Hà Nội 28 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 25 °C
  • Hà Nội Hà Nội 28°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 25°C

Vợ chồng thương nhân yêu nước và chiếc áo Bác Hồ mặc đọc Tuyên ngôn Độc lập

Pháp luật hình sự
02/09/2021 08:00
Hà Trang
aa
Chiếc áo Bác Hồ mặc đọc bản Tuyên ngôn Độc lập được may theo kiểu dáng Tôn Trung Sơn, tại hiệu may nổi tiếng nhất Hà Nội bấy giờ - tiệm Phúc Hưng ở phố Hàng Trống.


Khi từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội chuẩn bị cho ngày Lễ Độc lập (2/9/1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trong căn nhà số 48 Hàng Ngang (Hà Nội) của vợ chồng thương nhân Trịnh Văn Bô và vợ Hoàng Thị Minh Hồ.

Cũng tại đây, Bác đã soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Chiếc bàn lịch sử tại căn nhà 48 Hàng Ngang nơi Hồ Chủ tịch khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập (Ảnh: Sơn Tùng).

Chiếc bàn lịch sử tại căn nhà 48 Hàng Ngang nơi Hồ Chủ tịch khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập (Ảnh: Sơn Tùng).

Căn nhà của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô gồm 4 tầng, nơi đây có vị trí đắc địa với hai mặt tiền, một mặt là số 48 Hàng Ngang, một mặt là số 35 phố Hàng Cân. Tầng 1 là cửa hàng kinh doanh thương hiệu vải Phúc Lợi nức tiếng bấy giờ.

"Là thương nhân nhưng gia đình tôi đã sớm giác ngộ, đi theo cách mạng. Căn nhà 48 Hàng Ngang vừa là cửa hàng kinh doanh tơ lụa của gia đình nhưng cũng là một trong những cơ sở tin cậy, bí mật của Đảng ta ở nội thành.

Chọn cửa hàng buôn bán sầm uất, tấp nập người qua lại và lại là nhà của một thương nhân để bố trí cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban thường vụ Trung ương Đảng ở trong những ngày chuẩn bị cho lễ 2/9 có lẽ cũng là sự tính toán để đảm bảo an toàn, bí mật lúc bấy giờ", ông Trịnh Cần Chính, con trai ông bà Trịnh Văn Bô chia sẻ với PV Dân trí.

Căn phòng làm việc của Hồ Chủ Tịch những ngày ở tại căn nhà 48 Hàng Ngang (Ảnh: Sơn Tùng).

Căn phòng làm việc của Hồ Chủ Tịch những ngày ở tại căn nhà 48 Hàng Ngang (Ảnh: Sơn Tùng).

Ông Chính cho hay, trong hồi ký của mình, mẹ ông - bà Hoàng Thị Minh Hồ chia sẻ, trước buổi lễ Độc lập 2/9 cả gia đình không hề hay biết, "ông cụ" với đôi mắt sáng thường được giới thiệu là "khách quý ở quê" lại là Hồ Chủ tịch.

"Mẹ tôi kể, một hôm đang đi lễ ở đền Quán Thánh thì nhận được đề nghị là chuẩn bị tiếp đón những đồng chí quan trọng từ chiến khu về.

Tuy nhiên, danh tính, chức vụ từng người đều được giấu kín. Sau đó, một buổi chiều tối, một chiếc ô tô chở khoảng hơn 10 người trong đó có ông Thận (bí danh của đồng chí Trường Chinh), ông Văn (tức đồng chí Võ Nguyễn Giáp), ông Cả (tức đồng chí Nguyễn Lương Bằng), ông Hoàng Quốc Việt… đến ở và làm việc", ông Chính nói.

Ông Trịnh Cần Chính - con trai của ông bà Trịnh Văn Bô và Hoàng Thị Minh Hồ (Ảnh: Sơn Tùng).

Ông Trịnh Cần Chính - con trai của ông bà Trịnh Văn Bô và Hoàng Thị Minh Hồ (Ảnh: Sơn Tùng).

Các vị khách được gia đình ông bà Trịnh Văn Bô bố trí ở tầng gác hai làm việc, riêng ông cụ "ở dưới quê lên" thì làm việc trên tầng 3 để đảm bảo bí mật và yên tĩnh.

Trong những ngày các đồng chí trong ban Thường vụ Trung ương Đảng về ở, bà Hoàng Thị Minh Hồ vừa tất bật quán xuyến công việc kinh doanh, vừa tự tay chăm lo từng "bữa ăn, giấc ngủ" chu đáo cho mọi người. Thậm chí, bà Hồ đích thân vào bếp, nấu những món ăn tẩm bổ giàu chất dinh dưỡng cho các đồng chí cách mạng.

"Mẹ tôi kể, thời điểm Bác từ chiến khu về chỉ có một đôi dép cao su nhãn hiệu Con hổ trắng, chiếc quần soóc nâu, chiếc áo sơ mi ngắn tay, một chiếc can và chiếc mũ phớt bạc màu. Những ngày mới về Hà Nội trông Bác rất gầy và yếu. Khi Bác ở tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, hàng ngày cứ 5 giờ sáng Bác lại dậy tập thể dục còn các đồng chí khác thì tỏa đi hết.

Ông Trường Chinh rất cẩn thận, sáng ra thường xuống sân gội đầu, chỉnh trang xong mới đi còn ông Lê Đức Thọ, Trần Đăng Ninh thì rất đơn giản", ông Chính nói.

Chiếc áo Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trong một cuộc triển lãm (Ảnh: Sơn Tùng).

Chiếc áo Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trong một cuộc triển lãm (Ảnh: Sơn Tùng).

Chiếc áo được may từ tiệm may nổi tiếng bậc nhất Hà Nội xưa (Ảnh: Sơn Tùng).

Chiếc áo được may từ tiệm may nổi tiếng bậc nhất Hà Nội xưa (Ảnh: Sơn Tùng).

Đến sát ngày đại lễ, thấy các đồng chí trong Ban thường vụ bận rộn công việc, bà Hồ đã chủ động đề xuất may đo cho mỗi người một bộ quần áo trang trọng để ra mắt Quốc dân đồng bào.

"Đa số các đồng chí cách mạng từ chiến khu trở về và kể cả Bác khi đó cũng đều mặc những bộ quần áo rất giản dị, nhiều bộ đã cũ sờn, có nhiều miếng vá", ông Chính kể lại hồi ức của mẹ mình.

Thời điểm đó do chiến tranh nên hàng hóa cũng khan hiếm, vải tấm đẹp thì rất hiếm. Thấy ông Trịnh Văn Bô còn một số bộ quần áo đẹp, vì ông thường may để làm mẫu quảng cáo, có bộ đã mặc 1, 2 lần, có bộ chưa mặc lần nào. Bà Hồ đã hỏi ý kiến ông Nguyễn Lương Bằng, nếu đồng ý có thể tháo những bộ quần áo đó ra để may lại.

"Ông Nguyễn Lương Bằng đã gật đầu đồng ý, nhờ mẹ tôi lo liệu mọi chuyện. Lúc đó, mẹ tôi đã cẩn thận gọi ông chủ hiệu may Phúc Hưng ở phố Hàng Trống, một hiệu may nổi tiếng nhất ở Hà Nội bấy giờ và cũng quen biết gia đình đến tận nhà may đo", ông Chính chia sẻ về những hồi ức của mẹ mình.

Sáng 28/8, bà Hồ gọi người của cửa hiệu may Phúc Hưng ở phố Hàng Trống đến tháo một số bộ quần áo của ông Trịnh Văn Bô ra, đưa lại cho bà để bà đưa ra hiệu Tô Châu ở bờ sông nhuộm hấp lại, sau đó sẽ may lại đằng trong ra đằng ngoài, để trông quần áo mới hơn.

Ông Phạm Văn Đồng có dáng người cao hơn nên bộ quần áo của ông phải lai cạp, lai gấu, còn ông Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh thấp hơn ông Trịnh Văn Bô nên phải cắt bớt đi. Riêng Hồ Chủ tịch thì được bà Hồ đặt may 2 bộ kaki bằng vải cốt lê của Anh, theo kiểu dáng Tôn Trung Sơn, phía trên ngực và 2 vạt áo có 4 túi vuông, cổ đứng.

Cho đến tối 1/9/1945 đã có đủ quần áo cho các đồng chí Thường vụ Trung ương Đảng trong buổi ra mắt công khai trước đông đảo công chúng. Rất may là khi mặc thử chiếc áo, Bác Hồ đã rất hài lòng, mỉm cười nói: "Được thế này thì rất hợp với mình".

"Cho đến ngày 2/9/1945, bố mẹ tôi đều không hề hay biết ông cụ vẫn thường làm việc trên gác mái tầng 2 của gia đình là Chủ tịch Hồ Chí Minh, và càng không thể ngờ căn nhà mình đã được chứng kiến những giây phút lịch sử trọng đại của cả dân tộc.

Người thợ may của thương hiệu Phúc Hưng khi ấy có lẽ cũng không thể ngờ lại được đích thân may trang phục cho một con người đặc biệt đến vậy. Bộ quần áo sau đó được Bác thường xuyên sử dụng trong các dịp lễ, sự kiện trọng đại", ông Chính nói.

Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập 2/9 tại quảng trường Ba Đình lịch sử (Ảnh: Tư liệu).

Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập 2/9 tại quảng trường Ba Đình lịch sử (Ảnh: Tư liệu).

Buổi sáng ngày 2/9, gia đình bà Hoàng Thị Minh Hồ cũng hòa vào dòng người đổ về quảng trường Ba Đình lịch sử. Chứng kiến phút giây Bác đọc Tuyên Ngôn độc lập, bà mới vỡ òa xúc động, không ngờ "vị khách ở quê" bấy lâu mình che giấu lại chính là Hồ Chủ tịch.

Theo ông Chính, thời điểm những năm 1940, cha mẹ ông là những thương nhân giàu có nổi tiếng bậc nhất ở Hà Nội với thương hiệu vải Phúc Lợi. Hàng hóa ở cửa hàng không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn được xuất đi các nước ở Đông Dương.

Trong nhà lúc nào cũng có khoảng 20-30 nhân công, gia nhân làm việc. Ngoài cửa hàng trên phố cổ, ông bà cũng sở hữu nhà máy dệt rộng 3ha tại khu Đê La Thành (Hà Nội) với hàng trăm nhân công cùng nhiều bất động sản khác.

"Cha mẹ tôi ý thức rất rõ việc che giấu các cán bộ cách mạng trong nhà lúc bấy giờ không chỉ khiến cả sự nghiệp kinh doanh có thể sụp đổ mà còn nguy hiểm đến tính mạng, nhưng vẫn một lòng ủng hộ cách mạng, ủng hộ Đảng. Tất cả những việc làm này đều xuất phát từ lòng yêu nước tha thiết. Cha mẹ tôi hiểu: Không thể có hạnh phúc mà không có tự do, mà chịu cảnh mất nước", ông Chính nói.

Không chỉ tham gia Việt Minh, gia đình ông bà Trịnh Văn Bô còn trở thành lá cờ đầu trong phong trào ủng hộ chính quyền non trẻ. Ngay khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời, ngân khố gần như trống rỗng, chỉ có hơn một triệu đồng tiền Đông Dương thì quá nửa là tiền cũ, rách nát, không thể tiêu được. Vợ chồng ông bà đã lập tức mang gần hết tài sản của mình ủng hộ Chính phủ trong Tuần lễ vàng số tiền lên đến 5.147 cây vàng.

Ngoài ra, vợ chồng doanh nhân Trịnh Văn Bô còn là thành viên cốt cán trong ban vận động Tuần lễ vàng, khích lệ giới công thương và nhân dân quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370 kg vàng.

Thời điểm Pháp quay trở lại tái chiếm Đông Dương, ông Trịnh Văn Bô tham gia công tác trong Chính phủ kháng chiến tại Việt Bắc trong khi gia đình tản cư lên Cao Bằng, Phú Thọ. Đến năm 1955, cả gia đình ông mới trở về Hà Nội. Căn nhà 48 Hàng Ngang sau này được gia đình hiến tặng cho nhà nước làm nơi tham quan, trưng bày.

Năm 1988, ông Trịnh Văn Bô mất, tròn 43 năm tuổi Đảng, được truy tặng Huân chương Độc lập hạng nhất. Năm 2017, bà Hoàng Thị Minh Hồ qua đời, hưởng thọ 104 tuổi trong căn nhà riêng ở phố Hoàng Diệu (Hà Nội). Tháng 3/2019, con phố Trần Hữu Dực nối dài (Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chính thức được mang tên của vị doanh nhân yêu nước: Trịnh Văn Bô.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Thanh Hoá: Công ty TNHH Tân Hồng Phúc xử phạt vì khai thác vượt quá mốc giới

Thanh Hoá: Công ty TNHH Tân Hồng Phúc xử phạt vì khai thác vượt quá mốc giới

Công ty TNHH Tân Hồng Phúc bị UBND tỉnh Thanh Hoá xử phạt hơn 200 triệu đồng vì khai thác khoáng sản vượt công suất cho phép.
TP.HCM: Cơ sở tắm hơi, massage quận 3 ngang nhiên “lấn sân” sang khám, chữa bệnh

TP.HCM: Cơ sở tắm hơi, massage quận 3 ngang nhiên “lấn sân” sang khám, chữa bệnh

Theo Sở Y tế TP.HCM, cơ sở này đã ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, phường 10, quận 3.
Yên Bái: Binh đoàn xe tải chở vật liệu hoành hành, quần thảo đường liên thôn và Quốc lộ 70

Yên Bái: Binh đoàn xe tải chở vật liệu hoành hành, quần thảo đường liên thôn và Quốc lộ 70

Hàng loạt xe tải chở vật liệu tung hoành trên nhiều tuyến đường thuộc tỉnh Yên Bái rất cần sự vào cuộc của các lực lượng chức năng.
Tin bài khác
TP.HCM: Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng hàng nghìn tỷ đồng

TP.HCM: Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng hàng nghìn tỷ đồng

Ngày 24/4, Công an TP.HCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 4 vừa triệt phá nhóm đối tượng “núp bóng” dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Triệt phá đường dây cá cược bóng đá qua mạng quy mô lớn tại TP.HCM

Triệt phá đường dây cá cược bóng đá qua mạng quy mô lớn tại TP.HCM

Ngày 24/4, thông tin từ Công an TP.HCM cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt 8 bị can về hành vi “Tổ chức đánh bạc” và 4 bị can về hành vi “Đánh bạc”. Các quyết định và lệnh bắt đã được Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố phê chuẩn.
Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Ngày 23/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hà Trung đã Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 đối tượng về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy…
Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Hai đối tượng Vi Hoàng Như và Trần Thị Hương Lan vừa bị Công an quận Tây Hồ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Lực lượng Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh vừa bắt giữ cặp vợ chồng có hành vi buôn bán pháo hoa nổ số lượng lớn.
Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Theo thống kê của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138/CP), trong quý I/2024, lực lượng chức năng đã phát hiện, khởi tố mới 20 vụ/40 đối tượng (tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2023) mua bán người.
Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Đà Nẵng: Xóa đường dây đánh bạc qua mạng với tổng số tiền 50 tỷ đồng

Từ tháng 1/2023 đến khi bị phát hiện, bắt giữ, cơ quan Công an xác định tổng số tiền cá cược mà đường dây này thực hiện khoảng 50 tỷ đồng.
Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Hà Nội: Công an triệu tập hơn 50 đối tượng mang "hàng nóng" gây rối trật tự công cộng

Một nhóm 52 đối tượng vừa bị lực lượng chức năng Công an huyện Đông Anh, Hà Nội triệu tập để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng trên địa bàn.
Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Vụ 10 công nhân thương vong: Trách nhiệm của Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thế nào?

Theo Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường, đây là vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 7 công nhân tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây đau thương mất mát đến nhiều gia đình công nhân.
Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Ngày 20 và 23/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng đối với 06 đối tượng liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.