Hà Nội 18 °C
TP Hồ Chí Minh 35 °C
Hải Phòng 18 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 18 °C
  • Hà Nội Hà Nội 18°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 35°C
  • Hải Phòng Hà Nội 18°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 18°C

Thông cáo số 9 của Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV

Pháp luật hình sự
03/11/2017 07:14
Huy Thiện
aa
Sau 2,5 ngày thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội,Văn phòng Quốc hội đã ra thông cáo số 9 của Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV.


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Kết thúc 2,5 ngày của phiên họp thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và kế hoạch tài-chính ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018-2020., Văn phòng quốc hội đã ra thông cáo về 2,5 ngày làm việc đặc biệt quan trọng này.

Thông cáo nêu rõ: Thứ năm, ngày 02/11/2017, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì.

Buổi sáng, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp. Quốc hội tiếp tục thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và kế hoạch tài-chính ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018-2020.

Đã có 15 lượt đại biểu phát biểu, 11 lượt đại biểu tranh luận, tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực trạng, những bài học trong việc thực hiện nhiệm vụ năm 2017 và phương hướng, giải pháp cho năm 2018.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu kết thúc 2,5 ngày thảo luận về kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước. Tổng số đã có 94 lượt đại biểu thảo luận, 27 lượt đại biểu tranh luận, 16 đại biểu đăng ký, nhưng chưa được phát biểu. Các ý kiến thảo luận, tranh luận tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:

- Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các ngành, các cấp; tinh thần phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân đã khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017.

- Về việc thực hiện nhiệm vụ năm 2017:

Về phát triển kinh tế-xã hội: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, kinh tế-xã hội nước ta còn nhiều tồn tại như: chất lượng tăng trưởng chưa cao; tăng trưởng còn dựa nhiều vào vốn, phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chưa bền vững; năng suất lao động chưa được cải thiện rõ nét; chỉ số giá tiêu dùng, lĩnh vực xuất nhập khẩu, lao động việc làm, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, vấn đề giải quyết nợ xấu còn nhiều khó khăn; nợ công vẫn đang tăng nhanh; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước còn chậm, việc cổ phần hóa, thoái vốn khó đạt kế hoạch đề ra; việc xử lý khắc phục 12 dự án thua lỗ còn khó khăn, có thể phát sinh thêm các dự án thua lỗ mới; quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài còn nhiều hạn chế; chưa tạo được nhiều động lực phát triển cho doanh nghiệp trong nước.

Việc phòng, chống dịch bệnh chưa tốt; chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh chưa cao; tình trạng quá tải ở các bệnh viện chưa được khắc phục; chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội còn nhiều vấn đề phải được giải quyết. Giáo dục đại học và dạy nghề còn nhiều hạn chế. Công tác xóa đói, giảm nghèo, lao động và việc làm của người lao động ở cả thành thị và nông thôn còn nhiều bất cập.

Tình trạng lãng phí vẫn lớn; nhiều biểu hiện tiêu cực, suy thoái đạo đức đang gây nhiều bức xúc trong xã hội; công tác dự báo, kiểm soát, phòng, chống thiên tai, bảo vệ rừng chưa tốt. Vấn đề an toàn giao thông, thực phẩm bẩn, thuốc không an toàn, tình trạng buôn lậu, hàng giả vẫn tràn lan...

Về ngân sách nhà nước: Bên cạnh những kết quả tích cực, việc thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước còn nhiều hạn chế.

Thu ngân sách nhà nước tăng chủ yếu là do tăng thu của ngân sách địa phương; trong khi thu ngân sách trung ương ước khó đạt dự toán; một số khoản thu không đạt dự toán như: thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt, thu từ hoạt động sản xuất nhập khẩu, thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp, nhất là từ 3 khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Số thuế nợ đọng còn lớn, tình trạng gian lận trốn thuế còn phức tạp.

Về chi ngân sách nhà nước, việc phân bổ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn rất chậm; một số khoản chi về an sinh xã hội thực hiện chậm; kỷ luật tài chính còn lỏng lẻo; việc thực hiện cơ chế khoán kinh phí ở một số lĩnh vực chưa tích cực; việc thực hiện tăng thu, tiết kiệm chi, ưu tiên vốn cho đầu tư phát triển còn hạn chế.

Bội chi ngân sách đạt 3,42% GDP. Nợ công tuy giữ được mức trong giới hạn cho phép, nhưng vẫn tăng nhanh, an toàn chưa cao, cần tiếp tục tăng cường kiểm soát nợ công, nhất là các khoản vay ODA của nước ngoài có khả năng vượt kế hoạch trung hạn và vượt dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.

- Về các giải pháp, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2017 và năm 2018:

Trong những tháng cuối năm 2017: Nhiều ý kiến thống nhất với các giải pháp, nhiệm vụ Chính phủ đặt ra. Đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện tốt hơn chính sách an sinh xã hội, chính sách ưu đãi người có công; khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai bão lũ trong thời gian vừa qua; phòng, chống dịch bệnh, giữ trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Về kinh tế-xã hội: Nhiều ý kiến cơ bản thống nhất với mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu chủ yếu và giải pháp, nhiệm vụ năm 2018 như báo cáo của Chính phủ.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát làm rõ các yếu tố chất lượng tăng trưởng, tập trung bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; đẩy mạnh hơn nữa việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiếp tục rà soát và cắt giảm các thủ tục hành chính, điều kiện hạn chế kinh doanh không cần thiết; có giải pháp để tăng hiệu quả đầu tư.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế một cách đồng bộ, toàn diện, bền vững, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế sang chiều sâu gắn với chất lượng tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh. Có các giải pháp tích cực tiếp cận các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong phát triển kinh tế-xã hội.

Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; chú trọng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh, ứng phó tốt với biến đổi khí hậu, gắn với thị trường; tăng cường đào tạo nghề cho nông dân, chú ý tới các địa phương đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, lũ lụt, biến đổi khí hậu, xâm ngập mặn. Tăng cường thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm, xử lý nghiêm các trường hợp làm hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng.

Chú trọng lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, dân số, quan tâm thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo ở nhiều vùng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quan tâm củng cố chính quyền cấp cơ sở, đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc ít người. Giữ trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tăng cường công tác giáo dục pháp luật, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách bộ máy, cải cách tư pháp, công tác thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Chính phủ, chính quyền các cấp, tinh gọn bộ máy và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; tăng cường phân cấp cho địa phương. Nghiên cứu, xem xét điều chỉnh giờ làm việc của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập cho phù hợp và khoa học…

Về ngân sách nhà nước: Nhiều ý kiến nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm về tài chính, ngân sách nhà nước năm 2018 và 3 năm 2018-2020 là phải tăng cường kỷ luật tài chính, ngân sách ở tất cả các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị; xử lý nghiêm sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách; tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công theo hướng an toàn, bền vững; tăng cường quản lý, sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực ngân sách nhà nước gắn với huy động tối đa các nguồn lực nước ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Rà soát lại chính sách thu cho hợp lý, đảm bảo bình đẳng, tính trung lập của chính sách thuế; cơ cấu lại các khoản thu ngân sách nhà nước, bảo đảm ổn định thuế suất; đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thu ngân sách nhà nước; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu.

Cần cơ cấu lại các khoản chi ngân sách nhà nước theo hướng bảo đảm chi thường xuyên, tập trung nguồn để bố trí tăng chi đầu tư, phát triển, tăng chi trả nợ trực tiếp.

Quan tâm bảo đảm chi ngân sách nhà nước cho một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội, chính sách cho người có công; tăng kinh phí cho việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; tăng chi cho công tác bảo vệ môi trường và phát triển rừng.

Đề nghị Chính phủ có biện pháp tăng thu, tiết kiệm chi, giảm bội chi, tăng cường quản lý nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bảo đảm an toàn nợ công. Phân bổ ngân sách cần tập trung cho các trọng điểm kinh tế để tạo động lực phát triển; đề nghị bố trí thêm cho các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ còn nhiều khó khăn…

Trong quá trình thảo luận, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên - Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Y tế đã tham gia giải trình làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu nêu.

Trên cơ sở kết quả thảo luận của đại biểu, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ sẽ tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo các Nghị quyết về: kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Phiên thảo luận về kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước đã được Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tường thuật trực tiếp và các phương tiện thông tin đại chúng khác đưa tin để cử tri và đồng bào cả nước cùng theo dõi.

Thứ sáu, ngày 03/11/2017, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường. Buổi sáng, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. Buổi chiều, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi).

bài liên quan
Khai mạc kỳ họp thứ 14 HĐND TP.HCM khóa X

Khai mạc kỳ họp thứ 14 HĐND TP.HCM khóa X

Sáng 14/3, HĐND TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 14 (kỳ họp chuyên đề).
Hai Bộ trưởng nào sẽ trả lời chất vấn vào ngày 18/3 tới đây

Hai Bộ trưởng nào sẽ trả lời chất vấn vào ngày 18/3 tới đây

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/3.
Khánh Hòa cần sớm hiện thực hóa mục tiêu thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Khánh Hòa cần sớm hiện thực hóa mục tiêu thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chủ tịch Quốc hội đề nghị tỉnh nỗ lực cố gắng sớm hiện thực hóa khát vọng, mục tiêu đến năm 2030, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Chủ tịch Quốc hội: Cần thiết tăng vốn để Co-opBank hoàn thành tốt sứ mệnh của mình

Chủ tịch Quốc hội: Cần thiết tăng vốn để Co-opBank hoàn thành tốt sứ mệnh của mình

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh quan điểm ủng hộ việc tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) để nhà băng này hoàn thành tốt sứ mệnh của mình trong lĩnh vực tam nông, kinh tế tập thể...
QUỐC HỘI THÔNG QUA LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

QUỐC HỘI THÔNG QUA LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.
Thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Chủ tịch Quốc hội (QH) Vương Đình Huệ vừa ký chứng thực Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/1/2024 của QH về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG).
Mới nhất
Đọc nhiều
TP.HCM: Những điểm mới trong tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025

TP.HCM: Những điểm mới trong tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025

UBND TP.HCM ban hành Kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2024-2025 với nhiều điểm mới so với các năm học trước đó.
Xem tranh Hàng Trống "kể" truyện cổ dân gian

Xem tranh Hàng Trống "kể" truyện cổ dân gian

Chiều 18/3, tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phan Ngọc Khuê tổ chức khai mạc triển lãm "Tranh truyện Hàng Trống", một trong những dòng tranh dân gian độc đáo và lâu đời trong văn hóa Việt Nam.
Bắt quả tang 11 đối tượng khai thác vàng trái phép tại Đắk Lắk

Bắt quả tang 11 đối tượng khai thác vàng trái phép tại Đắk Lắk

Nhóm đối tượng có hành vi dựng lán trại, đưa phương tiện, máy móc vào khu vực suối thuộc thôn 10, xã Ea M’Doal, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk để khai thác vàng trái phép.
Tin bài khác
Bắt quả tang 11 đối tượng khai thác vàng trái phép tại Đắk Lắk

Bắt quả tang 11 đối tượng khai thác vàng trái phép tại Đắk Lắk

Nhóm đối tượng có hành vi dựng lán trại, đưa phương tiện, máy móc vào khu vực suối thuộc thôn 10, xã Ea M’Doal, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk để khai thác vàng trái phép.
Hà Tĩnh: Khởi tố đôi “bạn tù” đột nhập nhà dân trộm cắp tài sản

Hà Tĩnh: Khởi tố đôi “bạn tù” đột nhập nhà dân trộm cắp tài sản

Hai đối tượng trong quá trình chấp hành án có quen biết nhau, sau khi được về địa phương hai đối tượng đã bàn bạc, rủ rê nhau đi trộm cắp tài sản tại các nhà dân.
Quảng Ninh: Bắt giữ đối tượng vận chuyển trái phép pháo nổ

Quảng Ninh: Bắt giữ đối tượng vận chuyển trái phép pháo nổ

Cụ thể, Đồn Biên phòng Trà Cổ (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh) vừa bắt giữ đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép pháo nổ do Trung Quốc sản xuất.
Thanh Hóa: Bắt giữ nhóm đối tượng chuyên mua bán, tàng trữ vũ khí quân dụng

Thanh Hóa: Bắt giữ nhóm đối tượng chuyên mua bán, tàng trữ vũ khí quân dụng

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa bắt giữ một nhóm đối tượng mua bán súng, đạn thể thao qua mạng rồi chế tạo thành vũ khí quân dụng để bán kiếm lời.
Khởi tố hai đối tượng giả danh Interpol chiếm đoạt tài sản

Khởi tố hai đối tượng giả danh Interpol chiếm đoạt tài sản

2 đối tượng người nước ngoài là Abdul Aziz và Jahanbakhsh Ghiasi có quốc tịch nước ngoài vừa bị lực lượng chức năng khởi tố để điều tra về hành vi lừa đảo giả dạng cảnh sát quốc tế.
Chuẩn bị xét xử lại vụ án mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên buôn ma túy

Chuẩn bị xét xử lại vụ án mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên buôn ma túy

TAND cấp cao tại Hà Nội chuẩn bị mở phiên tòa phúc thẩm xét xử lại vụ án mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên buôn ma túy.
Công an Hà Nội khuyến cáo trò lừa đảo giả danh các sàn thương mại điện tử, siêu thị điện máy

Công an Hà Nội khuyến cáo trò lừa đảo giả danh các sàn thương mại điện tử, siêu thị điện máy

Công an Hà Nội khuyến cáo, người dân cần cảnh giác trò lừa đảo giả danh các sàn thương mại điện tử, siêu thị điện máy...
Người mẹ mất 2,8 tỷ đồng khi đăng ký khóa tu mùa hè cho con

Người mẹ mất 2,8 tỷ đồng khi đăng ký khóa tu mùa hè cho con

Khi tìm hiểu và đăng ký khóa tu mùa hè cho con trên mạng, chị H. bị các đối tượng lừa đảo "dẫn dắt", yêu cầu mua hàng và bị chiếm đoạt 2,8 tỷ đồng.
Mang hung khí đi hỗn chiến thì gặp 141

Mang hung khí đi hỗn chiến thì gặp 141

Bước đầu xác minh Q. T. T và N. T. L mang theo hung khí đi giải quyết mâu thuẫn và cả hai đều là học sinh...
Lào Cai: Bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Lào Cai: Bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Lực lượng chức năng Công an thị xã Sa Pa vừa phát hiện và bắt giữ 4 đối tượng về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY
xe tai bi xe ban tai huc truc dien khi di qua nga tu

Xe tải bị xe bán tải "húc" trực diện khi đi qua ngã tư

Vụ va chạm xảy ra vào ngày 3/3/2024, tại ngã tư Xuân Lai, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Hình ảnh ghi lại được cho thấy, một chiếc xe tải đang bấm còi cảnh báo rồi di chuyển qua ngã tư. Vài giây sau, một chiếc xe bán tải từ bên phải lao tới, tông thẳng vào hông chiếc xe này. Cú tông mạnh khiến chiếc xe bán tải bị hư hỏng nặng phần đầu. Toàn bộ diễn biến sự việc đã được camera giám sát ghi lại. Đoạn clip sau khi đăng tải lên mạng xã hội đã nhận về nhiều sự quan tâm, chú ý và ý kiến bình luận. Nhiều người đưa ra nhìn nhận về việc xe bán tải đã đi quá nhanh khi qua khu vực ngã tư dẫn đến vụ va chạm này.