Hà Nội 23 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 23°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Vì sức khỏe cộng đồng, pháp luật có hạn chế quyền tự do thực hành tôn giáo?

Pháp luật hình sự
30/08/2020 13:00
Hồng Minh
aa
Trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành khắp toàn cầu này, các tôn giáo đã và đang có những điều chỉnh để thích ứng với biện pháp giãn cách xã hội. Tuy nhiên, một số tín đồ vẫn dường như chọn việc đặt mạng sống của bản thân vào tay các vị thần, thánh- hơn là nghe theo các cảnh báo từ các nhà khoa học, y tế.


Anh242.

Các nhà sư của chùa Wat Matchantikaram đeo mặt nạ che mặt khi đi cầu thực trên đường phố Bangkok, Thái Lan ngày 31-3-2020 - Ảnh GETTY IMAGES.

Hành xử như vậy họ không hề biết rằng ở góc độ pháp luật quốc tế và quốc gia, có những quy định về vấn đề giới hạn việc thực hành tôn giáo nếu có nguy cơ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.

Nhiều ổ dịch liên quan việc thực hành tín ngưỡng của tôn giáo

Đầu năm 2020, khi dịch bệnh bắt đầu hoành hành trên toàn cầu, tin tức liên tục đưa về các ổ dịch bệnh lớn trên thế giới liên quan việc thực hành tín ngưỡng của các tôn giáo.

Tại Hàn Quốc, khoảng 60% ca nhiễm ở Hàn Quốc liên quan đến giáo phái Tân Thiên Địa, nơi có nữ tín đồ phát tán virus tại các buổi lễ ở nhà thờ tại Daegu. Việc giáo phái thực hiện các hoạt động với hình thức nghi lễ mà các tín đồ không được đeo kính, khẩu trang, ngồi gần nhau, hát Thánh ca khi có người nhiễm bệnh là nguyên nhân khiến cho dịch bệnh lây nhanh. Thêm vào đó, người đứng đầu giáo phái này đã có những hành vi chống đối và ngăn cản nhà chức trách trong việc điều tra kiểm soát bệnh dịch ngay từ ban đầu đã khiến cho Hàn Quốc rơi vào tình trạng khẩn cấp trong việc kiểm soát dịch.

Tại Iran vào thời điểm đó số người nhiễm bệnh tăng từng ngày và trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, dù được khuyến cáo là không tụ tập đông người nhưng tại các nhà thờ Hồi giáo vẫn mở cửa thường xuyên đón tiếp các tín đồ. Tại Hồng Kong, có ổ dịch Covid-19 với 7 bệnh nhân dương tính ở chùa Phúc Huệ Tịnh (Tuệ Tinh Xá tại Hồng Kông).

Ngày 30/3/2020, cơ quan chức năng Florida (Mỹ) đã bắt giữ một mục sư vì tổ chức buổi lễ ngày chủ nhật với hàng trăm giáo dân, vi phạm lệnh cấm ra đường để ngăn dịch COVID-19 lây lan của chính quyền địa phương. Với hơn 6.000 ca Covid-19, vụ bắt giữ mục sư đánh dấu biện pháp mạnh tại bang Florida trong cách xử lý dịch bệnh và nhấn mạnh thực tế khó khăn của nhiều điểm thờ phụng trên khắp thế giới…

Qua những ví dụ trên có thể thấy, hoạt động tôn giáo là một trong những hoạt động có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ cộng đồng đặc biệt trong tình trạng có những dịch bệnh mới.

Việt Nam là một đất nước có sự đa dạng tôn giáo rất lớn, đứng thứ 3 trên thế giới sau Singapore và Đài Loan. Số người tham gia và thực hành ở các tổ chức tôn giáo năm 2019 là khoảng 26,6 triệu người, chiếm khoảng 27% dân số. Trong giai đoạn dịch bệnh đầu năm và lần bùng phát thứ hai này, thực hiện nghiêm chỉ đạo từ Chính phủ, các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam luôn nghiêm túc chấp hành các yêu cầu về giãn cách xã hội, kịp thời có điều chỉnh các hoạt động tôn giáo để thích ứng với bối cảnh dịch bệnh.

Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận người dân bỏ qua những cảnh báo về việc lây lan dịch bệnh thông qua việc thực hành tín ngưỡng tôn giáo để tụ tập đông người, cầu nguyện, như câu chuyện chen vai thích cánh để làm lễ ngày 1/7 âm lịch mới đây tại Phủ Tây Hồ, Hà Nội. Từ đây, một câu hỏi đặt ra là liệu trên thế giới và ở quốc gia, pháp luật có giới hạn nào với việc thực hành tín ngưỡng tôn giáo, nếu như điều đó gây ảnh hưởng đến sự an toàn xã hội và sức khỏe cộng đồng?

Đức Cha Paul D. Etienne, Tổng Giám mục Địa phận Seattle (Mỹ), livestream Thánh lễ bằng điện thoại di động ngày 28-3-2020 - Ảnh AP.

Giới hạn việc thực hành tôn giáo nếu ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng

Trong bài nghiên cứu mình đăng tải trên website của Ban Tôn giáo Chính phủ, ThS luật Nguyễn Thị Phượng - Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam; ThS. ngành Nghiên cứu Châu Á học, Đại học Nanyang Teachnological University, Singapore nhấn mạnh, vì Việt Nam là một đất nước có sự đa dạng tôn giáo rất lớn, đứng thứ 3 trên thế giới sau Singapore và Đài Loan nên Hiến pháp và pháp luật Việt Nam xác định những giới hạn của quyền tự do thực hành tôn giáo để đảm bảo sức khoẻ cộng đồng.

Cụ thể, theo Điều 24, Chương II Hiến pháp 2013, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền con người, quyền công dân, một quyền hiến định tại Việt Nam. Quyền này được quy định cụ thể ở Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016: quyền tự do thực hành tôn giáo, tham gia các sinh hoạt tôn giáo của những người có tôn giáo đặc biệt được tôn trọng và bảo đảm. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, quyền này cũng như các quyền con người, quyền công dân khác sẽ bị hạn chế nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng theo Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013.

“Điều này có nghĩa Hiến pháp cũng tạo ra những nền tảng để giới hạn việc thực hành tôn giáo có nguy cơ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. Sức khoẻ cộng đồng được hiểu là một căn cứ để Nhà nước đưa ra các biện pháp hạn chế một quyền vì nếu thực hiện quyền đó có thể đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân hoặc các cá nhân thành viên của cộng đồng. Quy định này của Việt Nam là phù hợp với Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người năm 1966 (ICCPR 1966). Theo Khoản 3, Điều 18, ICCPR 1966 thì “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo và tín ngưỡng chỉ có thể hạn chế bởi pháp luật và khi sự hạn chế đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”. Theo đó, việc hạn chế quyền thực hành tôn giáo nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng có những nền tảng từ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia” - ThS Nguyễn Thị Phượng phân tích.

Cũng theo ThS Nguyễn Thị Phượng, bối cảnh để giới hạn quyền thực hành tôn giáo nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng chính là nguy cơ lây nhiễm, truyền bệnh ra cộng đồng của các hoạt động thực hành tôn giáo. Trong bối cảnh đó, thì các cá nhân, tổ chức tín ngưỡng tôn giáo cần phải tạm ngừng các hoạt động liên quan tới việc tập trung các tín đồ đến cầu nguyện, lễ, cúng bái...nhằm hạn chế sự lây lan nhanh chóng của bệnh tật. Các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo cần phải cung cấp những thông tin chính xác của những người tham gia các hoạt động thực hành tôn giáo ở tổ chức mình cho nhà chức trách để kịp thời thông tin và tiến hành các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo cho sức khoẻ của các tín đồ và cộng đồng; phải chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng và phải chịu trách nhiệm về các hành vi cản trở việc phát hiện và xử lý các vấn đề làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.

Để có những giải pháp tạm thời cho các tín đồ của mình để nhằm đảm bảo niềm tin của các tín đồ với tín ngưỡng, tôn giáo đồng thời không làm ảnh hưởng tới cộng đồng xung quanh, thì các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo có thể thực hành tôn giáo có thể tiến hành online dựa trên sự tiến bộ của công nghệ thông tin. Các tín đồ vẫn có thể theo dõi được sự giảng dạy, hướng dẫn, hay lời chỉ bảo của các giáo chủ thông qua những sự trợ giúp của công nghệ…

“Cần biết rằng, việc hạn chế quyền tự do thực hành tôn giáo vì sức khoẻ cộng đồng này mang tính thời điểm, có giới hạn theo sự diễn biến của các tác nhân gây ảnh hưởng sức khoẻ cộng động. Trong thời gian dịch bệnh thì quyền này sẽ bị hạn chế nhưng sau khi việc kiểm soát dịch bệnh và sự biến đổi tình hình dịch bệnh theo hướng tích cực sẽ là cơ sở để xác định việc chấm dứt việc hạn chế quyền này” – theo ThS Nguyễn Thị Phượng.

Hướng dẫn của WHO cho người đứng đầu các tôn giáo và cộng đồng có đức tin trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Trong thời gian diễn ra dịch bệnh, những hoạt động thực hành tín ngưỡng, tôn giáo từ xa, sử dụng công nghệ, thực hành nghi lễ, chôn cất an toàn, liên kết cộng đồng, ứng phó với các tình huống bạo lực gia đình, giúp đỡ người khác, cầu nguyện đặc biệt cho người bệnh bằng những thông điệp về hy vọng và sự an ủi… đã được Tổ chức Y tế thế giới WHO đưa ra với những khuyến nghị cụ thể.

Cụ thể đó là, tiến hành các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng từ xa/trực tuyến; Sử dụng công nghệ để duy trì cộng đồng và tiếp tục thờ phụng; Sử dụng phương tiện công nghệ thấp để duy trì các thực hành tín ngưỡng trong cộng đồng; Nghi lễ an toàn; Thực hành chôn cất an toàn; Tăng cường sức khỏe tinh thần và khả năng ứng phó với dịch bệnh; Giữ mối liên kết giữa mọi người trong cộng đồng; Giúp đỡ người khác; Giúp các tín đồ kiểm soát tốt cảm xúc khi tiếp nhận các thông tin đáng lo ngại về dịch bệnh nhân; Ứng phó với các tình huống bạo lực gia đình; Cầu nguyện đặc biệt cho người bệnh bằng những thông điệp về hy vọng và sự an ủi.

bài liên quan
Lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ cộng đồng đổi mới sáng tạo

Lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ cộng đồng đổi mới sáng tạo

Ngày 28/3, UBND TP.HCM đã tổ chức chương trình gặp gỡ cộng đồng đổi mới sáng tạo TP.HCM.
Chủ đầu tư và nhà quản lý xảy ra tranh chấp khiến người dân lãnh đủ

Chủ đầu tư và nhà quản lý xảy ra tranh chấp khiến người dân lãnh đủ

Công ty cổ phần Victory Capital là chủ đầu tư, còn Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Sao Kim là nhà quản lý của Tòa nhà Trung tâm Thương mại Tài chính Dầu khí Phú Mỹ Hưng (Tòa nhà Victory Tower). Mặc dù không liên quan gì đến vụ tranh chấp giữa 2 công ty trên nhưng gần 2.000 người dân và khách hàng đang sinh sống và làm việc trong Tòa nhà Victory Tower đã lãnh đủ hậu quả.
Đoàn thanh niên Bộ Tư pháp thăm và tặng quà cơ sở chức sắc, tôn giáo tại Hậu Giang

Đoàn thanh niên Bộ Tư pháp thăm và tặng quà cơ sở chức sắc, tôn giáo tại Hậu Giang

Đoàn công tác của Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp đã đến thăm và tặng quà cơ sở chức sắc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Hành vi này của Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt nghiêm minh.
Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Cục thuế tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH Cơ điện Yongxin.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Trả lời về mức chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết, mức hưởng BHYT từ 80-100% tùy theo đối tượng tham gia, theo thực tế chi phí điều trị tùy thuộc mức độ bệnh lý của mỗi người bệnh.
Tin bài khác
Quảng Bình: Bắt giữ nhóm đối tượng, thu giữ hơn 10kg ma túy tổng hợp

Quảng Bình: Bắt giữ nhóm đối tượng, thu giữ hơn 10kg ma túy tổng hợp

Lực lượng Công an thu giữ chiếc va ly màu đen bên trong 26 gói nilon có chứa hơn 25.000 nghìn viên ma túy tổng hợp dạng thuốc lắc, có trọng lượng hơn 10kg.
TP.HCM: Khởi tố 27 đối tượng trong đường dây khai thác cát trái phép

TP.HCM: Khởi tố 27 đối tượng trong đường dây khai thác cát trái phép

Liên quan đến đường dây khai thác cát trái phép, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01) - Công an TP.HCM đã khởi tố và xử lý hình sự tổng cộng 27 bị can.
Hà Nội: Tạm giữ 26 đối tượng mang hung khí đánh nhau gây mất an ninh trật tự

Hà Nội: Tạm giữ 26 đối tượng mang hung khí đánh nhau gây mất an ninh trật tự

Lực lượng chức năng vừa tạm giữ hình sự 26 đối tượng mang hung khí đuổi đánh nhau, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội).
Triệt phá ổ nhóm tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy liên tỉnh

Triệt phá ổ nhóm tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy liên tỉnh

Một đường dây tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy vừa bị lực lượng chức năng Công an tỉnh Bình Thuận triệt phá, bắt giữ 5 đối tượng.
Khởi tố vụ án mua bán trái phép hóa đơn 730 tỉ đồng tại Hà Nam

Khởi tố vụ án mua bán trái phép hóa đơn 730 tỉ đồng tại Hà Nam

Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hà Nam đã khởi tố vụ án “In, mua bán trái phép hóa đơn” và “Trốn thuế” xảy ra từ năm 2022 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Xác minh làm rõ vụ việc nữ sinh lớp 7 bị người đàn ông hành hung tại Hải Dương

Xác minh làm rõ vụ việc nữ sinh lớp 7 bị người đàn ông hành hung tại Hải Dương

Một nữ sinh học lớp 7 bị một người đàn ông hành hung, tát liên tục, sự việc được quay lại và đưa lên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc.
Hà Nội: Khởi tố các đối tượng giấu ma túy trong hộp mỹ phẩm mang đi bán

Hà Nội: Khởi tố các đối tượng giấu ma túy trong hộp mỹ phẩm mang đi bán

Tại cơ quan Công an, Huynh và Duy khai nhận đã bán ma túy cùng nhau, các đối tượng giấu ma túy trong hộp mỹ phẩm rồi đem bán.
Cảnh sát 141 bắt giữ 17 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự

Cảnh sát 141 bắt giữ 17 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự

Trong tuần qua, các tổ công tác 141 đã kịp thời ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, phát hiện 16 vụ việc có dấu hiệu vi phạm, bắt giữ 17 đối tượng.
Bắt giữ khẩn cấp hai đối tượng tàng trữ nhiều hàng nóng, thực hiện hàng loạt vụ cướp tài sản

Bắt giữ khẩn cấp hai đối tượng tàng trữ nhiều hàng nóng, thực hiện hàng loạt vụ cướp tài sản

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai vừa phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu bắt khẩn cấp 2 đối tượng gây ra hàng loạt vụ cướp tài sản.
Thanh Hoá: Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng

Thanh Hoá: Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng

Lực lượng chức năng vừa bắt giữ 2 đối tượng Phạm Hải Đăng và Nguyễn Đăng Tài để điều tra về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY