nguyễn Trọng Khánh (SN 1982, thường trú ở tổ 8, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) về tội “Huỷ hoại rừng”.
Cựu Giám đốc Công ty CP đăng kiểm Bắc Kạn và thuộc cấp lĩnh án vì “Nhận hối lộ”

Cựu Giám đốc Công ty CP đăng kiểm Bắc Kạn và thuộc cấp lĩnh án vì “Nhận hối lộ”

TAND tỉnh Bắc Kạn vừa mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án hình sự đối với bị cáo Trần Đức Dương (SN 1970, trú tại tổ 4, phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn) và các đồng phạm về tội “Nhận hối lộ”.
Bắc Kạn tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án hình sự

Bắc Kạn tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án hình sự

Việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp mà Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ đạo.
Chuẩn bị mở lại phiên phúc thẩm xét xử mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Chuẩn bị mở lại phiên phúc thẩm xét xử mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Bị cáo Trần Thị Hiền là mẹ của nữ sinh giao gà ở Điện Biên chuẩn bị được đưa ra xét xử phúc thẩm.
Bị cáo Trương Mỹ Lan nhận án tử hình

Bị cáo Trương Mỹ Lan nhận án tử hình

Tòa án tuyên bị cáo Trương Mỹ Lan mức án tử hình, 85 bị cáo khác trong vụ án này cũng phải nhận bản án thích đáng.
Phiên phúc thẩm vụ kiện ở toà nhà Victory Tower sẽ chấm dứt tranh chấp?

Phiên phúc thẩm vụ kiện ở toà nhà Victory Tower sẽ chấm dứt tranh chấp?

Trước đó, như Báo Pháp luật Việt Nam đã phản ánh việc chủ đầu tư và nhà quản lý xảy ra tranh chấp khiến người dân, khách hàng sinh sống và làm việc tại căn nhà trên rơi vào cảnh khốn khổ.
Quảng Ninh: Phạm tội về ma túy, 8 bị cáo lĩnh án tù

Quảng Ninh: Phạm tội về ma túy, 8 bị cáo lĩnh án tù

Ngày 5/4 Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đưa ra xét xử đối với 8 bị cáo về tội: “Mua bán trái phép chất ma túy”; “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy".
Vụ tranh chấp tại Dự án Phố Wall: Vì sao TAND cấp cao tại Hà Nội lại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm?

Vụ tranh chấp tại Dự án Phố Wall: Vì sao TAND cấp cao tại Hà Nội lại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm?

TAND Cấp cao tại Hà Nội ra Quyết định số 28A/2023/KN-DS kháng nghị bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND thành phố Hà Nội.
tai hien doan quan xe dap tho trong tran dien bien phu

Tái hiện đoàn quân xe đạp thồ trong trận Điện Biên Phủ

(PLM) - Trong chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài từ ngày 13/3 đến 7/5/1954, hơn 2 vạn dân công hỏa tuyến của ta cùng những chiếc xe đạp thồ thô sơ đã khiến địch bất ngờ. Bằng ý chí quyết tâm, mỗi dân công đã vận chuyển hàng trăm kg hàng hóa, đạn dược trên chiếc xe thồ vào chiến trường. Trong lễ diễu binh diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đoàn quân xe đạp thồ huyền thoại sẽ được tái hiện sinh động giúp người dân hiểu hơn về công tác hậu cần từ hậu phương đến tiền tuyến.
ky uc dien bien phu luu giu va trao truyen thien hung ca bat diet

Ký ức Điện Biên Phủ: Lưu giữ và trao truyền thiên hùng ca bất diệt

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tuy thời gian và chiến tranh đã làm phai mờ đi phần nào dấu tích của quá khứ, nhưng những giá trị tinh thần bất diệt mà chiến thắng này để lại cho muôn đời sau vẫn còn nguyên vẹn. Những dấu ấn lịch sử vẫn còn in đậm khắp nơi, trở thành những di tích vô giá, minh chứng cho một thời kỳ hào hùng của dân tộc. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với những hiện vật, hình ảnh chân thực, sống động vẫn sừng sững như những chứng nhân lịch sử, gợi nhắc về sự hy sinh anh dũng của cha ông.
ky uc dien bien phu luu giu va trao truyen thien hung ca bat diet

Ký ức Điện Biên Phủ: Lưu giữ và trao truyền thiên hùng ca bất diệt

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tuy thời gian và chiến tranh đã làm phai mờ đi phần nào dấu tích của quá khứ, nhưng những giá trị tinh thần bất diệt mà chiến thắng này để lại cho muôn đời sau vẫn còn nguyên vẹn. Những dấu ấn lịch sử vẫn còn in đậm khắp nơi, trở thành những di tích vô giá, minh chứng cho một thời kỳ hào hùng của dân tộc. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với những hiện vật, hình ảnh chân thực, sống động vẫn sừng sững như những chứng nhân lịch sử, gợi nhắc về sự hy sinh anh dũng của cha ông.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.