Hà Nội 32 °C
TP Hồ Chí Minh 38 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 33 °C
Yên Bái 28 °C
  • Hà Nội Hà Nội 32°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 38°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 33°C
  • Yên Bái Hà Nội 28°C

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: 'Năm 2019 phải đạt kết quả tốt hơn năm 2018'

Pháp luật hình sự
21/01/2019 15:40
Theo TTXVN
aa
Năm 2019 phải đạt kết quả tốt hơn năm 2018, ở các cơ quan, các ngành, lĩnh vực; vừa xây dựng, hoàn thiện thể chế, luật pháp, chính sách, vừa cụ thể hóa để triển khai thực hiện; vừa xem xét, xử lý nghiêm những vụ việc đang làm, vừa kịp thời phát hiện những vụ việc mới, chú ý các khâu như thu hồi tài sản, khắc phục thiệt hại, bảo đảm thi hành án, xử lý nghiêm hành vi tư lợi, chiếm đoạt, chống “tham nhũng vặt”…


Sáng 21/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp thứ 15 dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo, để kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động năm 2018, đề ra nhiệm vụ trọng tâm năm 2019.

Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo thống nhất đánh giá, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, nhất là năm 2018, cùng với những thành tựu chung của đất nước trên các lĩnh vực, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được triển khai mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả toàn diện.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp.

Hoàn thiện thể chế, pháp luật phòng chống tham nhũng

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật về phòng, chống tham nhũng có bước tiến mới quan trọng; từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”.Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định để tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng chống tham nhũng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp; sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; về phân cấp quản lý cán bộ, giới thiệu, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ; về giám sát trong Đảng, xử lý, kỷ luật đảng viên vi phạm; về trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng; về bảo vệ người phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực...

Quốc hội, Chính phủ xây dựng, ban hành nhiều văn bản pháp luật để hoàn thiện thể chế về kinh tế - xã hội và phòng chống tham nhũng, từng bước khắc phục những sơ hở, bất cập trong các quy định của pháp luật là nguyên nhân phát sinh tiêu cực, tham nhũng, “lợi ích nhóm”.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Quốc hội đã thông qua 45 luật, pháp lệnh, 46 nghị quyết; Chính phủ đã ban hành 511 nghị định, 413 nghị quyết, 160 quyết định, giúp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng; nhất là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015; Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Tố cáo (sửa đổi); Luật Báo chí (sửa đổi); Luật Tiếp cận thông tin; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Đấu giá tài sản; Luật Đấu thầu; Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Luật Quản lý nợ công; Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước... Các cơ quan, bộ, ban, ngành, địa phương cũng đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện...

Phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm

Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc về tham nhũng, kinh tế đồng bộ, hiệu quả, tạo bước đột phá trong phát hiện, xử lý nghiêm sai phạm theo quy định của Đảng, Nhà nước; có sức cảnh báo, răn đe mạnh mẽ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước, khẳng định quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai".

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã mở rộng phạm vi, đối tượng kiểm tra đến cả cấp ủy cấp huyện và cơ sở. Các cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức Đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; xử lý nghiêm cả cán bộ đương chức và nghỉ hưu, cả cán bộ cấp cao, kỷ luật từ trên xuống dưới, kỷ luật Đảng đi trước, tạo tiền đề, mở đường cho thanh tra, điều tra, xử lý nghiêm sai phạm.

Năm 2018, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 650 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái; Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 38 cán bộ, đảng viên diện Trung ương quản lý. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn 60 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.Ngành thanh tra, kiểm toán có nhiều cố gắng, quyết liệt, làm rõ nhiều sai phạm, kiến nghị, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có liên quan, thu hồi nhiều tài sản cho Nhà nước, tập trung vào các lĩnh vực có nhiều dư luận tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Năm 2018, qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính gần 108.000 tỷ đồng, hơn 1.000 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với 2.080 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 101 vụ, 151 đối tượng. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính gần 319.000 tỷ đồng, hơn 7.200 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với 5.932 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 311 vụ, 481 đối tượng.

Nhất là, đã tập trung thanh tra, công khai kết luận thanh tra, xử lý nghiêm sai phạm tại nhiều dự án gây thất thoát, thua lỗ lớn, dư luận xã hội quan tâm (vụ việc Mobifone mua 95% cổ phần của AVG; việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn; các dự án, gói thầu liên quan đến Đinh Ngọc Hệ; các dự án đầu tư lớn thua lỗ, kéo dài...).

Về các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã đưa ra xét xử sơ thẩm 36 vụ/498 bị cáo; riêng năm 2018 đã kết thúc điều tra 23 vụ/222 bị can (tăng 43,75% số vụ so với năm 2017); đã truy tố 20 vụ/251 bị can (tăng 66,7% số vụ so với năm 2017); đã xét xử sơ thẩm 23 vụ/304 bị cáo (gấp gần 5 lần số vụ so với năm 2017), với các mức án nghiêm khắc, nhưng cũng rất nhân văn, có lý, có tình (có 5 bị cáo (4 người) bị phạt tù chung thân; 9 bị cáo phạt tù trên 20 năm đến 30 năm tù...).

Đặc biệt, các cơ quan tố tụng khẩn trương điều tra, truy tố, đưa ra xét xử 10 đại án được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; đồng thời, mở rộng điều tra, khởi tố mới 28 vụ án.10 đại án gồm: Vụ án “Tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định của nhà nước...” xảy ra tại Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam; Vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần Bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land); Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) liên quan việc góp vốn 800 tỷ đồng của PVN vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank); Vụ án “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” xảy ra tại thành phố Đà Nẵng và một số địa phương; Vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Lạm quyền trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” xảy ra tại Công ty cổ phần phát triển, đầu tư Thái Sơn, Bộ Quốc phòng; Vụ án “Tổ chức đánh bạc; Đánh bạc...” xảy ra ở Phú Thọ và một số địa phương; Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (giai đoạn II vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm); Vụ án “Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” liên quan đến hành vi của Hứa Thị Phấn; Vụ Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm (phần bản án phúc thẩm hủy để điều tra, xét xử lại)”; Vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái...” xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DAB).

Những khâu yếu, có nhiều khó khăn, vướng mắc, được khắc phục một bước, nhất là công tác thanh tra có bước tiến mạnh; khâu giám định, định giá tài sản được đẩy mạnh, tăng cường; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng được nâng lên, năm 2018 đã tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, thu hồi trên 33 ngàn tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng đạt trên 30%. Tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” bước đầu được khắc phục; nhiều địa phương, bộ, ngành đã tích cực phát hiện, xử lý tệ “tham nhũng vặt”.

Công tác phòng, chống tham nhũng trở thành xu thế, phong trào; tham nhũng được ngăn chặn, từng bước được đẩy lùi, để lại dấu ấn tốt đẹp, củng cố thêm niềm tin, góp phần quan trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng.Các thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng, những kết quả đã đạt được, trước hết là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Ban Chỉ đạo quyết tâm rất cao, chỉ đạo quyết liệt, với cách làm khoa học, chặt chẽ, bài bản, phối hợp nhịp nhàng, từng bước chắc chắn, rõ đến đâu xử lý đến đó, công khai, minh bạch; không khoan nhượng với tham nhũng, nhưng cũng rất nhân văn với những người tự giác nhận tội, ăn năn hối lỗi, chủ động khắc phục hậu quả…

Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo có nhiều nỗ lực, cố gắng, quyết liệt, làm tốt nhiệm vụ tham mưu chỉ đạo, đôn đốc, điều phối hoạt động của các cơ quan chức năng trong phòng chống tham nhũng.Sự phối hợp nhịp nhàng, quyết tâm vượt bậc của các cơ quan: Nội chính, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhất là sự đồng tình, ủng hộ, khích lệ của nhân dân; sự chủ động vào cuộc rất tích cực của báo chí, đã tạo sức mạnh tổng hợp trong phòng chống tham nhũng.

Đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, quyết liệt hơn và hiệu quả hơn

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo nhất trí với báo cáo đánh giá và các ý kiến phát biểu tại phiên họp, đồng thời chỉ rõ: Năm 2019 và những năm tới, sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước đang chuyển sang giai đoạn mới, cao hơn, ngày càng đi vào chiều sâu; cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn nhiều khó khăn, phức tạp; nhân dân đòi hỏi công tác phòng chống tham nhũng phải tiếp tục quyết liệt, duy trì được phong trào, xu thế như hiện nay.

Vì vậy, không được chủ quan, thỏa mãn, không được bằng lòng với những kết quả đạt được, mà vẫn phải kiên trì, tiếp tục làm với một quyết tâm cao hơn, đẩy mạnh hơn và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. Năm 2019 phải đạt kết quả tốt hơn năm 2018, ở các cơ quan, các ngành, lĩnh vực; vừa xây dựng, hoàn thiện thể chế, luật pháp, chính sách, vừa cụ thể hóa để triển khai thực hiện; vừa xem xét, xử lý nghiêm những vụ việc đang làm, vừa kịp thời phát hiện những vụ việc mới, chú ý các khâu như thu hồi tài sản, khắc phục thiệt hại, bảo đảm thi hành án, xử lý nghiêm hành vi tư lợi, chiếm đoạt, chống “tham nhũng vặt”…Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong thời gian tới.

Cụ thể là tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng chống tham nhũng, phấn đấu đến hết nhiệm kỳ cơ bản hoàn thành một bước về xây dựng cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”; chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương, định hướng lớn về công tác phòng chống tham nhũng để phục vụ cho việc xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đồng thời, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng chống tham nhũng; nhất là Quy định của Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi), Luật Tố cáo (sửa đổi), Luật Tiếp cận thông tin...

Ban Chỉ đạo tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực có nhiều dư luận tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, những lĩnh vực còn chậm, khó khăn, vướng mắc; tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng, kinh tế đã được khởi tố, điều tra; kịp thời phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc mới. Năm 2019, Ban Chỉ đạo tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra 21 vụ án, truy tố 22 vụ án, xét xử sơ thẩm 27 vụ án, xét xử phúc thẩm 10 vụ án và kết thúc xử lý đối với 43 vụ việc theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo; khắc phục các khâu, lĩnh vực còn yếu, các khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản, thu hồi tài sản, khắc phục thiệt hại trong các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế; đẩy mạnh hơn nữa phòng chống tham nhũng ở địa phương, cơ sở; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”; tiếp tục phát huy vai trò của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân, báo chí trong phòng chống tham nhũng...

Tại phiên họp này, Ban Chỉ đạo đã cho ý kiến về Báo cáo kết quả chỉ đạo, xử lý các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo trong năm 2018; Báo cáo kết quả sơ kết 5 năm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát về thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm theo Kế hoạch số 08-KH/TW của Bộ Chính trị; Báo cáo kết quả bước đầu việc thực hiện Kế hoạch kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; việc điều chỉnh phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo; quyết định bổ sung 2 vụ án vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo và kết thúc chỉ đạo xử lý đối với 8 vụ án, 6 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã kết thúc việc giải quyết theo quy định của pháp luật./.

bài liên quan
Bác sĩ Lê Nho Chuyên - Chuyên gia trồng răng toàn hàm tại Hà Nội

Bác sĩ Lê Nho Chuyên - Chuyên gia trồng răng toàn hàm tại Hà Nội

Phương pháp trồng răng implant toàn hàm mang lại rất nhiều lợi ích, cũng như giúp tiết kiệm chi phí nếu bạn tìm được một địa chỉ uy tín.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc báo của độc giả trong thời đại kỷ nguyên công nghệ số, 10h sáng ngày 28/2, Chuyên trang điện tử Truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Phapluatplus.vn) sẽ chính thức thay đổi giao diện mới với nhiều chuyên mục chuyên sâu, hấp dẫn.
Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Lời hiệu triệu xây dựng đất nước hùng cường

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Lời hiệu triệu xây dựng đất nước hùng cường

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”. Các nhà nghiên cứu đánh giá, đây là bài viết rất tâm huyết, sâu sắc, trí tuệ với tầm nhìn chiến lược, khoa học, được toàn Đảng, toàn dân ủng hộ và được bạn bè quốc tế trân trọng, đánh giá cao.
Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Đã có 77 phương tiện cơ giới đường bộ, ô tô điện đủ điều kiện hồ sơ để đăng kiểm trong 2 ngày 24, 25/2 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô.
UBND huyện Văn Chấn yêu cầu làm rõ vụ công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép

UBND huyện Văn Chấn yêu cầu làm rõ vụ công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép

UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vừa có văn bản yêu cầu làm rõ việc công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép.
Mới nhất
Đọc nhiều
Giám đốc Công an Vĩnh Phúc kêu gọi người dân tố giác vi phạm giao thông

Giám đốc Công an Vĩnh Phúc kêu gọi người dân tố giác vi phạm giao thông

Đại tá Thân Văn Hải, Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc, phát động phong trào toàn dân tham gia phát hiện, tố giác, cung cấp thông tin, hành vi vi phạm an toàn giao thông.
Tổng duyệt chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Hội đồng nghệ thuật thành phố tổng duyệt chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”.
Bộ GD&ĐT thông tin về vụ hàng nghìn chứng chỉ IELTS khi chưa được cấp phép

Bộ GD&ĐT thông tin về vụ hàng nghìn chứng chỉ IELTS khi chưa được cấp phép

Theo Bộ GD&ĐT các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, đảm bảo chất lượng sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường.
Tin bài khác
Đăng ký khóa học "Trại hè Quân đội Nhí 2024" trên mạng, người phụ nữ bị lừa 1 tỷ đồng sau 5 tiếng

Đăng ký khóa học "Trại hè Quân đội Nhí 2024" trên mạng, người phụ nữ bị lừa 1 tỷ đồng sau 5 tiếng

Một người phụ nữ ở quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) vừa bị lừa tiền tỷ khi tìm hiểu đăng ký các bước khoá học "Trại hè Quân đội Nhí" cho con.
Quảng Ninh: Điều tra nguyên nhân cặp vợ, chồng bị thương nặng tại nhà riêng

Quảng Ninh: Điều tra nguyên nhân cặp vợ, chồng bị thương nặng tại nhà riêng

Cơ quan CSĐT Công an TP Cẩm Phả đang tích cực điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc 2 vợ, chồng ở phường Cẩm Thạch, TP Cẩm Phả, bị thương nặng tại nhà riêng.
Gia Lai: Đối tượng cầm đầu vụ khai thác 150m3 gỗ trái phép sa lưới

Gia Lai: Đối tượng cầm đầu vụ khai thác 150m3 gỗ trái phép sa lưới

Sau khi biết những người do mình thuê để khai thác gỗ trái phép bị bắt, Bình bỏ trốn nhiều nơi và bị công an phát lệnh truy nã đặc biệt
Đánh sập đường dây môi giới mại dâm hoạt động tinh vi qua các Website khiêu dâm

Đánh sập đường dây môi giới mại dâm hoạt động tinh vi qua các Website khiêu dâm

Thông qua các trang web khiêu dâm có tên như vuagaigoi, gaigoihanoi, phimsex… nhóm đối tượng đã hình thành nên đường dây mua bán dâm. Ổ nhóm này đã bị lực lượng chức năng triệt phá.
Bắt giữ nhóm đối tượng sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để lừa đảo

Bắt giữ nhóm đối tượng sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để lừa đảo

Một nhóm đối tượng sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản vừa bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Bắt vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vì làm lộ bí mật Nhà nước

Bắt vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vì làm lộ bí mật Nhà nước

Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bị cơ quan an ninh điều tra bắt tạm giam với cáo buộc cố ý làm lộ bí mật nhà nước.
Nghệ An: Khởi tố 3 đối tượng mua bán, tàng trữ vật liệu nổ

Nghệ An: Khởi tố 3 đối tượng mua bán, tàng trữ vật liệu nổ

Công an thị xã Hoàng Mai phát hiện đường dây mua bán, vận chuyển trái phép vật liệu nổ từ địa bàn huyện Quỳ Hợp về thị xã Hoàng Mai để tiêu thụ.
"Nổ" có bố làm ở Bộ Công an, lừa đảo chạy án gần 1 tỷ đồng

"Nổ" có bố làm ở Bộ Công an, lừa đảo chạy án gần 1 tỷ đồng

Nguyễn Thị Thanh còn “nổ” có bố làm ở Bộ Công an và có thể “chạy án” nên đã lừa đảo và chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng của một người dân ở thị trấn Thiệu Hóa (Thiệu Hóa - Thanh Hóa).
Công an TP.HCM khởi tố 2 đối tượng tham gia đường dây vận chuyển pháo nổ

Công an TP.HCM khởi tố 2 đối tượng tham gia đường dây vận chuyển pháo nổ

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bình Tân vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can tạm giam đối với bị can Nguyễn Thành Liêm và bị can Trần Văn Nhơn về tội "Vận chuyển hàng cấm".
Thanh Hóa: Bắt giam đối tượng chuyên lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thanh Hóa: Bắt giam đối tượng chuyên lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Với các thủ đoạn lừa chạy án, lừa nhận tiền đặt cọc mua bán đất, lừa thuê xe tự lái…chỉ tính từ năm 2021 đến khi bị bắt, Nguyễn Đức Dương đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng của nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
tap trung thao go kho khan vuong mac trong xu phat vi pham hanh chinh

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính

(PLM) - Sáng ngày 08/5/2024, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính. Ông Nguyễn Quốc Hoàn - Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (QLXLVPHC&TDTHPL), bà Nguyễn Thanh Hà - Phó Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL đồng chủ trì hội thảo.
hoc vien tu phap to chuc hoi nghi tap huan ve ky nang quan tri noi bo quan ly thoi gian va lap ho so cong viec

Học viện Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn về kỹ năng quản trị nội bộ, quản lý thời gian và lập hồ sơ công việc

(PLM) - Ngày 9/5, Học viện Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn về kỹ năng quản trị nội bộ, quản lý thời gian và lập hồ sơ công việc. Hội nghị nhằm thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp năm 2024 của Bộ Tư pháp và nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng quản trị nội bộ, quản lý thời gian và lập hồ sơ công việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi các nhiệm vụ được giao, sau một thời gian chuẩn bị tích cực.
khoi to 15 bi can lien quan hang loat website moi gioi mai dam

Khởi tố 15 bị can liên quan hàng loạt Website môi giới mại dâm

(PLM) - Ngày 9.5, công an quận Cầu Giấy cho biết, qua công tác trinh sát, nắm tình hình, đội Cảnh sát hình sự - Công an quận Cầu Giấy đã phát hiện một đường dây môi giới mại dâm quy mô lớn, thường xuyên đăng tải các hình ảnh “chào hàng” của gái bán dâm công khai trên hàng loạt các website.
xu huong moi trong phau thuat vong mac dich kinh va tai tao chuc nang mat

Xu hướng mới trong phẫu thuật võng mạc dịch kính và tái tạo chức năng mắt

(PLM) - Chiều 8/5/2024, tại Hà Nội, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga tổ chức Hội thảo khoa học: “Các xu hướng mới của thế giới và L.B Nga trong lĩnh vực phẫu thuật võng mạc dịch kính và phẫu thuật tái tạo chức năng mắt”. Tới dự hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia, bác sĩ từ các bệnh viện chuyên khoa mắt hàng đầu tại Việt Nam và Quốc tế.
sac tim bang lang phu khap pho phuong thu do

Sắc tím Bằng lăng phủ khắp phố phường Thủ đô

(PLM) - Tháng 5 về, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ của loài hoa bằng lăng. Màu hoa tím dưới cái nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ.